Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nguyễn Thị Thúy Hồng
I. Phát triển thể chất- dinh dưỡng
- Vận động thô: bò thấp chui qua cổng, đi trên ghế thể dục, bật sâu 25-30cm , trèo thang hái quả.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo trong một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng
- Vận động tinh: rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Dinh dưỡng - sức khỏe:
- Biết 4 nhóm thực phẩm là sản phẩm của nghề nông.
- Biết ích lợi của các nghề đối với cuộc sống con người.
- Biết một số quy định an toàn lao động trong nghề nghiệp.
* Phòng chống các bệnh thường gặp, phòng chống tay chân miệng. Tránh chơi những vật dụng nguy hiểm, sắc nhọn ,
II. Phát triển nhận thức
- Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau và mối quan hệ qua lại giữa các nghề, biết công cụ, sản phẩm, ích lợi của các nghề phục vụ cho đời sống con người: nghề xây dựng, nghề nông, cô giáo, nghề chăm sóc giúp đỡ cộng đồng.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, phán đoán, nhận xét, kỹ năng thao tác hoạt động và phân loại đồ dùng sản phẩm một số nghề.
- Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.
- Nhận biết và phân biệt hình vuông - hình chữ nhật, tam giác - hình tròn, so sánh rộng hẹp của 2 đối tượng, đếm đến 4 và nhận biết nhóm có 4 đối tượng.
các con phải học ngoan, biết vâng lời ba mẹ, các cô để mai sau lớn lên con sẽ giống các chú bộ đội nhé. - Ở nhà các con có ai là bộ đội không? - Bạn nào lớn lên muốn làm chú bộ đội nè? Vì sao? 3. Hoạt đông 3 - Cô cùng các con làm chú bộ đội hành quân nha.Cô và trẻ cùng đọc bài thơ :chú bộ đội hành quân trong mưa - Hát chú bộ đội. * Kết thúc – NXTD ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe trẻ Cảm xúc, hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động Kiến thức, kỹ năng .... Thứ 3 ngày 02 tháng 12 năm 2014 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC SO SÁNH TẠO SỰ BẰNG NHAU TRONG PHẠM VI 4 I.YÊU CẦU - Trẻ biết so sánh, thêm bớt tạo nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau trong phạm vi 4. - Luyện kỹ năng đếm, so sánh, thêm bớt. - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng. II.CHUẨN BỊ - Hộp bánh hình vuông, hình tròn, bông hoa, thiệp chúc mừng. - Nhạc. III.TIẾN HÀNH 1. Hoạt động 1 Hát: Cháu thương chú bộ đội - Trò chuyện về ngày 22/12. - Cô đã chuẩn bị rất nhiều hoa để chúng ta đến thăm doanh trại bộ đội. C/c đếm xem có bao nhiêu bông hoa nhé! Cho trẻ đếm số hoa. 2. Hoạt động 2: So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 - Phát đồ dùng cho trẻ - C/c đếm và lấy lấy 4 bông hoa đặt thành 1 hàng ngang. (Trẻ lấy và đếm) - Lấy 3 thiệp đặt dưới bông hoa và trẻ cùng đếm - 4 bông hoa với 3 thiệp: Số nào nhiều hơn.-.Hoa nhiều hơn Nhiều hơn là mấy?-Nhiều hơn 1 - Muốn số hoa và số thiệp bằng nhau ta phải làm gì?-Thêm 1 - Cho trẻ lấy thêm 1 thiệp và cùng đếm Vậy số hoa và số thiệp như thế nào?-Bằng nhau - Cho trẻ thêm bớt số hoa, cho trẻ so sánh với số thiệp xem số nào nhiều hơn số nào ít hơn - Bớt đi 1 bông hoa. Vậy số bông hoa còn lại là mấy? - Cho trẻ so sánh số bông hoa và số thiệp còn lại, số nào nhiều hơn , nhiều hơn là mấy? - Nếu thêm 1 bông nữa ta sẽ có mấy bông? - Số bông hoa và số thiệp như thế nào với nhau? - Bằng nhau 3. Hoạt động 3 - Luyện tập:Chơi trò chơi :Tìm bạn - Trẻ tìm bạn để kết thành nhóm có số lượng theo yêu cầu Kết thúc: -NXTD ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe trẻ ... Cảm xúc, hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động Kiến thức, kỹ năng . Thứ 4 ngày 03 tháng 12 năm 2014 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI I / YÊU CẦU : - Cháu hiểu nội dung bài hát, thuộc lời và hát diễn cảm bài hát. - Trẻvỗ tay đúng nhịp, biết thi đua trong tổ nhóm. - Trẻ biết yêu thương, nhớ ơn các chú bộ đội. II / CHUẨN BỊ : - Nhạc. - Một số hình ảnh về chú bộ đội. III / TIẾN HÀNH 1.Hoạt động 1: Câu đố: Ai nơi hải đảo biên cương Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn - Câu thơ nói về ai? - Cho trẻ xem hình ảnh chú bộ đội. - Chú bộ đội làm công việc gì? – bảo vệ Tổ quốc, giữ hòa bình cho đất nước, giúp đỡ nhân dân. - Các chú bộ đội rất vất vả, c/c phải như thế nào? – nhớ ơn, yêu thương các chú bộ đội. - Chúng ta cùng hát bài: cháu thương chú bộ đội nhé! Cô và trẻ cùng hát 2-3 lần ( cô sửa sai cho trẻ) - Trẻ hát to – nhỏ. 2.Hoạt động 2 - Bài hát này không những lời hát hay mà được vận động vỗ tay theo nhịp 3/4 rất hay - Cô hát và vỗ tay mẫu lần 1. - Cô hát và vỗ tay mẫu lần 2. - Giải thích động tác: Các con sẽ vỗ bắt đầu vào từ “chú”, đến từ “đội ”, tương tự các câu tiếp theo các con vỗ nhịp nhàng cho đến hết bài - Cô vận động và hát cả bài lần 3. - Cô mời cả lớp hát-vận động 2 lần. - Mời từng tổ hát-vận động, cô chú ý sửa sai - Mời nhóm bạn trai-bạn gái. - Cô mời một vài cá nhân lên biểu diễn - Nghe nhạc: màu áo chú bộ đội - Cô hát cho trẻ nghe lần 1. + Giải thích nội dung bài hát: màu áo chú bộ đội là màu xanh của lá các chú ấy đi đánh giặc theo năm tháng màu áo vẫn không phai màu - Cô hát và làm điệu bộ minh họa. 3.Hoạt động 3: Trò chơi: ai nhanh nhất Cô gợi hỏi cách chơi, luật chơi Mời trẻ lên chơi. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương lớp,tổ cá nhân ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe trẻ Cảm xúc, hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động Kiến thức, kỹ năng . Thứ 5 ngày 04 tháng 12 năm 2014 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN I.YÊU CẦU - Trẻ đọc thuộc bài thơ, biết đọc thơ diễn cảm - Biết ngắt nghỉ đúng nhịp điệu. Phát âm đúng từ: tiền tuyến, vành xòe, to bè, vượt trèo, Trường Sơn, - Giáo dục trẻ lòng yêu mến, biết ơn các chú bộ đội. II.CHUẨN BỊ - Mô hình doanh trại bộ đội - Hình ảnh các chú bộ đội đang hành quân - Rối tay. III.TIẾN HÀNH 1. Hoạt động 1 - Trò chuyện về ngày 22/12: Ngày kỷ niệm thành lập QĐNDVN - Cho trẻ đi thăm doanh trại (Dặn dò các cháu đi ngay ngắn) - Trẻ quan sát các chú bộ đội: các chú bộ đội đang làm gì?- Đanh hành quân. 2. Hoạt động 2 Đọc thơ - Cô đọc 1 lần diễn cảm và làm điệu bộ - Cô đọc lần 2: cho trẻ xem hình ảnh chú bộ đội đang hành quân - Cả lớp đọc thơ 2-3 lần - Cô cho trẻ cùng đọc thơ với cô: chung, theo nhóm - Chú ý sửa cách phát âm các từ láy, rèn cách ngắt nhịp ... Đàm thoại: - Trong bài thơ nói về ai?- chú giải phóng quân - Chú bộ đội từ tiền tuyến trở về với hình ảnh gì?- ba lô con cóc, mũ tai bèo. - Chú về kể những chuyện gì? Các chú đi hành quân phải trèo đèo, lội suối rất nguy hiểm. Dù vất vả như vậy nhưng các chú có ngại không? - C/c có yêu chú bộ đội không? Cho trẻ đọc thơ- Tổ chức thi đọc thơ : đọc nối tiếp hay luân phiên - Cá nhân đọc thơ 3. Hoạt động 3: TC “ Chú bộ đội đi hành quân ”: cô trò chuyện với trẻ + Chú bộ đội đi hành quân mang theo những gì? + À! Vai chú mang súng, lưng đeo ba lô, đầu đội mũ có gắn cành lá ngụy trang + Bây giờ chúng ta cùng theo chú bộ đội hành quân. + Chú bộ đội đi hành quân: đi đều bước Cho trẻ đọc lại bài thơ - Kết thúc - NXTD ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe trẻ Cảm xúc, hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động Kiến thức, kỹ năng . Thứ 6 ngày 05 tháng 12 năm 2014 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẬT LIÊN TỤC VÀO CÁC VÒNG I.YÊU CẦU - Trẻ biết chụm chân và bật liên tục vào các vòng, - Trẻ bật không chạm chân vào vòng, bật liên tục nhẹ nhàng. - Tập thể dục giúp cơ thể khoẻ mạnh. II.CHUÂn BỊ -Vòng thể dục III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động Trẻ đi theo các kiểu chân:di bằng bàn chân, gót chân, mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó tập bt ptc. Trọng động - Tay vai: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy 2l x 8n - Bụng: Đứng nghiêng người sang hai bê 2l x 8n - Chân: Ngồi khụy gối 2l x 8n - Bật: Bật tách chân 2l x8n 2. Hoạt động 2 Vận động cơ bản: Bật liên tục vào các vòng x x x x x oooooo oooooo x x x x x - Giải thích cách đi:TTCB:Đứng trước các vòng, hai tay chống hông rồi bật qua từng vòng cho đến hết - Cho trẻ lần lượt thực hiện( cô sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng). Cho trẻ thi đua với nhau: cho trẻ thi đua theo nhóm 3. Hoạt động 3 Trò chơi: Ném bóng vào chậu - Trẻ tìm cách để ném bóng đúng vào chậu - Cho trẻ đếm số bóng nằm trong chậu Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở tự do Kết thúc – NXTD ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe trẻ Cảm xúc, hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động Kiến thức, kỹ năng . Thứ 6 ngày 05 tháng 12 năm 2014 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ VẼ QUÀ TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI I / YÊU CẦU - Trẻ làm quen với một số biều tượng sơ đẳng về quân đội như cột cờ, súng, xe tăng - Trẻ biết sử dụng các nét cơ bản: nét thẳng, nét cong để vẽ những món quà mà trẻ thích để tặng chú bộ đội. - Trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội. II / CHUẨN BỊ : - Mô hình doanh trại bộ đội - Tranh mẫu của cô - Bàn ghế đúng quy cách - Vở tạo hình III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1/ Hoạt động 1 Gây hứng thú: gọi trẻ đến bên cô - Gợi hỏi trẻ một số nghề trong xã hội. - Cho trẻ đi tham quan doanh trại bộ đội. - Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu xe phải như thế nào? - Đến nơi rồi cô giới thiệu: ngoài giờ làm việc các chú thường chơi bóng đá , vẽ tranh , chào cờ đầu tuần, các chú còn trồng rau, chăn nuôi để cải thiện đời sống, các chú giữ gìn nhà cửa thật sạch sẽ ngăn nắp. - Cô cho trẻ biết sắp đến ngày lễ của các chú bộ đội cô cháu mình cùng vẽ tranh để làm quà tặng chú bộ đội nhé! 2/ Hoạt động 2 - Cô cho trẻ xem các tranh mẫu của cô. - Cho trẻ quan sát nhận xét. - Cho trẻ nêu lên ý thích của trẻ sẽ vẽ gì để tặng chú bộ đội. - Cách vẽ như thế nào? - Cô gợi ý cho trẻ một vài cách vẽ của một số tranh 3/ Hoạt động 3 - Cho trẻ vẽ mô phỏng bằng tay - Cho trẻ đọc bài thơ một tay đẹp -Trẻ đi về chỗ để thực hiện vẽ trong vở tập tô - Cô bao quát lớp,động viên khuyến khích trẻ vẽ đẹp - Gợi ý hướng dẫn thêm cho vài trẻ yếu - Cô thông báo sắp hết giờ trước 5 phút để trẻ hoàn tất sản phẩm của mình. 4/ Hoạt động 4 - Cho trẻ mang sản phẩm lên góc trưng bày - Cô cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của bạn: con thấy tranh nào đẹp? vì sao? - Cô nhận xét thêm *Giáo dục: trẻ gửi tranh tặng cho các chú bộ đội nhân ngày hội của các chú sắp đến Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân, tổ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe trẻ Cảm xúc, hành vi, thái độ của trẻ trong các hoạt động Kiến thức, kỹ năng . Thứ 2 ngày 17 tháng 11 năm 2014 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ GIÁO VIÊN I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Trẻ hiểu được nghề dạy học là một nghề cao quý trong xã hội, nghề dạy học còn gọi là nghề giáo viên. - Trẻ hiểu được công việc hằng ngày của giáoviên mầm non qua các trò chơi. - Yêu quý, kính trọng cô giáo của mình. II/ CHUẨN BỊ: * CÔ: 4 tranh: - Tranh 1: Cô giáo đón cháu vào lớp. - Tranh 2: Cô đang dạy trẻ học. - Tranh 3: Cô cho các cháu ăn. - Tranh 4: Cô cho các cháu ngủ. - Một số tranh về công việc hằng ngày của giáo viên theo trình tự. * TRẺ: - Một số dụng cụ của nghề giáo viên: phấn, bảng con, đất nặn, trống lắc, vở, giấy, bút sáp,... - Mỗi đội bộ tranh công việc hằng ngày của cô. III/ CÁCH TIẾN HÀNH: 1. Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH - Cô và trẻ cùng hát Cô giáo. - Trò chuyện về bài hát: Cô và các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nói đến ai? Thế các con có biết công việc hằng ngày của cô là làm gì không? - Muốn biết rõ hơn về công việc của cô, vậy con cùng cô tìm hiểu thật kĩ về công việc của cô nha! Có đồng ý không? 2. Hoạt động 2: ĐÀM THOẠI THEO TRANH - Cho trẻ xem tranh Cô giáo đón cháu vào lớp, đàm thoại về tranh: + Bức tranh vẽ gì?
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_nguyen_thi_thuy.doc