Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Những con vật sống dưới nước

Trò chuyện với phụ huynh:

-Cô ân cần đón trẻ và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và nề nếp trong tuần.

*Trò chuyện với trẻ:

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân.

- Hướng trẻ vào sự thay đổi của môi trường trong lớp.

- Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung của chủ đề.

- Trẻ hoạt động theo ý thích.

*Thể dục buổi sáng:

- Trẻ tập theo nhịp bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”

- Hô hấp: Thổi dải lụa.

- Động tác tay: hai tay đưa ra trước, sau và vỗ vào nhau.

- Động tác bụng lườn: Đứng cuối người về trước.

- Động tác chân: Đứng một chân nâng cao, gập gối.

- Bật nhảy tại chỗ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Những con vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kể chuyện theo sự hiểu biết của mình cho bạn nghe
Chuẩn bị: Tranh ảnh, album, truyện về một số con vật sống dưới nước.
Tổ chức hoạt động: Trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ
- Trẻ rửa tay, lau mặt trước khi vào bàn ăn. Cô giới thiệu các món ăn và những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của 4 nhóm thực phẩm. Cô động viên trẻ ăn.
- Trẻ ăn hết suất, vệ sinh cá nhân, đi ngủ.
- Khi trẻ ngủ cô trông chừng trẻ, đối với trẻ bệnh cô cho nằm riêng để theo dõi.
Hoạt
Động
 Chiều
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
- Ôn luyện kiến thức, kĩ năng lúc sáng.
- Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần
Vệ sinh,
Trả trẻ
-Trao đổi những thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.
 Thứ 2 ngày 20 tháng 02 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
Khaùm phaù khoa hoïc:
Tích hợp: Trò chuyện về cá
I- MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nói được bộ phận chính của cá: đầu cá, mình cá, đuôi cá, vây cá, vẩy cá.
 - Trẻ biết được cá sống dưới nước và một vài hoạt động của nó: Bơi, lặn, cá ngoi lên, cá đớp mồi và trẻ nhận biết được cá to, cá nhỏ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
3. Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mạch lạc.
4. Thái độ:
- Trẻ biết cho cá ăn, yêu quí các loài cá.	
II.CHUẨN BỊ:	
1. Môi trường: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng cho cô:
-Tranh về các loại cá, hồ cá thật cho trẻ quan sát.
3. Đồ dùng cho trẻ:
- Chiếu ngồi. 
III- Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô đọc câu đố	 “Con gì có vẩy có vây
 Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ”
- Cô cho trẻ quan sát tranh cá chép.
- Cho trẻ đi xem hồ cá thật.
* Hoạt động 2: Khám phá các con vật
- Cho trẻ quan sát hồ cá có rất nhiều loại cá.
- Con cá có đuôi dài là cá gì thế?
- Còn con cá kia mình dẹp, có màu đen là cá gì? ( cá chép, cá rô, cá thu..)
* Đàm thoại:
- Vừa rồi các con quan sát hồ cá, các con có nhận xét gì về các loại cá.
( trẻ nhận xét theo ý mình).
- Cá có những bộ phận nào? (đầu, mình, đuôi).
- Trên mình cá có những gì? (vẩy,vây).
- Cá bơi được là nhờ gì? (cá bơi bằng vây).
- Cho cả lớp nhắc lại, cá nhân nhắc lại. ( Cá bơi được nhờ vây...)
- Cô nói: Cá bơi được là nhờ vây lưng, vây bụng, vây ngực.
- Con nào biết cá sống ở đâu?
- Cá thở được là nhờ gì? 
- Cá ăn gì? (rong, bọ gậy)
Ngoài những loại cá trong hồ, các con còn biết có những loại cá gì nữa nào?
- Cô cho trẻ kể tên một số loại cá mà trẻ biết.
Cá còn được làm cảnh nữa đấy các con.
Giáo dục: Cô cho trẻ biết cá là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể ta, trong cá có rất nhiều chất đạm .Vì vậy, các con phải ăn thật nhiều cá để ta thông minh hơn. Ngoài ra, cá còn được làm cảnh cho đẹp nữa đấy. Do đó, các con phải biết yêu quí và chăm sóc chúng nhé! 
* Hoạt động 3: Trò chơi – luyện tập
- Cho trẻ xem tranh đã chuẩn bị, gọi tên những con cá trong tranh.
Trò chơi:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi bắt chước cá bơi.
- Cô chia trẻ làm hai đội thi đua.
- Cô nói luật chơi cách chơi.
Các con giả làm cá bơi từ sông bên này qua sông kia, khi tới nơi cô nói đội bạn A chọn cô cá to, đội B cho cho cô các nhỏ.
- Khi bơi đến đích trẻ sẽ chọn cá to, cá nhỏ, theo yêu cầu của cô.
- Nhận xét tuyên dương chuyển hoạt động.
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hoạt động chung: Ôn lại một số kiến thức về loài cá. 
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ.
- Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 21 tháng 02 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Thể dục:
Tích hợp: Âm nhạc “Cá vàng bơi”
I- MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ngẩng cao đầu, mắt nhìn thẳng giữ thăng bằng cơ thể không làm rơi túi cát trong quá trình đi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đi trên ghế băng, đầu đội túi cát.
3. Phát triển:
- Phát triển khả năng phối hợp vận động giữa tay, chân, mắt.
4. Thái độ:
- Biết giữ trật tự, tuân theo kỉ luật của tập thể.
II- CHUẨN BỊ:
1. Môi trường: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng cho cô:
- 2 Ghế băng, túi cát, sắc xô
3. Đồ dùng cho trẻ:
- Mũ thỏ đủ cho số trẻ, mũ cáo. 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: 
- Cô cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi theo lời bài hát “Cá vàng bơi”, sau đó cho trẻ đứng lại chuyển đội hình 3 hàng ngang, dãn cách hang.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung.
Động tác tay: Hai Tay thay nhau đưa lên cao.
Động tác chân: Tay chống hông chân khụy gối.
Động tác lườn: Nghiêng người sang hai bên.
Động tác bật: Bật tách chân.
b. Vận động cơ bản:
- Cô cho trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu vận động “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 3 lần:
- Lần 1 cô làm mẫu toàn phần không giải thích.
- Lần 2 cô làm mẫu cùng với lời giải thích:
Tư thế chuẩn đứng ngang vạch xuất phát tay cầm túi cát khi có hiệu lệnh đi thì cô leo lên ghế băng đặt túi cát lên trên đầu, khi đi mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, hai tay chống hông để giữ thăng bằng.
- Lần 3 cô làm mẫu toàn phần.
- Trẻ luyện tập.
- Cô mời từng trẻ lên làm lần lượt cho đến hết.
c. Trò chơi vận động : Cáo và thỏ.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng1-2 vòng.
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hoạt động chung: Ôn lại kĩ năng đi trên ghế băng đầu đội túi cát.
-Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
- Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
- Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
C. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 4 ngày 22 tháng 02 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Am nhạc:
 NDTT: Dạy vận động “Cá vàng bơi”
 NDKH: Trò chơi âm nhạc “Tiếng hát ở đâu”
 NDTH: Thơ “Rong và cá”.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ lắng nghe được giai điệu bài hát quen thuộc và biết vận động nhịp nhàng các động tác theo lời của bài hát.
- Trẻ chú ý nghe cô hát, cảm nhận được giai điệu của bài bài hát nghe và biết chơi thành thạo trò chơi âm nhạc.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng vận động phối hợp động tác với lời hát.
- Phân biệt tiếng hát nhanh chậm khi chơi trò chơi âm nhạc.
3. Phát triển:
- Khả năng cảm thụ tác phẩm âm nhạc.
4. Thái độ:
- Yêu quí các con vật gần gũi. 
 II.CHUẨN BỊ:	
1. Môi trường: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng
2. Đồ dùng của cô: Đàn organ.
3. Đồ dùng của trẻ: Chiếu ngồi.
III. TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Rong và cá”, sau đó đàm thoại với trẻ về con cá và dẫn dắt vào nội dung bài hát “Cá vàng bơi”.
2. Hoạt động 2: Cô cho trẻ ôn lại bài hát “Cá vàng bơi” và dạy vận động: 
- Cho ôn lại bài hát Cá vàng bơi.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát, từng tổ hát.
- Cá vàng bơi như thế nào?
- Bây giờ cô mời các con chú ý xem cô làm nhé.
- Cô vận động mẫu lần 1 không đàn kết hợp với đàn.
- Cô vận động mẫu lần 2 không đàn kết hợp giải thích động tác.
- Cô và cả lớp cùng vận động 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân vận động.
2. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “ Tiếng hát ở đâu”
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi ,luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Hoạt dộng 3:
- Cô nhận xét, tuyên dương chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Hoạt động chung: Ôn lại kĩ năng vận động theo nhịp bài hát “Cá vàng bơi” 
-Trò chơi dân gian: Đi câu ếch. 
-Trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc.
-Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 5 ngày 23 tháng 02 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Tạo hình:
Tích hợp: Trò chơi “Ghép tranh”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gấp đôi tờ giấy để xé được con cá, biết bôi hồ để dán con cá và tạo thành đàn cá.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng xé dán đàn cá.
3. Phát triển:
- Phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, khả năng cảm thụ thẩm mĩ.
- Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp giữa tay và mắt.
4. Thái độ:	
- Biết yêu thích cái đẹp.
- Biết kiên nhẫn, cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình. 
II.CHUẨN BỊ:
1. Môi trường: lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng của cô:
- Tranh mẫu1 của cô dán đàn cá bơi.
- Tranh mẫu 2 dán dàn cá cảnh trong hồ.
- Tranh mẫu 3 dán con cá đang bắt bọ gậy.
- Hồ cá thật cho trẻ quan sát.
3. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh rời, vở vẽ, hồ dán đủ cho số trẻ, giá trưng bày sản phẩm, kê bàn theo nhóm.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh” về các chú cá, sau đó đàm thoại cùng trẻ về các loại cá.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát tranh mẫu
- Cô có tranh gì đây?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Bức tranh này có gì khác với bức tranh vừa rồi?
- Các con c

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_nhung_con_vat_song_du.doc