Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

* Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình vuông và hình chữ nhật

- Cô cho trẻ đi chơi và lắng nghe tiếng đồng hồ reo. Sau đó, cả lớp đến xem và phát hiện ra đồng hồ nào là đồng hồ hình vuông, đồng hồ nào là đồng hồ hình chữ nhật.

- Cho trẻ phát hiện thêm các đồ vật xung quanh lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, có những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật.

* Hoạt động 2: Phân biệt hình vuông với hình chữ nhật

- Cô gắn hình vuông lên bảng cho trẻ quan sát và hỏi: Các con có nhận xét gì về hình vuông?

- Cô nhắc lại: Hình vuông có 4 cạnh đều bằng nhau và 4 góc bằng nhau.

- Cô chỉ cho trẻ xem các cạnh và các góc của hình vuông.

- Cô yêu cầu trẻ chọn băng giấy hình vuông.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH:
Laøm quen vôùi toaùn:
Tích hợp: Trò chơi “Về đúng nhà”
I- MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật “hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau”.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt hình vuông và hình chữ nhật.
3. Phát triển:
- Phát triển các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, nói câu đầy đủ thành phần.
4. Thái độ:
- Trẻ có nề nếp và biết làm theo yêu cầu của cô.
II.CHUẨN BỊ:
1. Môi trường: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng cho cô:
- Đồng hồ hình tròn, đồng hồ hình vuông, băng giấy hình chữ nhật, 8 que tính, bảng,
3. Đồ dùng cho trẻ:
- Chiếu ngồi,mỗi trẻ có 8 que tính, băng giấy, 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình vuông và hình chữ nhật
- Cô cho trẻ đi chơi và lắng nghe tiếng đồng hồ reo. Sau đó, cả lớp đến xem và phát hiện ra đồng hồ nào là đồng hồ hình vuông, đồng hồ nào là đồng hồ hình chữ nhật.
- Cho trẻ phát hiện thêm các đồ vật xung quanh lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, có những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật. 
* Hoạt động 2: Phân biệt hình vuông với hình chữ nhật
- Cô gắn hình vuông lên bảng cho trẻ quan sát và hỏi: Các con có nhận xét gì về hình vuông?
- Cô nhắc lại: Hình vuông có 4 cạnh đều bằng nhau và 4 góc bằng nhau. 
- Cô chỉ cho trẻ xem các cạnh và các góc của hình vuông.
- Cô yêu cầu trẻ chọn băng giấy hình vuông.
- Cô gắn hình chữ nhật lên bảng cho trẻ quan sát và hỏi trẻ có nhận xét gì về hình chữ nhật.
- Cô nhắc lại: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn cũng bằng nhau nhau, có 4 góc bằng nhau.
- Cô yêu cầu trẻ chọn băng giấy hình chữ nhật.
- Cô hỏi trẻ để băng giấy hình chữ nhật trở thành băng giấy hình vuông thì phải làm như thế nào?
- Cô làm để trẻ làm theo. Cô gấp đôi băng giấy lại.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô cho trẻ tự xếp hình vuông và hình chữ nhật bằng que tính. 
- Cho trẻ đếm và nói số que tính mà trẻ đã dung để xếp hình vuông. Cô cho trẻ cầm 4 que tính lên so sánh và hỏi trẻ 4 que tính có chiều dài như thế nào?
- Là tương tự với hìn chữ nhật.
*Hoạt động 4: Trò chơi “Về đúng nhà”
- Khi cô hô hiệu lệnh về nhà “hình có 4 cạnh bằng nhau”, “hình có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau”, thì trẻ phải về đúng nhà có hình vuông hay hình chữ nhật cho đúng. Trẻ nào không về được đúng nhà theo yêu cầu của cô thì sẽ bị thua cuộc.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hoạt động chung: Ôn phân biệt hình vuông với hình chữ nhật.
- Trò chơi dân gian: Dệt vải.
- Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 14 tháng 02 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Thể dục:
(Ném xa bằng hai tay)
Tích hợp:Trò chơi “Cáo và thỏ”
I- MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Khi ném trẻ biết hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, hơi ngã người ra sau, dùng sức của thân và ném bóng đi xa.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ném xa bằng hai tay.
3. Phát triển:
- Phát triển cơ tay và cơ mắt. 
- Rèn luyện sức bền, nhanh nhẹn.
4. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
II- CHUẨN BỊ:
1. Môi trường: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng cho cô:
- 1 quả bóng.
3. Đồ dùng cho trẻ:
- Hai quả bóng
- Mũ Cáo và Thỏ
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
A. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC. 
B.Trọng động
1. Bài tập phát triển chung
* Tay 4: hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao 
- TTCB: đứng tự nhiên, tay thả xuôi, đầu không cúi
- N1: đưa một tay lên cao, một tay thẳng phía dưới hơi chếch ra sau
- N2: đổi tay đưa cao
- N3: như N1
- N4: như N2
 Thực hiện 5l x 4n
* Chân 2: ngồi khỵu gối.
- TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi
- N1: hai tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa.
- N2: ngồi khỵu gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp
- N3: như N1
- N4: về TTCB
 Thực hiện 4l x 4n
* Bụng 5: ngồi duỗi chân, quay người sang bên 900
- TTCB: ngồi duỗi chân, lưng thẳng, dọc theo thân
- N1: quay người sang trái, tay phải chạm tay trái.
- N2: về TTCB
- N3: quay người sang phải, tay trái chạm tay phải
- N4: về TTCB
 Thực hiện 4l x 4n.
* Bật 1: bật nhảy tại chỗ
2. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "ném xa bằng hai tay" 
- Cô làm mẫu
+Lần 1: Không giải thích
+Lần 2: vừa làm vừa giải thích 
- TTCB: cô đứng hai chân giang rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu. Khi có hiệu lệnh ném cô hơi ngã người ra sau dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa.
- Mời một trẻ khá lên làm lại
- Sau đó cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
 Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ 
3. Trò chơi vận động
- Để thưởng cho lớp mình cô cho các con chơi trò chơi "Cáo và Thỏ" 
- Bạn nào còn nhớ trò chơi này làm sao ? Nói cho cô và các bạn cùng nghe.
- Cô nói lại cách chơi, luậ chơi rõ ràng.
- Cho lớp chơi 2-3 lần. Cô khuyến khích trẻ làm Thỏ đi ăn xa và chạy nhanh khi thấy Cáo xuất hiện.
- Nhắc trẻ không được chen lấn xô đẩy nhau.
C. Hồi tỉnh.
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc 
Nhận xét - tuyên dương
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hoạt động chung: Ôn lại kỹ năng ném xa bằng hai tay. 
-Trò chơi vận động: Tạo dáng.
- Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 4 ngày 15 tháng 02 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Tạo hình:
Tích hợp:Trò chuyện về các con vật sống trong rừng 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, biết vẽ đường đi giúp khỉ con tìm thức ăn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tô màu và cách cầm bút cho trẻ, chọn màu hợp với con vật và tô không lem ra ngoài.
3. Phát triển:
- Phát triển khả năng sang tạo về màu sắc.
4. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II.CHUẨN BỊ:
1. Môi trường: lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng của cô:
- Tranh mẫu.
- Đĩa nhạc có các bài hát về các con vật.
3. Đồ dùng của trẻ:
- Bút màu, bút chì, vở tạo hình.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Mô hình “Vườn bách thú” .
- Trong vườn bách thú có những con vật nào?
- Những con vật này sống ở đâu?
- Những con vật này ăn gì?
- Cô có một chú khỉ con muốn tìm chuối để ăn nhưng không biết đường đi, lớp mình hãy cùng nhau giúp bạn khỉ con nhé!
2. Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát tranh mẫu
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Muốn tìm được quả chuối thì khỉ con phải đi như thế nào?
- Con khỉ có màu gì?
- Quả chuối có màu gì?
3. Hoạt động 3: Cô tô mẫu
- Cô cầm bút bằng tay phải, tô màu các con vật theo ý thích. Khi tô, cô cầm bút màu đưa qua đưa lại, đưa lên đưa xuống. Và cô tô sao cho không lem ra ngoài.
4.Hoạt động 4: Cho trẻ thực hiện
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ đường đi sao cho không bị tắt.
- Khi trẻ thực hiện, cô quan sát và khuyến khích trẻ sáng tạo theo suy nghĩ của mình.
- Nhắc trẻ ngồi đúng tư thế và cách vẽ đường đi.
5. Hoạt động 5: Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Trẻ trưng bày sản phẩm trên giá.
- Cô cho trẻ chọn bài trẻ thích và hỏi vì sao cháu thích bài này?
- Cô mời bạn vẽ và tô màu đẹp lên trình bày sản phẩm của mình.
- Cô nhận xét, tuyên dương cả lớp, chuyển hoạt động.
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Hoạt động chung: Cho trẻ làm quen với bài hát “Trông kìa con voi”.
 - Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây.
 - Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
 - Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_nhung_con_vat_song_tr.doc