Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Bé tập làm bác sỹ

I. Yêu cầu:

 - Biết được đặc điểm, tên gọi, dụng cụ làm việc, trang phục, sản phẩm của nghề bác sỹ. Ngoài bác sỹ ra còn có các y tá; hộ lý; hộ sinh, họ làm các công việc khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, và có chung tên gọi là Nghề y.

- Biết nơi làm việc của nghề này là bệnh viện, trạm xá, sản phẩm của họ là sức khỏe của mọi người, mong muốn mọi người luôn mạnh khỏe, không ai bị đau ốm.

 - Mở rộng thêm cho trẻ biết ngày 27 - 02 hàng năm là ngày thầy thuốc Việt nam.

 - Có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú làm trong nghề y, từ đó có ý thức giữ gìn sức khỏe, giữ gìn vệ sinh thân thể của cá nhân mình.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Bé tập làm bác sỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhớ có chủ định.
 - Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm trong nghề y nói riêng và các nghề trong xã hội nói chung.
	Chuẩn bị: 
 Tranh ảnh về bác sỹ, y tá đang làm việc( Khám bệnh, tiêm, chăm sóc bệnh nhân).
 - Một số hình ảnh về những công việc và dụng cụ của nghề y.
	Tổ chức thực hiện:
	* Hoạt động 1:
 Đọc bài thơ “ Thỏ bông bị ốm”.
 Bài thơ nói về điều gì? Thỏ bông bị làm sao?
 Khi thỏ bông bị ốm mẹ đã đưa thỏ bông đi đâu?
 Thỏ bông đến bác sỹ đã làm gì? 
	* Hoạt động 2:
 Ở nhà các bạn đã bao giờ bị ốm chưa? 
 Khi con bị ốm mẹ con đưa con đến đâu?
 Con có nhớ bác sỹ đã làm gì khi con đến không?
 Hỏi thêm 1 - 2 trẻ nữa.
 Các bạn rất giỏi cô có quà tặng cho các bạn đấy? Các bạn lên lấy và về ngồi theo tổ trao đổi về món quà của cô tặng xem, sau đó sẽ cử đại diện của tổ mình lên giới thiệu.
 ( Chotrẻ quan sát tranh trao đổi và chia sẻ cùng cả lớp, sau mỗi tổ giới thiệu yêu cầu các tổ khác bổ sung thêm về nội dung tranh, cuối cùng cô tổng hợp các ý kiến của trẻ để nhấn mạnh thêm về công việc, trang phục, dụng cụ của nghề y...).
 Các bạn vừa được quan sát công việc trang phục của các bác sỹ, y tá giúp việc cho bác sỹ, nhưng các bác sỹ và y tá thường làm việc ở đâu?
 Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Và sao con lại thích làm nghề đó?...Nếu như bệnh nhân đến khám bệnh con sẽ nói với bệnh nhân như thế nào? 
 Những ai làm nghề y phải là những người giỏi, để còn nhớ tên thuốc và nhớ cách điều trị cho bệnh nhân, khi bị bệnh bệnh nhân rất sợ và buồn, vì vậy các bác sỹ y tá phải luôn nhẹ nhàng, động viên cho bệnh nhân yên tâm điều trị...Niềm vui và hạnh phúc của những người làm nghề y là bệnh nhân mau khỏi bệnh, mọi người trong mọi gia đình đều mạnh khỏe...
	* Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi. 
 Ai nhanh hơn: Cho trẻ tìm tranh theo yêu cầu của cô và giơ lên.
 Thi xem tổ nào nhanh: Cho các tổ lên tìm trang phục, dụng cụ làm việc của nghề y, trong vòng 2 phút tổ nào tìm được nhiều sẽ thắng cuộc.
	* Hoạt động 4: Cho trẻ ra sân chơi “ Rồng rắn” 
	Đánh giá cuối buổi:
 PTTM: 
	Yêu cầu:
 - Biết sử dụng những đường nét đơn giản phối kết hợp với nhau để tạo ra được một số dụng cụ của nghề y: Bơm kim tiêm, ông nghe, kéobiết gọi tên dụng cụ đó. Biết tự nhận xét sản phẩm của mình của bạn.
 - Biết sắp xếp bố cục hợp lý, có sự sáng tạo trong bức vẽ.
 - Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi khi vẽ. Khả năng phát âm tiếng việt chuẩn, sự mạnh dạn khi giao tiếp
	Chuẩn bị:
 Một số hình ảnh, tranh vẽ một số dụng cụ của nghề y đơn giản, gần gũi với trẻ - Giấy bút cho trẻ thực hiện.
 Nơi trưng bày sản phẩm.
	Tổ chức thực hiện:
	Hoạt động 1:
 Nghe kể chuyện “ Gấu con bị đau răng” cho trẻ nghe.
 Câu chuyện nói về ai? Gấu con bị làm sao?
 Vì sao gấu con lại bị đau răng? Khi gấu con bị như vậy mẹ đã đưa gáu đến gặp ai? Bác sỹ đã khuyên gấu con như nào?
	Hoạt động 2:
 Đã ai nhìn thấy bác sỹ khám bệnh bao giờ chưa? Khi khám bệnh bác sỹ có những dụng cụ nào? ( Cho trẻ kể và mô tả dụng cụ của bác sỹ).
 Hãy quan sát những bức tranh này và nêu ý kiến của mình?
 ( Cho trẻ quan sát tranh và trao đổi thảo luận cùng nhau về nội dung tranh, các hình đã vẽ và gọi tên từng dụng cụ).
 Ai có nhận xét về tranh vừa được quan sát?
 Tranh vẽ những gì? Những đồ dùng này là dụng cụ làm việc của nghề nào?
 Ai gọi tên được các dụng cụ này?
 Bố cục của tranh như thế nào?
 Tranh naỳ thuộc thể loại tranh vẽ hay xé dán?
 Để vẽ được tranh như này cần phải chuẩn bị những gì?
 Hãy chia sẻ ý tưởng của mình cho các bạn biết?
 ( Cho trẻ nêu ý tưởng của trẻ, cách vẽ như nào? Vẽ như thế nào?
 Các bạn hãy nói xem muốn vẽ đẹp cầm bút tay nào? Ngồi vẽ như thế nào?...
 Hãy về chỗ ngồi vẽ thi xem ai vẽ được nhiều dụng cụ cho các bác sỹ làm việc nhé.
 * Trẻ thực hiện:
 Trẻ thực hiện cô đi quan sát trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ cách vẽ ống nghe, bơm kim tiêm, cặp nhiệt độ... tô màu, cách sắp xếp bố cục...
 * Trưng bày :
 Cho trẻ nhận xét các bức vẽ cuả bạn, của mình, nêu ra các bức vẽ đẹp, các ý kiến bổ sung...
 Cô tổng hợp các ý kiến của trẻ, nêu những bức vẽ đẹp, sáng tạo, chỉ ra cho trẻ thấy những điểm cần bổ sung... động viên khuyến khích những trẻ vẽ chưa được đẹp...
	Hoạt động 3:
 Chơi trò chơi: Chuyển dụng cụ và thuốc về kho: 
 Cách chơi: Cho trẻ đừng thành 2 đội khi có hiệu lệnh phải chạy qua các chường ngại vật lên nhặt dụng cụ về để đúng kho có đồ dùng dụng cụ đó. Trong vòng 2 phút đội nào chuyển được nhiều dụng cụ... về kho là đội thắng cuộc.
	Hoạt động 4:
 Thu dọn đồ dùng dọc bài thơ “ Làm bác sỹ” và chuyển hoạt động tiếp
	Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 3 ngày 30 tháng 11 năm 2010
Chủ đề nhánh: Bé tập làm bác sỹ 
	Yêu cầu:
 - Trẻ biết dùng sức đẩy của đôi tay để ném xa về phía trước bằng cả 2 tay. Sau đó chạy nhanh về phía trước.
 - Rèn kỹ năng ném đúng tư thế cho trẻ, chạy không lao người về phía trước. tinh thần phối kết hợp với nhau khi tập luyện.
 - Giáo dục trẻ thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển hài hòa.
	Chuẩn bị:
 - Sân tập - Túi cát cho trẻ - Một số tranh về công việc, trang phục của nghề y - Cờ ( hoa) - Phấn.
	Tổ chức thực hiện:
	Hoạt động 1:
 Đọc thơ “ Làm bác sỹ”. Trò chuyện về nghề y, về công việc của y, bác sỹ.
	Hoạt động 2: 
 * Khởi động; Đi chạy xung quanh sân kết hợp các tư thế rồi tách hàng đứng theo tổ, tập các động tác phát triển chung.
 * Trọng động:
	Bài tập phát triển chung.
 - Tay vai: Hai tay thay nhau quay dọc thân.
 - Chân: Đứng lên ngồi xuống liên tục.
 - Bụng: Tay gập sau gáy quay người sang hai bên.
 - Bật: Bật bước đệm trên một chân.
 ( Chú ý nhấn mạnh cho trẻ hai động tác Tay - Chân để bổ trợ cho bài tập)
	Bài tập cơ bản. 
 Tách trẻ làm 2 hàng đứng đối diện nhau, Dùng phấn vẽ 2 vạch làm vạch chuẩn, tập cho trẻ xem.
 Lần 1 cô không phân tích động tác.
 Lần 2 phân tích động tác cho trẻ: Đứng trước vạch, chân trước chân sau, cúi nhặt túi cát đưa ra trước vòng ra sau đưa cao qua đầu và ném mạnh về phía trước, tiếp tục chạy nhanh về phía trước lên điểm cắm cờ sau đó quay về đứng.
 Cho hai trẻ lên thực hiện lại bài tập, và nhắc lại nội dung của bài tập.
 Lần lượt từng đôi trẻ lên tập cho đến hết vòng 1 lượt.
 Tổ chức cho trẻ thi đua bằng cách chia thành đội xanh - đỏ. Mỗi người thực hiện đúng yêu cầu sẽ được lấy 1 tranh mang về cho đội của mình, sau mỗi vòng chơi cho trẻ đếm số tranh mang về của đội mình và ghi số, Sau 2 vòng chơi đội nào được nhiều kết quả là đội thắng cuộc.
 * Hỗi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
	Hoạt động 3: 
Cho trẻ ra quan sát hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
	Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 4 ngày 01 tháng 12 năm 2010
Chủ đề nhánh: Bé tập làm bác sỹ 
 PTNN: 
 Lê Ngân
	Yêu cầu:
 - Thuộc toàn bộ bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ. Thể hiện diễn cảm khi đọc thơ.
 - Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ hiểu ý nghĩa giáo dục của bài thơ, biết tự giữ gì bản thân để tránh bị ốm.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, sự tự tin khi đọc trước đông người.
	Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh, hình ảnh minh họa tương ứng với nội dung của bài thơ.
 - Ảnh chụp hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh, các tranh khác về chủ đề để cho trẻ chơi trò chơi.
 	Tổ chức thực hiện:
	* Hoạt động 1:
 Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về công việc của bác sỹ, trò chuyện thảo luận cùng nhau.
 - Các bạn vừa được quan sát những hình ảnh nói về ai? 
 - Bác sỹ làm việc ở đâu? 
 - Đã ai được đến nơi bác sỹ làm việc và đươc xem bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân chưa?...
	* Hoạt động 2:
 Có một bạn nhỏ đã được đến xem bác sỹ khám bệnh nên bạn đã về nhà và tập làm bác sỹ để khám bệnh cho những người thân yêu của mình, các bạn hãy xem bạn nhỏ đó khám bệnh cho mẹ của mình như nào nhé.
 - Đọc cho trẻ nghe toàn bộ bài thơ, nói tên bài thơ tên tác giả.
- Đọc lần 2 kèm tranh ảnh minh họa, giảng qua nội dung cho trẻ hiểu.
	Trích dẫn - đàm thoại:
 -Bài thơ có tên là gì? Ai là tác giả cảu bài thơ?
 - Bạn nhỏ trong bài thơ khám bệnh cho ai? Bạn nhắc mẹ như nào? ( Bạn nhỏ tập làm bác sỹ nên đã tập khám bệnh cho mẹ của mình, bạn nhắc mẹ ngồi yên lặng để bạn khám đấy; mời Mẹ ngồi yên lặng, để bác sỹ khám cho)
 - Khám cho mẹ bạn đã đoán ra bệnh của mẹ, bạn kê thuốc và còn động viên bệnh nhân uống thuốc ? ( Chắc lại đi đầu nắng ...khóc nhè thôi).
 Tiếp tuc đàm thoại đoạn cuối của bài thơ.
 Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ - đọc theo nhóm, tổ - nhóm bạn trai, bạn gái...khuyến khích trẻ thể hiện diễn cảm, ngữ điệu của bài thơ.
 Giáo dục: Nghề bác sỹ là một nghề rất quan trọng với xã hội, tuy không ai mong muốn mình bị ốm để phải đi bác sỹ, nhưng những người già nói riêng và mọi người bình thường cũng cần phải đến bác sỹ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe, có như vậy mới phát hiện được bệnh sớm và điều trị cho kịp thời...
 Nếu sau này lớn lên con thích là nghề gì? Vì sao con thích làm nghề bác sỹ?
	* Hoạt động 3:
 Cho trẻ chơi trò chơi “ nóng quá lạnh quá”
 Chuyển hoạt động tiếp.
	Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 5 ngày 02 tháng 12 năm 2010
Chủ đề nhánh: Bé tập làm bác sỹ 
So sánh chiều rộng của 2 đối tượng
	Yêu cầu: 
 - So sánh phân biệt nhận biết sự khác nhau về chiều rộng của hai đối tượng, sử dụng đúng từ “ rộng hơn, hẹp hơn”.
 - Giúp trẻ ôn đếm đến 2 - nhận biết số 2.
 - Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý ghi nhớ có chủ định, thói quen ngồi học nghiêm túc.
Chuẩn bị:
 Mỗi trẻ 1 rổ đựng 2 băng giấy có chiều rộng khác nhau, thẻ số 1 - 2.
 Đồ dùng của cô tương tự của trẻ kích thước lớn hơn.
 Một số đồ dùng để xung quanh lớp có kích thước khác nhau. Vở toán cho trẻ hoạt động, bút chì, bút màu
 	Tổ chức thực hiện:
	* Hoạt động 1:
 Cho trẻ chơi trò chơi: “ Rồng rắn”.
 Trò chuyện về trò chơi, chủ đề khám phá
	* Hoạt động 2:
 * Ôn nhận biết chiều rộng của 2 đối tượng.
 Nhìn xem trên tay cô đang cầm gì?
 Có ai muốn lên khám phá điều bí mật trong chiếc hộp này không?
 Trong hộp có gì đây? Quan sát thật kỹ hai bức tranh này và nêu nhận xét
 Ngoài bức tranh này xung quanh lớp còn có đồ dùng gì có kích thước rộng hẹp/
 Gợi ý cho trẻ phát hiện ra đối tượng cô yêu cầu; ( Cửa chính và cửa sổ; bảng chủ đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_be.doc