Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Mừng sinh nhật bé

ĐÓN TRẺ- HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN

I. YÊU CẦU

- Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp.

- Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định.

- Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặt gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ:

- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích.

III. HƯỚNG DẪN

- Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết chào khách, bạn đến thăm lớp.

- Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ.

- Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản,, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Mừng sinh nhật bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây đường đi
- Trẻ biết sử dụng một số gạch để xây đường đi
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: nhà, trồng cây xanh
- Gạch, cây xanh
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc âm nhạc
Hát các bài hát về chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Trẻ biết hát và sử dụng dụng cụ âm nhạc
- Dụng cụ âm nhạc
- Gợi ý trẻ về một số bài hát về chủ đề.
Góc nghệ thuật
- Tô màu bạn trai, bạn gái, trang trí áo hoa.
- Trẻ biết tô màu kín hình,không tô lem ra ngoài
- Búp sáp màu, tranh cho trẻ tô màu. 
- Theo dõi và hướng dấn trẻ thực hiện đúng thao tác 
************
Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát các bộ phận của cơ thể
- Cho trẻ quan sát tranh các bộ phận của cơ thể trên máy vi tính
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, chức năng của các bộ phận trên cơ thể.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài: Bạn và tớ, chân ai khoẻ?
1.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết đứng chụm chân, 2 tay chống hông khi bật liên tục vào 5 ô.
- Dạy trẻ kỹ năng bật chụm chân liên tục vào 5 ô. 
- Phát triển cơ chân, khả năng định hướng.  Rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết nghe hiệu lệnh của cô, giữ trật tự trong giờ học.
2.Chuẩn bị:
Địa điểm: Phòng tập thoáng, an toàn, sạch sẽ.
Đồ dùng của trẻ:
- Số nơ bằng số trẻ.
- 10 ô vuông cho bé bật nhảy.
Đồ dùng của cô: giống đồ dùng của trẻ.
- Xắc xô,máy cát sét,đĩa nhạc có bài hát. 
3. Cách tiến hành:.
* Hoạt động 1: Đến thăm thỏ con
-Tạo tình huống bạn thỏ con gửi thư đến mời các bạn đến nhà thỏ con cùng dự tiệc sinh nhật của thỏ con.
* Hoạt động 2: rèn luyện sức khỏe 
 	a. Bài đồng diễn thể dục
Cô cùng trẻ đến nhà bạn thỏ con: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu chân: Hai tay chống hông đi bằng gót chân, hai tay đưa lên cao đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh sau đó chạy chậm lại và trở về hai hang ngang
*Bài tập phát triển chung: tập trên nền nhạc bài hát “
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (4l x 4n).
- Chân 2: Ngồi khuỵ gối (6l x 4n).
- Bụng 5: Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90 độ (4l x 4n)
- Bật 2: Bật tiến về phía trước (4l x 4n).
*Vận động cơ bản: Bật qua 5 ô liên tục
- Cô tạo tình huống để đến được nhà thỏ con phải bật liên tục qua các ô gạch.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem
- Cô giải thích cho trẻ nghe: TTCB: Cô đứng trước vạch không dẫm lên vạch hai tay chống hông hai chân chụm lại mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh bật cô nhún chân bật vào 5 ô gạch để đến nhà thỏ con
 - Cô cho mổi trẻ đi theo và làm theo cô. Sau đó lần lượt cho từng trẻ thực hiện.
- Mỗi trẻ được tập 2-3 lần, Chú ý những trẻ còn yếu, sửa sai cho trẻ
*Trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”
- Cô hướng dẫn cho trẻ cách chơi, luật chơi.
* Hoạt động 3: Cùng nhau tham quan
- Đi vòng sân làm động tác chim bay, cò bay.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ
Đề tài: Buổi tiệc sinh nhật của bé
 1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Các món ăn, các loại bánh kẹo có trong buổi tiệc sinh nhật của bé.
- Giáo dục bé mỗi ngày biết chăm ngoan.
- Biết yêu thích cái đẹp, và tự phục vụ cho mình.
 2. CHUẨN BỊ
- Giáo án điện tử, bánh sinh nhật, nhạc bài hát “Chúc mừng sinh nhật”
 3. TIẾN HÀNH :
 * Hoạt động 1: Thư của búp bê!
 - Cô tạo tình huống búp bê gửi lá thư đến cho các bạn lớp chồi, hôm nay là sinh nhật của bạn gấu con và búp bê nhờ các bạn tổ chức một buổi tiệc sinh nhật tạo bất ngờ cho bạn gấu con.
 * Hoạt động 2 : Buổi tiệc sinh nhật của bé
 - Cô hỏi trẻ về ý nghĩa của ngày sinh nhật.
 - Cô hướng trẻ về màn hình và cho trẻ quan sát một bữa tiệc sinh nhật.
 - Cô hỏi trẻ về ngày sinh nhật của bé. Bé đã làm gì để giúp ba mẹ và cô giáo để chuẩn bị buổi tiệc sinh nhật cho mình. 
 - Điều mà bé thích nhất trong đêm sinh nhật của bé
 - Cô giáo dục trẻ: Đến ngày sinh nhật các cháu lớn lên một tuổi,càng lớn các bé càng ngoan, biết vâng lời bố mẹ, chăm ngoan học giỏi.
 * Hoạt động 3 : Buổi tiệc sinh nhật của bạn gấu!
 - Cô và trẻ cùng chuẩn bị bàn tiệc sinh nhật của gấu con
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo 
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: “ Tạo dáng”
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi cho trẻ.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
***************
Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát, phân biệt các giác quan trên cơ thể.
- Cho trẻ quan sát tranh các giác quan trên cơ thể trên máy vi tính
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, chức năng của các giác quan trên cơ thể.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các giác quan trên cơ thể.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: Tô màu bạn gái
1. YÊU CẦU
- Củng cố nhận biết của trẻ về đặc điểm của bạn gái
- Rèn các kỹ năng, tô màu.
2. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Một số hình ảnh một số hình bạn gái mặc váy trên máy vi tính
	 Tranh dũng để làm mẫu, nhạc không lời về chủ điểm
- Đồ dùng của trẻ: Búp sáp màu, giấy A4
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN
* Hoạt động 1: 
- Cô tạo tình huống cô vừa tìm thấy những bức tranh rất dễ thương và mời lớp cùng xem với cô
- Cho trẻ quan sát một số tranh vẽ bạn gái trên máy vi tính và đàm thoại cùng với trẻ đặc điểm của bạn gái.
- Hướng dẫn cho trẻ cách tô màu hình bạn gái.
 - Nhắc nhở trẻ khi, tô màu phải tô cho kín hình và không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ trở về bàn và thực hiện.
* Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Cho trẻ vào bàn vẽ, nhắc nhở trẻ biết giữ vệ sinh khi thực hiện
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
 - Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm cùng cô 
 * Nhận xét tiết học. 
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: “ Tạo dáng”
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi cho trẻ 
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Vẽ phấn trên sân hình bạn trai, bạn gái.
- Cho trẻ quan sát tranh của bạn trai, bạn gái
- Hướng dẫn trẻ cách vẽ hình bằng phấn trên sân.
- Khuyến khích trẻ vẽ, đặt những câu hỏi để gợi mở sự sáng tạo của trẻ, Chú ý hướng dẫn trẻ còn yếu
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ gieo hạt”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT
Đề tài: Phân biệt tay phải, tay trái
1. Mục đích yêu cầu:
- Bé nhận biết, phân biệt được tay phải, tay trái
- Biết đếm theo thứ tự các ngón tay trên bàn tay
- Dạy trẻ đếm thứ tự đến 10
2. Chuẩn bị: 
- Rối các ngón tay
- Gai điệu bài hát “Tập đếm”
- Màu nước
3. Tiến Hành: 
* Hoạt động 1: Hát – Diễn rối “Năm ngón tay ngoan”
- Cô mở nhạc bài “Tập đếm” vừa hát vừa diễn rối
- Trò chuyện với bé về tên gọi của các ngón tay.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Đôi tay của bé”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi như sau:
Cô có những bàn tay, nhưng trên những bàn tay đó thiếu một vài ngón tay, các bạn hãy đếm thứ tự các ngón tay và nhìn xem bị thiếu ngón nào. Bé hãy dùng ngón tay của mình in vào vị trí đó cho đủ một bàn tay hoàn chỉnh.
- Cô dạy cho trẻ cách phân biệt tay phải, tay trái của mình.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm nhanh”
- Cô cho trẻ giơ 2 tay của mình ra trước. Sau đó cho trẻ giơ tay trái, tay phải theo cô.
- Cho bé về nhóm tìm 2 bàn tay cho đúng cặp tay phải, tay trái.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Y

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_mung_sinh_nhat_be.doc