Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Một số nghề sản xuất
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 1: Một số nghề sản xuất ( từ 02/11/2009 đến 06/11/2009 )
I/ Chuẩn bị:
1/ Xây dựng: Mô hình trại chăn nuôi, vườn cây ăn quả, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, chậu hoa chưa có hoa và hoa rời
2/ Đóng vai: Bộ đồ dùng Bác sĩ ( áo bác sĩ, ống nghe, nhiệt kế, )bộ đồ dùng nấu bếp, tạp về, các loại rau, củ thật .
3/ Khám phá: các loại ( đường, muối, cát, đá .), nước, giấy + bút, bảng theo dõi kết quả.
4/ Thư viện: sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu , hồ để làm bộ Album về sản phẩm của nghề nông, nghề dệt may.
5/ Nghệ thuật: các hộp thuốc, hộp sữa giấy đểlàm mô hình trại chăn nuôi, vườn cây ăn quả, các vật kiệu tạo hình khác ( đất nặn, màu nước, các loại giấy xúc có màu keo, hồ. . ), sưu tầm một số hình ảnh trong sách báo về chủ đề
6/ Học tập: lô tô về các nghề, dụng cụ các nghề , sản phẩm của nghề để trẻ nối đúng cặp-> tô màu và đếm số lượng dụng cụ một số nghề
ở góc khác Kết thúc - Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi - Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn: 1/ TCĐV: - Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi:Bác sĩ làm việc ở đâu? Mỗi sáng đi làm bằng phương tiện gì? Công việc của Bác sĩ là làm gì? Cô cùng tham gia chơi với cháu. 2/ TCXD: - Tổ chức cho trẻ quan sát trò chuyện về trại chăn nuôi, vườn cây ăn quả - Xem mô hình “Trại chăn nuôi,” bao gồm: hàng rào, đường đi , các chuồng nuôi động vật : Trâu, bò, heo, gà..... - Cùng với trẻ chuẩn bị các vật liệu để xây 3/ TCHT: - Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ điểm: Nối đúng cặp-> tô màu và đếm số lượng dụng cụ một số nghề. - Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp gây hứng thú cho trẻ. Làm Album về một số nghề, sản phẩm của nghề.. - Khám phá: Thử nghiệm chất tan và không tan ( Đường và Cát ) 4/ TCVĐ: - Đi nhanh lấy đúng đồ vật, Về đúng nhà. và một số trò chơi dân gian khác. => Trọng tâm quan sát: Nề nếp khi cháu tham gia chơi, thỏa thuận phân vai trước khi chơi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG ( Từ 02/11/2009 đến 06/11/2009 ) I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự - Cùng chia sẽ với cô và bạn - Chú ý lắng nghe cô và bạn nói II/ Chuẩn bị: Các loại bảng biểu ( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin ) III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Điểm danh: Tập cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe => Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng - Cô đếm xem có mấy bạn vắng 2/ Thời tiết- Thời gian: + Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết + Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? => Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch nói tô “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? => Cháu gắn thứ, ngày, tháng 3/ Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan 4/ Thông tin- Giới thiệu sách: + Cháu sưu tầm thông tin trên báo mang vào lớp, gắn vào bảng thông tin. Gọi cháu lên chỉ vào hình ảnh và nói theo sự hiểu biết của mình. + Giới thiệu sách mới, trẻ biết tên, không đọc mà khuyến khích trẻ tìm đọc ở góc sách 5/ Tâm trạng- Chế độ sinh hoạt : + Vui, buồn, ngạc nhiên. Vì sao ? + Cháu gắn biểu tượng về hoạt động có chủ đích trong mỗi ngày 6/ Chủ đề nhỏ: Trò chuyện về ngôi nhà của bé Kết thúc: Trò chơi “Dung dăng dung dẻ” Thứ hai, ngày 02 tháng 1 1 năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I/ Mục đích yêu cầu: - Biết danh từ “hạt lúa”, biết được chât dinh dưỡng có trong hạt lúa, biết được đặc điểm của hạt lúa khi còn non thì có màu xanh, khi chín thì màu vàng - Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi vui vẻ. - Biết quí trọng và nhớ ơn các cô bác nông dân. II/ Chuẩn bị: - Cô: hệ thống câu hỏi gợi mở, phải thuộc bài đồng dao - Trẻ: 4-6 cây cờ cho trò chơi, cát, nước, các chai to- nhỏ khác nhau, các dụng cụ để đông nước. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Quan sát: hạt lúa - Trẻ tự nêu nhận xét và gọi tên hạt lúa . - Gợi hỏi trẻ : + Ai trồng ra cây lúa ? +Hạt lúa khi còn non có màu gì? +Khi chín màu gì? +Nếu muốn hạt lúa thành gạo cho chúng ta ăn thì phải làm gì? +Trong hạt lúa( gạo ) chứa chất gì? => GD: Biết nhớ ơn những bác nông dân đã làm nên hạt gaọ cho chúng ta ăn , vậy chúng ta phải biết quí trọng hạt ( lúa ) gạo, khi ăn cơm không làm rơi cơm , phải ăn hết phần cơm của mình . 2/ TCVĐ: Mèo và chim sẻ - Cách chơi: Mèo núp vào 1 góc cây, các con chim sẻ đi tìm thức ăn khi nghe tiếng mào kêu phải bay nhanh về tổ nếu không sẽ bị mèo bắt - Luật chơi: Ai bị mèo bắt sẽ ra ngoài 1 lần chơi 3/ TCDG: Chi chi chành chành + Lần 1: Cô và các cháu cùng chơi, vừa chơi vừa đọc bài đồng dao “ Chi chi chành chành” + Chia nhóm nhỏ, các cháu tự chơi, cô quan sát giúp đỡ 4/ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi cát, đong nước, bóng Thứ hai, ngày19 tháng10 năm 2009 CĐ : Ngành nghề , ngày 20/11 CĐ nhánh: Một số nghề sản xuất HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài: Trò chuyện về một số nghề sản xuất I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết về gọi tên, công việc , trang phục..của một số nghề sản xuất ( nghề nông, nghề mộc, nghề may) -Có một số kỹ năng : Đếm, phân nhóm, so sánh về số lượng . -Giáo dục trẻ yêu lao động và biết quí trọng sản phẩm lao động II/ Chuẩn bị: - Cô: +Thông báo cho phụ huynh nói cho trẻ về nghề nghiệp của mình hiện đang làm. + Một số hình ảnh về một số nghề phổ biến trong xã hội, công cụ cụ của nghề, sản phẩm của nghề, 3 vòng . + Băng nhạc: bài “tía má em, Cháu yêu cô chú công nhân ” - Trẻ:+Mỗi trẻ 1có một lô tô về công cụ, sản phẩm nghề nông, công nhân.. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Trò chuyện về nghề của ba mẹ -Mở nhạc cho trẻ nghe bài” tía má em” -Gợi hỏi: Bài hát nói về nghề gì ? Có bạn nào ba mẹ làm nghề nông không? -Mời trẻ kể về công việc của ba mẹ : Làm nghề gì? Nơi làm việc ? Mặc trang phục như thế nào? -Cô tóm ý lại và giới thiệu trong xã hội có rất nhiều nghề và hôm nay chúng ta sẽ cùngti2m hiểu một số nghề -> Chơi “ hái hoa” chuyển đội hình đi theo cô xem tranh ( hoặc đoạn video clip nế có ) 2/ Hoạt động 2: Xem triển lãm về các nghề -Trẻ cùng xem tranh ở góc chủ điểm và trao đổi với nhau -Cô chỉ vào từng ảnh và gợi hỏi: Ai trong ảnh, đang làm gì? Thuộc nghề nào? Sản phẩm của nghề là gì ?.. -Cô tóm ý lại lần lượt của từng nghề trong bảng chủ điểm => Giáo dục trẻ biết yêu quí người lao động và biết giữ gìn sản phẩm lao động. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi: Thi xem ai nhanh -Cách chơi: Mỗi trẻ sẽ chọn 1 lô tô và tìm đúng nơi có kí hiệu nghề phù hợp với lô tô mình đang cầm .Trẻ chia 3 nhóm từng bạn bật vào vòng và chọn đúng sản phẩm, công cụ của nghề. -Mời 1 vài trẻ chơi thử và cho cả lớp chơi 3-4 lần =>Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét và động viên trẻ chơi. 4/Hoạt động 4: Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” * Hoạt động nối tiếp: - Làm Album về sản phẩm của nghề nông, nghề dệt may. * Đánh giá: Thứ ba , ngày 03 tháng 11 năm 2009 CĐ : Ngành nghề , ngày 20/11 CĐ nhánh: Một số nghề sản xuất HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Truyện “Sư tích quả dưa hấu” I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung truyện, biết được nguyên nhân vì sao có hạt giống cho Mai An Tiêm trồng - Trẻ có cảm nhận những niềm vui sướng của vợ chồng An Tiêm khi thấy những dây dưa hấu - GD trẻ biết nhớ ơn những người nông dân đã tạo ra những sản phẩm phục vụ cho chúng ta qua câu ca dao “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” II/ Chuẩn bị: - Tranh truyện, hình ảnh rời, máy hát,tranh ghép . III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Ổn định: - Trẻ hát và vận động nhịp nhàng, tự nhiên theo nhạc có lời “ Vườc cây của ba ” - Các bạn vừa hát bài gì ? - Trong vườn cây của ba trồng những gì? Còn má trồng những cây gì? 2/ Hoạt động 2: Nghe chuyện - Cô kể diễn cảm: có tranh minh họa - Cô kể lần 2: kết hợp rối dẹt tạo thành một bức tranh + Trong truyện có những ai ? + Vợ chồng An Tiêm bị đày đi đâu ? +Ra tới đảo hoang vợ chồng An Tiêm làm gì? + Cuối cùng vợ chồng An Tiêm có được về đất liền không? Vì sao? 3/ Hoạt động 3: Đàm thoại +Trong truyện có những ai ? + Tại sao vợ chồng An Tiêm lại bị đày ra đảo ? + Hạt giống từ đâu mà vợ chồng An Tiêm có? +Mỗi lần thu hoạch vợ chồng An Tiêm viết gì lên quả dưa hấu? Và thả đi đâu? +Trong câu chuyện này các con thích ai? Vì sao? => Giáo dục trẻ biết nhớ ơn những người nông dân đã tạo ra những sản phẩm phục vụ cho chúng ta ngày nay.. 4/ Hoạt động 4: Ráp tranh -Mỗi nhóm một bức tranh thi nhau ráp, ráp xong trẻ phải nói được nội dung bức tranh là gì? =>Nhóm nào ráp xong trước và nói được nội dung là thắng cuộc Kết thúc: nhận xét- tuyên dương * Hoạt động nối tiếp: Đưa hình ảnh câu truyện vào góc thự viện * Đánh giá: Thứ tư, ngày 04 tháng 11 năm 2009 CĐ : Ngành nghề, ngày 20/11 CĐ nhánh: Một số nghề sản xuất HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Đề tài: Âm nhạc - DH: “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Nghe hát: “Tía má em” I/ Mục đích yêu cầu: -Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu, rõ lời -Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung khi nghe hát -Phát triển cơ quan phát âm, tai nghe, ngôn ngữ. -Biết gọi tên một số dụng cụ nghề quen thuộc , yêu quí người lao động. II/ Chuẩn bị: - Cô: +Tranh một số ngành nghề +Băng nhạc” Cháu yêu cô chú công nhân, tía má em” III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài: -Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện: Tranh vẽ ai? Đang làm gì? Họ tạo ra sản phẩm gì? -Cô tóm ý : tên nghề, đặc điểm của nghề, sản phẩm của nghề 2/ Hoạt động 2: Tập hát “Nhà của tôi” -Có 1 bài hát cũng nói về các ngành nghề , đó là bài “Cháu yêu cô chú công nhân ”của tác giả (.. ) -Cô hát cho lớp nghe 1 lần -> Hỏi lại tên tác giả -Cô hát lần 2+ kết hợp động tác minh hoạ -Cô và trẻ cùng hát 2 lần -Tổ chức cho trẻ tập hát => Cô chú ý sửa lời, giai điệu cho trẻ -Cô gợi ý trẻ tự đưa ra các hình thức minh hoạ. 3/ Hoạt động 3: Nghe hát “Tía má em” -Cô hát cho trẻ nghe 1 lần , giới thiệu tên bài, tên tác giả -Cô đàm thoại về nội dung bài hát +Trong bài hát có ai ? +Tía mé làm nghề gì? +Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? -Cho trẻ nghe máy hát khuyến khích trẻ minh họa theo cảm xúc riêng - Kết thúc: nhận xét- tuyên dương * Hoạt động nối tiếp: -Biểu diễn văn nghệ, đưa vào HĐVC góc âm nhạc. -Vẽ, tô màu sản phẩm một số nghề * Đánh giá: Thứ năm, ngày 05 tháng 11 năm 2009 CĐ : Ngành nghề, ngày 20/11 CĐ nhánh: Một số nghề sản xuất HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Nặn dụng cụ nghề mộc I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi các dụng cụ của nghề mộc : cây búa, cây đinh, cây cưa, - Biết sử dụng các kỹ năng xoay tròn, lăn dọc , ân bẹt, vuốt nhọn ..để tạo ra các công cụ của nghể mộc. - Biết yêu quí các nghề trong xã hội. II/ Chuẩn bị: - Cô: vật thật, mẫu nặn - Trẻ: bàn, ghế, đất nặn, khăn lau tay, kim sa, hột hạt, cát màu .. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1:
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_mot_so_nghe_san_xuat.doc