Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Năm 2011

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Trẻ có khả năng thực hiện vận động một cách tự tin và khéo léo,

- Biết phối hợp vận động cùng trẻ khác: làm đoàn tàu, máy bay, ô tô, đi chạy, bò, trườn.

- Nhận biết những nơi không an toàn cho sức khỏe và tính mạng.

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trả lời được một số câu đố về PTGT và luật giao thông.

- Phân biệt được âm thanh khác nhau về PTGT.

- Biết gọi tên theo từ khái quát: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

- Biết mô tả từng loại PTGT.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Tuần I: Từ ngày 21/03/2011 đến ngày 27/03/2011
THỨ
TÊN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
2
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 - Trò chuyện về PTGT đường thủy.
3
THỂ DỤC
 - Ném đích đứng.
TẠO HÌNH
 - Tô màu PTGT đường thủy
4
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 - Hát vận đông bài: “Em đi chơi thuyền”
5
LÀM QUEN VỚI TOÁN
 - So sánh chiều rộng của 2 đối tượng
6
LÀM QUEN
VĂN HỌC
 - Thơ: “Giúp bà”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ5
THỨ 6
- Trò chuyện về PTGT đường thủy.
QS tranh GT đường thủy
- Ô tô về bến.
- Đọc thơ: “Giúp bà”
- Hát: “Đường em đi”
Chi chi chành chành
Tìm bạn
Kéo cưa lừa xẽ.
Kéo co.
Rồng rắn lên mây
 Trẻ chơi tự do,cô quản lý.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
Góc phân vai: Bán vé tàu. Bán hàng PTGT đường thủy.
Góc xây dựng: Bến cảng.
Góc nghệ thuật: Tô màu tranh PTGT đường thủy.
Góc sách: Xem sách.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU 
Ôn hoạt động buổi sáng.
Hoạt động góc.
Vệ sinh trả trẻ.
RÈN THÓI QUEN VS DINH DƯỞNG
Dạy trẻ thao tác rửa tay, lau mặt.
Trẻ biết bỏ rác vào thùng, vệ sinh đúng nơi qui định.
Nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 21 tháng 03 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học
 ĐỀ TÀI : TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG THỦY
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên, biết nơi hoạt động của một số PTGT đường thủy (Thuyền buồm, thuyền thúng, ca nô tàu thủy.)
 - Trẻ nhận biết một số đặc điểm nổi bật của tàu thủy, ca nô, thuyền(Cấu tạo tiếng còi, tiếng động cơ, tốc độ)
 - Trẻ biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 phương tiện giao thông.
 2. Kỷ năng:
 - Kỹ năng quan sát, nhận biết nhanh các PTGT đường thủy.
 - Kỹ năng trả lời câu hỏi và đặc câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
 3. Thái độ:
 - Biết giữ gìn và bảo vệ các PTGT.
 - Biết chấp hành một số luật lệ giao thông đường thủy.
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh, ảnh (hoặc đồ chơi bằng nhựa) về một số PTGT đường thủy (Tàu thủy, thuyền, ca nô,...)
 - Tạo silde trên máy vi tính.
 - Bài hát: “Em đi chơi thuyền”.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
4. Kết thúc: 
+ Ổn định và trò chuyện:
- Cho lớp hát bài: “Em đi chơi thuyền” (Trẻ hát cùng cô)
- Hỏi trẻ: Bài hát nói về phương tiện gì? (Trẻ trả lời)
- Lớp mình có quê bạn nào đi bằng PTĐT? (Trẻ trả lời)
+ Hôm nay cô cùng các con trò chuyện về một số PTGT đường thủy nhé!
+ Quan sát và nhận biết:
- Cho trẻ xem đoạn phim cảnh tàu thuyền trên biển, sông ở (silde 1,2)
- Hỏi: Các con xem trong đoạn phim có những loại PTGT gì? (Trẻ trả lời)
- Cho trẻ quan sát thuyền buồm và hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- Cho trẻ đồng thanh: “Thuyền buồm”
- Thuyền chạy ở đâu?
- Thuyền buồm dùng để làm gì?
- Vì sao thuyền chạy được?
+ Các con ạ! Thuyền có nhiều loại thuyền hình dáng khác nhau, nhưng có thuyền dùng sức người để chèo thuyền đi nhưng cũng có thuyền gắn máy nổ để lái thuyền đi mà không cần đến sức người. Thuyền chở khách, chở hàng hóa đi khắp nơi trên sông biển.
- Cho trẻ lần lượt quan sát ca nô, tàu thủy. Cho trẻ tiến hành giống như quan sát nhận biết vói thuyền.
- Bạn nào có ý kiến hỏi cô và bạn không?
- Cô tổng hợp ý kiến và nhắc lại cho trẻ nhớ về những đặc điểm nổi bật của từng loại PTGT đường thủy.
+ So sánh và nhận xét:
- So sánh thuyền với ca nô:
+ Thuyền và ca nô giống nhau ở điểm nào?
+ Thuyền và ca nô khác nhau ở điểm nào?
- So sánh ca nô với tàu thủy.
- Tương tự cô cho trẻ so sánh thuyền với tàu thủy.
- Cô tóm tại ý chính và nhắc lại cho trẻ nhớ.
+ Trò chơi:
- Nhận biết PTGT đường thủy theo yêu cầu của cô.
+ Cách chơi: Cô yêu cầu PTGT nào con chọn PTGT đó đưa lên và đọc to. (Cho trẻ chơi 4-5 lần).
+ Trò chơi: “Thuyền về bến)
- Chuyễn sang hoạt động khác.
Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 22 tháng 03 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
 ĐỀ TÀI : NÉM ĐÍCH ĐỨNG
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết cầm túi cát bằng 1 tay ném trúng đích đúng.
 - Cho trẻ biết thuyền vận chuyển hàng hóa, đưa mọi người về các nơi thuyền đánh cá.
 2. Kỷ năng:
 - Rèn luyện phát triển kỹ năng vận động ném trúng đích thẳng đứng.
 - Luyện tính kiên trì trong tập luyện.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân.
 - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục thể thao cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Sân tập sạch sẽ. Túi cát 10, 12 túi.
 - 2 đích ném thẳng đứng.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Khởi động
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
3. Vận động cơ bản:
a. Trẻ hực hiện
b. Trò chơi:
4. Hồi tĩnh:
- Trẻ ngồi quanh cô hát bài: “Em đi chơi thuyền”
 - Trò chuyện cùng trẻ về PTGT đường thủy.
 - Cho trẻ đi các kiểu đi: Đi nhón chân, đi bằng gót chân, đi thường, chạy nhẹ... sau đó cho trẻ chuyễn thành 3 hàng ngang theo tổ tập bài tập phát triển chung:
+ Bài tập phát triển chung:
- Tay vai: - Tay đưa ra trước lên cao. Cô hô 4 lần 4 nhịp.
- Bụng: - Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
 (Cô hô 4 lần 4 nhịp).
- Chân: - Ngồi khuỵu gối tay đưa ra trước.Cô hô 4 lần 4 nhịp.
- Bật: - Bật tách chân khép chân. Cô tập với trẻ 4 lần 4 nhịp.
+ Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng.
- Cô hỏi: Các con có muốn làm vận động viên thể thao không?
- Muốn vậy các con phải rèn luyện sức khỏe và phải tập luyện thật nhiều mới trở thành vận động viên thể thao được đấy. Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thể dục “Ném đích đúng”.
+ Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1.
- Lần 2 kết hợp nêu kỹ thuật cho trẻ nghe: Một tay cầm túi cát, mắt ngắm nhìn vào đích, tư thế đứng chân trước chân sau, khi cô hô hiệu lệnh thì các con ném vào đích, ai ném đúng vào đích thì bạn đó là vận động viên giỏi, ai ném ra ngoài là bạn đó chưa giỏi. Cho 2 cháu khá lên thực hiện thử.
+ Trẻ hực hiện: Theo sơ đồ
 * *
 * *
 * *
 * *
 * *
 * __ __ *
 * * * *
- Cô cho trẻ lên thực hiện theo thứ tự. Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần, rồi về đứng cuối hàng.
+ Trò chơi: “Ô tô và chim sẽ”
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cho trẻ vẫy tay đi nhẹ nhàng 3-4 vòng.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 22 tháng 03 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH
 ĐỀ TÀI : TÔ MÀU PTGT ĐƯỜNG THỦY
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, tư thế ngồi để tô, tập cho trẻ tô màu PTGT đường thủy.
 2. Kỷ năng:
 - Luyện kỹ năng tư thế ngồi cách cầm bút bằng tay phải để tô hình PTGT đường thủy. – Luyện kỹ năng tô màu.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các PTGT đường thủy.
 - Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông. (Khi ngồi trên thuyền, phải ngồi yên, phải mặc áo phao)
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Mỗi trẻ một tranh in hình các PTGT đường thủy.
 - Mỗi trẻ 1 hộp sáp màu.
 - Một số tranh ảnh về các PTGT đường thủy.
 - Tranh tô mẫu của cô, một tranh cô vẽ để cô tô mẫu trên bảng cho trẻ quan sát.
 - Bài hát: “Em đi chơi thuyền”.
 - Một số tranh ảnh về các PTGT đường thủy cài vào máy cho trẻ quan sát trò chuyện.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Cô tô mẫu:
b. Trẻ thực hiện:
c. trưng bày sp:
4. Kết thúc: 
- Cho trẻ hát bài: “Em đi chơi thuyền”.
- Cho trẻ xem tranh,ảnh về một số PTGT trong máy tính.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về một số PTGT đường thủy.
- Cô hỏi trẻ: Lớp mình có bạn nào đi thuyền qua sông rồi nào?
- Cô nói: Các con ạ! Cô có rất nhiều bức tranh vẽ các PTGT đường thủy nhưng cô chưa tô màu được. Vậy hôm nay cô cùng các con tô màu hình các PTGT đường thủy nhé!
+ Quan sát tranh và đàm thoại:
- Cô cho trẻ quan sát tranh về các PTGT đường thủy, cho trẻ nhận xét theo ý của trẻ.
- Cho trẻ quan sát bức tranh đã tô màu rồi và hỏi trẻ con có nhận xét gì về bức tranh này. (Trẻ trả lời)
- Trong bức tranh cô vẽ có gì? Tô màu gì? Cố đẹp không?
- Các con thích tô màu hình các PTGT đường thủy cho đẹp không?
- Muốn vậy các con chú ý xem cô tô mẫu nhé!
+ Cô tô mẫu tren bảng: Cô vừa tô vừa nêu cách cầm bút bằng tay phải trẻ quan sát và lắng nghe.
- Cô chú ý hướng dẫn cho trẻ cách cầm bút bằng tay phải và tư thế ngồi tô.
- Trẻ thực hiện vào bài của trẻ.
- Cô hướng dẫn giúp cho trẻ còn yếu hoàn thành bài tốt hơn.
- Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ vừa nghe nhạc vừa tô màu.
+ Trẻ mang bài lên trưng bày lên giá và nhận xét:
- Cho trẻ thể dục chống mỏi “Ồ sao bé không lắc”
- Hỏi trẻ: Con thích tranh nào? Vì sao con thích tranh đó/
- Cô tập cho trẻ lên tự giới thiệu sản phẩm của trẻ.
- Cô nhận xét lại và động viên khen trẻ.
+ Lớp hát bài: “Em đi chơi thuyền” chuyễn ra ngoài
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 23 tháng 03 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 ĐỀ TÀI : EM ĐI CHƠI THUYỀN
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ hiểu nội dung bài hát, trẻ hát thuộc, hát rõ ràng biết kết hợp minh 
họa theo lời bài hát.
 2. Kỷ năng:
 - Lắng nghe cô hát , hiểu nội dung bài hát và biết ngẩu hứng cùng cô bài 
hát “Nhớ lời cô dặn”
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ khi đi trên các loại PTGT.
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Mũ múa cho trẻ.
 - Bài giảng điện tử.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Dạy vận động
b.Nghe hát
c. Trò chơi:
4. Kết thúc: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: “sóng biển”.
- Trò chơi nói về gì? các con thấy biển bao giờ chưa?
(Khen trẻ trả lời đúng).
- khi đi biển các con còn thấy gì nữa? vậy thuyền, tàu thủy 
thuộc phương tiện đường gì? (Trẻ trả lời).
- Cho trẻ xem một số tranh về phương tiện đường thủy.
- Cũng có bài hát rất hay nói về phương tiện đường thủy các con có biết đó là bài hát gì không?
- Cho trẻ nghe một đoạn nhạc và hình ảnh của bài hát và 
hỏi đó là bài hát gì? Tác giả của ai? (Trẻ trả lời).
- Cho trẻ hát theo nhạc và vận động tự do 2 lần.
- Cô gợi ý để trẻ chọn vận động cho bài hát.
+ Dạy vận động.
- Trẻ hát chuyển về 4 hàng ngang xem cô thực hiện.
- Cô làm mẫu lần

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_phuong_tien_giao_thong_nam.doc
Giáo án liên quan