Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Bé đón trăng rằm

I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ

* Đón trẻ

- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.

- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.

* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.

* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.

* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1. Hoạt động 1: Quan sát mặt trăng

- Cho trẻ quan sát hình ảnh mặt trăng trên máy vi tính.

- Trò chuyện cùng với trẻ về đặc điểm của mặt trăng khi tròn, khi khuyết.

2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Mèo bắt chuột”.

- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi

- Tổ chức chơi cùng trẻ.

- Bao quát quá trình trẻ chơi.

3. Hoạt động 3: Chơi tự do

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Bé đón trăng rằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát và đich, cách nhau 15m
3.Đồ dùng của cô: giống đồ dùng của trẻ.
- Xắc xô,máy cát sét, đĩa nhạc có bài hát. 
IV. Cách tiến hành:.
1. Hoạt động 1: Đến thăm câu lạc bộ
-Tạo tình huống cô mời cả lớp tham gia câu lạc bộ “Bé khoẻ, bé ngoan”
2. Hoạt động 2: rèn luyện sức khỏe 
Cô cùng trẻ đến câu lạc bộ “Bé khoẻ, bé ngoan”: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu chân: Hai tay chống hông đi bằng gót chân, hai tay đưa lên cao đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh sau đó chạy chậm lại và trở về hai hang ngang
*Bài đỗng diễn thể dục: tập trên nền nhạc bài hát”
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (4l x 4n).
- Chân 2: Ngồi khuỵ gối (6l x 4n).
- Bụng 5: Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90 độ (4l x 4n)
- Bật 2: Bật tiến về phía trước (4l x 4n).
*Phần thi: xem ai nhanh nhất (chạy nhanh 15m)
- Cô mời một trẻ khá lên làm mẫu
- Cô giải thích cho trẻ nghe: Tư thế chuẩn bị: chân trước, chân sau, người hướng về phía trước, mắt nhìn về phía trước, Khi có hiệu lệnh thì chạy nhanh về đích.
- Tổ chức thi đua cho các cá nhân.
- Nhận xét, khen thưởng cho những bé có thành tích tốt, động viên những bé còn yếu.Nhận xét, khen thưởng cho những bé có thành tích tốt, động viên những bé còn yếu.
* Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu cho trẻ cách chơi, luật chơi.
3. Hoạt động 3: Cùng nhau tham quan
- Đi vòng sân làm động tác chim bay, cò bay.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ
Đề tài: Bé vui trung thu.
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày 15 tháng 8 âm lịch
- Biết một số hoạt động diển ra trong ngày tết trung thu 
- Trẻ trả lời tròn câu ,diễn đạt ý mạch lạc 
- Có cảm xúc vui tươi ,phấn khởi ,ấn tượng sâu sắc về ngày tết trung thu. 
2.Chuẩn bị
- Tranh về ngày tết trung thu 
- Các bài hát “chiếc đèn ông sao”
- Các loại hoa quả ,bánh trung thu ,bánh dẻo.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Giáo án điện tử.
- Các bài hát “chiếc đèn ông sao”
- Các loại hoa quả ,bánh trung thu ,bánh dẻo.
 III. TIẾN HÀNH :
 * Hoạt dộng 1: Cùng đón trung thu
- Cho trẻ nghe lời giới thiệu của bạn Mai trên máy tính và bạn Mai mời lớp mình cùng tham gia vào lễ trug thu
- Cô giới thiệu về ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm . Đây là ngày tết của trẻ em, còn gọi lạ” tết ông trăng” .Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú cuội trên cung trăng, do một hôm chú cuội đi vắng, cây đa bị bật gốc bay lên trời, chú cuội bám vào rể cây núi kéo lại nhưng không được nên bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình .Vì vậy các con nhìn lên mặt trăng thấy một vết đen rỏ hình cây đa cổ thụ có người ngồi là chú cuội ngồi gốc cây đa đấy các con ạ! 
* Hoạt động 2: Lễ hội trung thu của bé
- Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu của bé. Bé được ba mẹ chuẩn bị những gì cho ngày tết trung thu. Những món ăn trong ngày tết trung thu.
- Những hoạt động bé được tham gia ở trường vào ngày tết trung thu. Điều mà bé thích nhất trong ngày tết trung thu
- Lúc trăng lên cao, trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cổ và tổ chức múa sư tử để các em vui chơi thỏa thích
* Hoạt động 3: Bé làm bánh trung thu
- Cô cùng trẻ làm những người thợ nặn bánh trung thu.
- Cô cho các cháu chia thành 3 tổ thi đua nhau xem ai nặn được nhiều bánh nhất.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tạo dáng
- Cô giới thiệu cho trẻ cách chơi, luật chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
***************
Thứ ba ngày 28 tháng 08 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết trong ngày
- Cho trẻ quan sát bầu trời.
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày. Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ mặt trăng
I. YÊU CẦU
- Củng cố nhận biết của trẻ về mặt trăng khi tròn, khi khuyết.
- Rèn các kỹ năng vẽ, tô màu. 
- Biết giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, quần áo.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Một số hình ảnh mặt trăng trên máy tính
	 Tranh dũng để làm mẫu, nhạc không lời về chủ điểm
- Đồ dùng của trẻ: Búp sáp màu, giấy A4
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
III. HƯỚNG DẪN
1. Hoạt động 1: 
- Cô tạo tình huống chị hằng đến thăm lớp và chị hằng mời các bạn lên cung trăng để cùng vui trung thu với chị hằng
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh của mặt trăng, trên máy vi tính và làm đàm thoại cùng với trẻ đặc điểm của mặt trăng khi trăng tròn, khi trăng khuyết, những vì sao xung quanh mặt trăng
- Làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ cách vẽ mặt trăng và những vì sao xung quanh mặt trăng.
- Hỏi về ý tưởng của trẻ khi vẽ mặt trăng
 - Nhắc nhở trẻ khi vẽ, tô màu phải tô cho kín hình và không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ trở về bàn và thực hiện.
2. Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Cho trẻ vào bàn vẽ, nhắc nhở trẻ biết giữ vệ sinh khi thực hiện
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
 - Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm cùng cô 
 * Nhận xét tiết học. 
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tạo dáng
- Cô giới thiệu cho trẻ cách chơi, luật chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 29 tháng 08 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát ngày hội trăng rằm
- Cho trẻ quan sát tranh về các hoạt động trong ngày hội trăng rằm.
- Trò chuyện với trẻ các hoạt động trong đêm trung thu, những điều gì bé thích nhất trong đêm trung thu.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ gieo hạt”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT
Đề tài: Ôn nhận biết số lượng 3
I.Mục đích_yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được số lượng trong phạm vi 3.
- Nhận biết được chữ số 3
2.Kỹ năng:
- Luyện kĩ năng đếm, so sánh, thêm bớt để tạo nhóm có số lượng 3
3.Phát triển:
- Phát triển tư duy cho trẻ: khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phát triển khả năng tập trung chú ý.
4.Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi ở các góc.
- Trẻ ngồi học ngay ngắn.
II. Chuẩn bị:
1.Địa điểm: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
2.Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Thẻ số 1,2,3. 
3.Đồ dùng của trẻ:
- Một số búp bê và quần áo 
- Thẻ số 1,2,3.
III. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: 
- Cô tạo tình huống bạn búp bê đến thăm lớp và mời lớp cùng tham gia vào các trò chơi.
- Chia lớp thành ba đội và cùng tham gia trò chơi 
*Hoạt động 2: Chúng ta có bao nhiêu đồ chơi?
- Cho 3 nhóm trưởng đến chọn phần quà và đem về nhóm xem trong đó có nhũng gì và số lượng là bao nhiêu, chọn thẻ số thích hợp
- Cho 3 nhóm trưởng lên trả lời.
* Hoạt động 3: Bạn nào giỏi nhất?
- Cho trẻ đọc đồng dao để dẫn trẻ đến nơi có rổ đồ dùng học tập.
- Cho trẻ xếp các đồ dùng trong rổ theo nhóm, đếm và tìm chữ số tương ứng.
- Với hai món đồ chơi các con đã có sẵn,bây giờ nếu muốn được ba thì cô sẽ làm gì? cho trẻ thực hiện tạo nhóm 3.
- Đã có hai món đồ chơi rồi, bây giờ nếu thêm một nữa thì mình sẽ được mấy?
*Hoạt động 4: Trò chơi " Chạy về đúng nhà"	
Cách chơi: Mỗi bạn cầm 1 lá bài xem lá bài của mình bao nhiêu chấm tròn. Các số nhà cũng là các chấm tròn, các con vừa đi vừa hát. Khi nào cô lắc trống thì các con chạy về đúng nhà có số chấm tròn bằng số chấm tròn trên lá bài của các con và giơ lá bài của mình lên. 
- Luật chơi: Bạn nào về không đúng nhà sẽ ra ngoài một lần chơi.
*Hoạt động 4: Kết thúc 
Nhận xét - tuyên dương.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn: Nhận biết số lượng 3
- Cô ôn lại kiến thức cho trẻ.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_be_don_trang_ram.doc