Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Năm học 2010-2011

1. Phát triển nhận thức:

- Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?.

- Nhận biết một số đặc điểm giống và khác nhau và khác nhau giữa bản thân với người gần gũi.

- Phân loại được các đối tượng theo 1-2 dâu hiệu cho trước.

- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữ sự vật, hiện tượng quen thuộc.

- Nhận biết được phía trái, phía phải của bản thân.

- Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối.

- Đếm được trong phạm vi 10.

- Có biểu tượng về số trong phạm vi 5.

- So sánh và sử dụng được các từ: bằng nhau, to hơn-nhỏ hơn, cao hơn- thấp hơn, rộng hơn-hẹp hơn, nhiều hơn-ít hơn

- Nhận biết được sự giống và khác nhau giữa hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, qua một vài dấu hiệu nổi bật.

- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi.

- Nói được số điện thoại, địa chỉ của gia đình.

- Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.

 

doc93 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cô cho cháu chọn trò chơi mà cháu thích.
- Cô yêu cầu cháu nói cách chơi của trò chơi đó.
- Cô cho cháu chơi 3 - 4 lần.
- Cô cử một cháu làm quản trò.
- Giáo dục trẻ khi chơi không được trann giành xô đẩy lẫn nhau.
- Cô luôn bao quát trẻ nhắc nhở cháu chơi.
- Cô thay đổi trò chơi khác và cho trẻ chơi.
IV. Hoạt động góc:
* Tên các góc chơi:
	- Góc học tập: Cắt dán đồ dùng theo nhóm.
- Góc xây dựng: xây cầu
- Góc âm nhạc: hát các bài hát về chủ đề.
- Góc phân vai: bán hàng.
Ж Mục đích:
- Trẻ biết cầm kéo và dán đúng theo yêu cầu của cô.
	- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình.
	- Cháu thuộc được các bài hát về chủ đề.
	- Trẻ dùng các khối gỗ xếp cây cầu theo khả năng.
	- Trẻ biết đăng kí chọn góc chơi.
- Trẻ có nề nếp chơi tốt.
	Ж Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh về đồ dùng của nghề.
	- Khối gỗ và các dụng cụ xây cầu.
	- Dụng cụ âm nhạc: trống lắc, vòng đeo tay..
	- Đồ chơi bằng nhựa cho cháu chơi bán hàng
Ж Tiền hành:
	- Cho cháu đăng kí góc chơi.
	- Phân công nhóm trưởng và chọn địa điểm chơi phù hợp để chơi.
	- Cô luôn bao quát động viên trẻ.
	- Cô chép lại các tình huống trong khi chơi của trẻ.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
V. Vệ sinh dinh dưỡng giữa bữa:
- Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Vào ăn mời cô, bạn cùng ăn, khi ăn không được nói chuyện.
- Ăn xong cất đồ dùng đúng nơi qui định.
VI. Hoạt động chiều:
* Tên hoạt động: thực hành với vở bài tập tạo hình.
+ Mục đích:
Cháu thực hiện đúng yêu cầu của vở bài tâp tạo hình.
Biết cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp sau khi học xong.
+ Chuẩn bị:
- Bàn ghế, tập tạo hình, bút màu.
+ Tiến hành:
- Cho trẻ ngồi vào bàn.
- Phát cho mõi trẻ một quyển bé tập tạo hình và một bút chì màu.
- Cô hướng dẫn tô màu.
- Cho trẻ tô màu, cô nhận xét.
VII. Đánh giá:
1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do:...................................................................
......................................................................................................................................
2. Hoạt động có chủ đích:
- Sự thích hợp với khả năng của trẻ: các hoạt động điều thích hợp với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động của trẻ: đa số trẻ tham gia tích cực váo các hoạt động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cẩu của hoạt động: không.
	3. Các hoạt động khác trong ngày:
- Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được: các hoạt động điều theo kế hoạch.
- Lý do chưa thực hiện: không.
- Những thay đổi tiếp theo: Không.
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
- Sức khỏe: những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...: Không.
- Kỹ năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, sáng tạo..: Không.
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc, hành vi..: không.
	5. Những vấn đề cần lưu ý khác: không.
 Ý kiến tổ chuyên môn (Ban giám hiệu) Giáo viên lập kế hoạch
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
ж ж ж ж
Thời gian thực hiện: thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2010.
I. Hoạt động học:
♣ Lĩnh vực phát triển thể chất 
♣ Đề tài: “Lăn bóng”
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể lực toàn thân, rèn sự dẻo dai của các cơ ngón tay,bàn tay
- Phối hợp tôt hoạt động mắt và tay.
- Trẻ biết sắp xếp sát cạnh và phân biệt được màu xanh – đỏ - vàng 
- Trẻ thực hiện đúng động tác lăn bóng. Tham gia tích cực vào giờ học
II. Chuẩn bị:
- Bóng xanh - đỏ - vàng
- Rổ xanh – đỏ - vàng
- Ghế.
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động
Khởi động theo nhạc bài “Đòan tàu nhỏ xíu”
- Tu tu tàu đã vào ga rồi.
- Mỗi bạn lấy cho cô một cái ghế và tìm cho mình một bông hoa đặt ghế vào
- Cô và trẻ cùng tập thể dục với ghế.
Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung:
- Động tác 1: tay lên cao, về trước, sang ngang.
- Động tác 2: khuỵu gối
- Động tác 3: cúi gập người.
- Động tác 4: Nhảy tại chỗ
Vận động cơ bản: Lăn bóng
- Các con ra đây chơi với cô. Cô đưa quả bóng ra và hỏi trẻ:
- Đây là gì?
 	 + Quả bóng màu gì?
 	 + Bóng có lăn được không?
 	 + Bóng có dạng gì?
- Cô đã dạy các con lăn bóng qua cửa rồi. Bây giờ cô và các con cùng thực hiện lại động tác lăn bóng nhé ! (2 tay cầm bóng ngồi xuống dang 2 chân thành hình chữ V, sau đó dùng 2 tay đẩy mạnh bóng qua ghế)
- Các con hãy lấy bóng lăn qua ghế xem bóng có lăn được không
- Trẻ lấy bóng và chơi lăn qua ghế
- Cho cháu cất bóng đúng rổ xanh, đỏ, vàng.
- Các con hãy xếp ghế sát cạnh nhau thành đoàn tàu mình đi về 
- Tàu đã vào ga rồi các con hãy cất các toa tàu vào ga đi
Trò chơi vận động: “chạy đuổi theo bóng”
- Cô đổ bóng ra sàn và cho trẻ chạy theo nhặt bóng. Yêu cầu mỗi cháu nhặt 1 quả bóng chạy về bỏ vào rổ xanh – đỏ - vàng
Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cháu đi nhẹ nhàng hít thở qua trò chơi nhặt bóng
II. Hoạt động ngoài trời:
♣ Tên hoạt động: chơi trò chơi “rồng rắn lên mây”
♣ Mục đích: 
- Rèn luyện cho cháu khả năng nghe và phản ứng nhanh.
- Khi chơi không được tranh giành đồ chơi, xô đẩy bạn.
♣ Tiến hành: 
- Cô cho cháu nắm tay nhau.
- Cô đọc và cho cháu làm theo lời đọc của cô.
- Cô cho cháu chơi 3 - 4 lần.
- Cô cử một cháu làm quản trò.
- Giáo dục trẻ khi chơi không được tranh giành xô đẩy lẫn nhau.
- Cô luôn bao quát trẻ nhắc nhở cháu chơi.
III. Hoạt động chiều:
♣ Tên hoạt động: chơi trò vận động trong lớp.
♣ Mục đích: 
- Rèn luyện cho cháu khả năng vân động, tinh thần tập thể.
- Khi chơi không được xô đẩy bạn.
♣ Tiến hành: 
- Cô cho cháu nắm tay nhau.
- Cô nêu lên một số trò chơi vận động.
- Cô cho cháu chọn trò chơi mà cháu thích.
- Cô yêu cầu cháu nói cách chơi của trò chơi đó.
- Cô cho cháu chơi 3 - 4 lần.
- Cô cử một cháu làm quản trò.
- Giáo dục trẻ khi chơi không được trann giành xô đẩy lẫn nhau.
- Cô luôn bao quát trẻ nhắc nhở cháu chơi.
- Cô thay đổi trò chơi khác và cho trẻ chơi.
IV. Đánh giá:
1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do:...................................................................
......................................................................................................................................
2. Hoạt động có chủ đích:
- Sự thích hợp với khả năng của trẻ: các hoạt động điều thích hợp với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động của trẻ: đa số trẻ tham gia tích cực váo các hoạt động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cẩu của hoạt động: không.
	3. Các hoạt động khác trong ngày:
- Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được: các hoạt động điều theo kế hoạch.
- Lý do chưa thực hiện: không.
- Những thay đổi tiếp theo: Không.
4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
- Sức khỏe: những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...: Không.
- Kỹ năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, sáng tạo..: Không.
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc, hành vi..: không.
	5. Những vấn đề cần lưu ý khác: không.
 Ý kiến tổ chuyên môn (Ban giám hiệu) Giáo viên lập kế hoạch
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
ж ж ж ж
Thời gian thực hiện: thứ tư, ngày 01 tháng 12 năm 2010.
I. Hoạt động học:
* Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
* Đề tài: hát “cháu yêu cô chú công nhân”.
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ hát to, rõ lời, đúng nhịp bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” (Tác giả Hoàng Văn Yến).
Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
Trẻ phối hợp cùng nhóm minh họa cho bài hát.
Trẻ biết một số dụng cụ của một số nghề quen thuộc như: công nhân xây dựng thì cần có bay, ximăng, cát, gỗ, thợ may cần có kéo, vải, thước đo, phấn
II. Chuẩn bị:
Máy casset, đàn, đĩa nhạc.
Bộ gõ, cây múa, phát trẻ, quạt.
Tranh một số nghề nghiệp.
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: Trò chơi: đoán nghề qua hành động.
Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có một bạn lên lấy một bức tranh vẽ một nghề, nhóm sẽ thảo luận tìm cách diễn tả động tác của nghề đó cho nhóm còn lại đoán.
Hoạt động 2:
a. Vận động theo nhạc: 
+ Trẻ hát bài: “cháu yêu cô chú công nhân”
+ Trẻ nói tên tác giả của bài hát
- Cô giới thiệu vỗ tay theo nhịp, cô và trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Cô mời 1 trẻ lên múa minh họa.
- Cô và trẻ cùng múa minh họa cho bài hát.
- Trẻ tự chọn nhạc cụ và múa minh họa theo nhóm.
b.Trò chơi: “Nghe bài hát, đoán đồ vật”
- Cô hát: “Cô giáo em” trẻ nói dụng cụ như : sách, phấn
- Cô hát: cháu yêu cô chú công nhân, cô giáo miền xuôi
c. Nghe hát: “cô nuôi dạy trẻ” (Nguyễn Văn Tý)
Nghe đĩa
Nghe cô hát
Trò chuyện về tác giả và nội dung bài hát
Kết thúc. 
II. Hoạt động ngoài trời
 * Tên hoạt động: vệ sinh sân trường.
* Mục đích:
- Rèn luyện cho cháu có thói quen vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. 
- Cháu tham gia chơi tích cực với công việc được phân công,
- Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh không xả rác bừa bãi.
* Chuẩn bị:
Khoảng sân trường rộng có nhiều lá cây.
* Tiến hành:
- Cô cho trẻ quan sát sân trường và cho trẻ nhận xét dơ hay sạch.
- Cô hỏi cháu muốn sạch phải làm gì?
- Cô cho cháu nhặt lá cây xung quanh sân trường.
- Cô quan sát và giáo dục cháu.
- Cho cháu lao động theo tổ và nhận xét xem tổ nào sạch.
III. Hoạt động chiều:
* Tên hoạt động: biểu diễn văn nghệ.
+ Mục đích:
- Cháu thuộc được nhiều bài hát trong chương trình.
- Rèn luyện cho cháu có thói quen tự tin mạnh dạn khi biểu diễn.
+ Chuẩn bị:
- Sân khấu, trang phục cho các chau.
+ Tiến hành:
- Cho trẻ ngồi vòng tròn.
- Cô nói nội dung của buổi biểu diễn văn nghệ.
- Cô cho cháu đăng ký bài hát.
- Cô dẫn chương trình mời các bạn đăng ký bài hát lên hát. 
- Các còn lại cổ vũ.
- Cô nhận xét buổi biểu diễn của các cháu.
IV. Đánh giá:
1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do:...................................................................
......................................................................................................................................
2. Hoạt động có chủ đích:
- Sự thích hợp với khả năng của trẻ: các hoạt động điều thích hợp với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động của trẻ: đa số trẻ tham gia tích cực váo các hoạt động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cẩu của hoạt động: không.
	3. Các hoạt động khác trong ngày:
- Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được: các

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_nam_hoc_2010_20.doc