Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Ngành nghề - Chủ đề nhánh: Chú công nhân xây dựng

Chuẩn bị: Sân rộng, bằng phẳng sạch sẽ, bóng, bollin, vợt, cầu, dây thun, bịt nilông, đồ gấp, bao tay,

*Hướng dẫn:

Trò chuyện với trẻ về các loại cây : cây đậu đen

 Lá cây có hình dạng gì ? hạt đậu có dạng hình gì ? hình dài khi người ta lấy hạt đậu đen ra thì người ta tách hạt đậu dài này.

 làm đẹp sân trường, giúp đất không bị sói mòn

Giáo dục trẻ không nên nhổ những cây này.Bác nông dân ngoài trồng cây ra thì còn trồng gì ? trồng lúa

Đọc bài thơ “vuốt hạt đỗ ”

Trò chơi : tạt lon

Cho trẻ chơ với cái lon : tạt làm sao để cái lon ngã thì thắng

Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời , vòng, bong .

 Chơi dân gian: Chi chi chành chành, lộn cầu vòng, nhảy lò cò, kéo cưa lừa xẻ

Chơi tự do: Nhảy dây, bún thun, ném bollin, rồng rắn lên mây, cầu tuột, xích đu, bập bênh Cô báo hết giờ chơi. Cháu thu dọn đồ chơi. Cô nhận xét buổi dạo chơi ngoài trời. Cho từng tổ đi nhẹ nhàng vào lớp.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Ngành nghề - Chủ đề nhánh: Chú công nhân xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 trẻ làm người bắt
Sau khi hát kết thúc bài “ rồng rắn lên mây có ông chủ ờ nhà không’’
Trẻ bắt có nhiệm vụ bắt sau cho được bạn trong hang
Chơi 2-3 lần.Chơi tự do
- Chơi trò chơi: “ Thỏ đổi lồng”. 
Cô giới thiệu cách chơi :Trẻ nào có cùng sở thích sẽ về một nhóm. Cô tiến hành cho trẻ chơi 4 – 4 lần. Cô theo dõi, bao quát, nhận xét sau mỗi lần chơi.
Chơi dân gian: lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ,..
Chơi tự do: Nhảy dây, kéo co, bún thun, ném bollin, rồng rắn lên mây, cầu tuột, xích đu, bập bênhCô báo hết giờ chơi. Cháu thu dọn đồ chơi. 
Cô nhận xét buổi dạo chơi ngoài trời. Cho từng tổ đi nhẹ nhàng vào lớp.
*Chuẩn bị: Địa điểm quan sát, bóng, sân rộng, bằng phẳng sạch sẽ, , bóng, bollin, vợt, cầu, dây thun, cầu tuột, xích đu, bập bênh, cờ
*Hướng dẫn: 
Trò chuyện với trẻ về bầu trời . Chơi với cát : cho trẻ chơi xây dựng với cát và các khối gỗ
Chơi: kéo co 
Dùng dây kéo ,chia số lượng trẻ và cho trẻ kéo cô hướng dẫn trẻ cách cầm dây
Trò chơi nhảy tiếp sức
 Chia làm hai đội 
Trẻ chạy đến vạch mức cô quy định sau đó quay về và đưa đồ vật cầm trên tay cho người tiếp theo,người tiếp theo cầm đồ vật chạy lên tiếp tục chạy.Đội nào chạy nhanh đội đó chiến thắng .
Chơi 2-3 lần.chơi tự do
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. Ngồi đội hình vòng tròn , trẻ chơi chi chi chành chành theo bài hát, trẻ bắt cặp nhau chơi. 
- Cô chia trẻ ra làm 4 nhóm chơi chi chi chành chành theo giai điệu hát
Trò chơi : “Chồng nụ chồng hoa”. Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi cho trẻ nắm. Cô tiến hành cùng chơi với trẻ.
Chơi tự do: Nhảy dây, kéo co, bún thun, ném bollin, rồng rắn lên mây, cầu tuột, xích đu, bập bênhCô báo hết giờ chơi. Cháu thu dọn đồ chơi. Cô nhận xét buổi dạo chơi ngoài trời. Cho từng tổ đi nhẹ nhàng vào lớp. Kết thúc.
************
6/ HOẠT ĐỘNG
 VUI CHƠI
PV: cửa hàng bán vật liệu xây dựng 
(t2)
XD: trang trại (t4)
NT:Vẽ các nặn xé dán các sản phẩm nông nghiệp (t6).
Cắt dán lá cây ( T5)
*Mục đích yêu cầu:
-Nhận thức: Trẻ biết công việc của bác nông dân, ích lợi của việc trồng nhiều cây xanh.Biết quá trình sản xuất của cây xanh.
-Thể lực: Phát triển ở trẻ khả năng tư duy, tưởng tượng và óc sáng tạo. Biết ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào hành động chơi
-Ngôn ngữ: Trẻ biết cùng trao đổi với nhau trong quá trình chơi, qua giao tiếp trẻ thể hiện được vai chơi, trẻ được phát triển ngôn ngữ, trẻ biết cùng trao đổi, bàn bạc, thảo luận để xây dựng mô hình sân chơi và khu vui chơi giải tríhình thành thói quen văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
-Tình cảm: Trẻ biết rủ bạn cùng chơi và chơi đoàn kết cùng nhau, khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.
-Thẩm mỹ: Trẻ thể hiện được thái độ ân cần, tỉ mỉ, dịu dàng thương yêu con, biết chơi thành nhóm và thỏa thuận được vai chơi với nhau...
*Chuẩn bị:
- Góc PV : rau củ quả bằng nhựa.
- Góc XD: gạch, khối gỗ,ống giấy, hàng rào, nút lắp ráp, cây xanh, hoa, cổng, xe kéo, 
- Góc HT: tranh lô tô,bảng phân nhóm, bút màu, album, đôminô, 
- Góc NT: hình các đồ dùng , kéo, bút màu, trang phục, màu nước.
- Góc TN: lá chuối, bột, đất nặn, 
 *Hướng dẫn:
- Cô giới thiệu trẻ quan sát các đồ chơi có trong góc. Đặt một số câu hỏi gợi ý trẻ xây dựng nội dung chơi.
- Cửa hàng bán những thức ăn gì? Người nấu ăn gọi là gì? Khi nấu phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Buổi sáng trước khi đi học mẹ chuẩn bị gì cho bạn? Trẻ tự phân vai mẹ - con. Chú ý ngữ điệu giọng của người mẹ luôn nhẹ nhàng, âu yếm và thương yêu con...
-Trẻ thỏa thuận vai chơi: Công nhân xây dựng, lắp ráp. 
-Tọa đàm để trẻ quan sát trai trại có những gì? Từ đó bàn bạc bố cục của mô hình (khung rào, cổng, sân, vườn, ghế đá). 
-Trẻ biết bố trí công trình phù hợp, biết sáng tạo khi xây dựng. Trẻ nắm được công việc của người xây dựng, biết sắp xếp công trình hợp lý 
-Trẻ biết cầm bút bằng tay phải để vẽ cây xanh ,đồ dùng gia đình. Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã biết để xé dán ĐD ĐC như: bong bóng, con diều, cây xanh,...
-Cô cho trẻ chọn phân loại lô tô đồ dùng, thực phẩm và đính số tương ứng. Qua giờ chơi rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn tay, mắt, tính khéo léo, tỉ mỉ. 
-Cô hướng dẫn trẻ cách nhặt lá rụng, rửa lá, lau lá cây, và phân loại, sắp xếp theo trình tự lá nhỏ - to hoặc to – nhỏ. Rèn cho trẻ sự cần cù, kiên nhẩn, khéo léo
7/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Thứ 2: Dạy bài thơ, bài hát trong tuần
Lao động tổng vệ sinh.
Thứ 3: Rèn kỹ năng gấp ví tiền
Thứ 4: VSRM: cách giữ gìn bàn chải đánh răng
TTVS: rửa mặt 
Thứ 5: Cung cấp kiến thức mới.
Thực hiện bài tập trong sách theo chủ đề.
Thứ 6:.
TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC.
Chuẩn bị: Đàn, máy hát, băng nhạc, bài hát, bài thơ, đồng dao trong tuần, khăn lau, chổi, kéo
* Hướng dẫn:
-Cô dạy trẻ một số bài thơ, bài hát trong tuần: “cuốc đất trồng cây ” Bài thơ : bé trồng lúa .Đồng dao “ tay đẹp”
-Cô giới thiệu tên bài thơ, bài hát.
-Cô dạy trẻ đọc các bài thơ, các bài hát rõ ràng chính xác.
-Cô giáo dục trẻ theo nội dung bài thơ, bài hát.
* Tổ chức lao động tổng vệ sinh:
Tổ 1: Lau dọn, sắp xếp đồ chơi góc xây dựng.
Tổ 2: Lau dọn, sắp xếp đồ chơi góc phân vai.
Tổ 3: Lau dọn, sắp xếp đồ chơi góc học tập.
Tổ 4: Chăm sóc cây góc thiên nhiên. 
****************
*Chuẩn bị: giấy màu, keo, giấy A4,
*Hướng dẫn:
-Cô cùng trẻ đọc đồng dao “ tay đẹp ” Cô trò chuyện về nội dung bài đồng dao 
-Giáo dục trẻ qua nội dung bài đồng dao .Cô hướng dẫn trẻ cách gấp cái ví tiền 
- Cô chú ý bao quát trẻ, giúp đỡ những trẻ còn yếu.Nhận xét khi kết thúc hoạt động
 *********************
*Chuẩn bị: mẫu hàm bàn chải, tranh em bé có răng đẹp, em bé sún răng, tranh có động tác chải răng: mặt ngoài- trong- nhai
* Hướng dẫn: 
VSRM: cô hướng dẫn trẻ cách giữ gìn bàn chải đánh răng .Trước tiên là ôn lại cách đánh răng. Sau khi đánh răng xong thì bàn chải cần giữ gìn như thế nào ? bàn phải phải rửa thật sạch sau đó giũ bàn chải sau cho thật khô ,rồi cất bàn chải vào trong tủ. Không dùng bàn chải chà vào ca hay xà bông làm như vậy bàn chải hư và mất vệ sinh.
*Hướng dẫn thao tác rửa mặt 
Mở nước và dùng hai tay chụm lại hứng nước rồi rửa mặt. Dùng tay rửa mắt, sau đó rửa mũi và miệng,cuối cùng rửa toàn bộ mặt .
Cho cả lớp thực hiện ,cô bao quát và hướng dẫn trẻ thêm
* Chuẩn bị: Sách tô màu, tranh mẫu, tranh phóng to giống vở trẻ, băng nhạc, máy hát, bút màu, bàn ghế theo nhóm.
* Hướng dẫn: Cô cùng trẻ hát – múa: “cuốc đất trồng cây ”. Cô hỏi trẻ. Chúng ta vừa hát – múa bài gì?
Các con có thích trồng cây xanh như bác nông dân không? Trồng cây xanh có ích gì cho chúng ta?
Cô giới thiệu tên bài tập trong sách: các con hãy vẽ thêm cây xanh vào nhé . Động biên trẻ phối hợp nhiều màu sắc khi tô, cố gắng tô màu đều và đẹp được trưng bày. Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút của trẻ. Chú ý cách lật tập của trẻ. Giáo dục trẻ giữ gìn tập vở sạch đẹp.
*Chuẩn bị: Mẫu, nguyên vật liệu tạo hình: giấy màu, đất nặn, bảng, giấy loại, kéo, hồ, lá dừa, lá cây, giấy A 4, khăn ướt, băng nhạc, máy hát
*Hướng dẫn: Cô giới thiệu tên chủ đề và đề tài các thể loại.Cho trẻ xem mẫu và phát biểu. Cô giải thích ngắn gọn cách thực hiện.
 Trẻ về nhóm thực hành
Nhóm 1: nặn các viên gạch
Nhóm 2: Vẽ và tô màu các dụng cụ xây dựng
Nhóm 3: xé dán hàng rào
Nhóm 4: Vẽ trang trí các con số
Nhóm 5: giã lá cây pha màu nước 
Cô theo dõi, bao quát cháu. Động viên trẻ cố gắng thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm. Báo sắp hết giờ, hết giờ. Trưng bài - Nhận xét - Kết thúc.
-Cô cho trẻ ôn các kiến thức, kỹ năng đã học trong tuần như: thơ, nhạc, các hoạt động học tập
8/ NÊU GƯƠNG
Trẻ đạt 4 tiêu chuẩn
Trẻ đạt 4 cờ trở lên
1.Nêu gương cuối ngày: 
Chuẩn bị: Bảng bé ngoan, cờ, trống lắc, bàn, ghế, sổ điểm danh
Tổ chức: -Cho trẻ vê sinh cá nhân, quần áo, đầu tóc gọn gàng. 
-Cô tập hợp cháu lại và cùng hát bài: “Cả tuần đều ngoan”. Cô mời một cháu đứng lên nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.. Cô nhận xét và đính chính lại cho chính xác. 
-Cô cho trẻ một thời gian ngắn để suy nghĩ xem hôm nay mình có thực hiện đúng với 4 tiêu chuẩn không? Cô cho từng tổ tự đứng lên. Các bạn tổ khác nhận xét ưu điểm của bạn. Cô nhận xét lại ưu khuyết điểm của bạn.
- Cô quyết định cho trẻ nhận cờ. Cháu nhận cờ bằng 2 tay. Các bạn khác vỗ tay khen ngợi. Cô câp nhật ghi vào sổ điểm danh. Cho cháu cắm cờ. 
. Tương tự cô cho các tổ còn lại lên nhận cờ và cắm cờ vào ổ cờ của mình. Sau khi các tổ đã cắm cờ. Cô hỏi trẻ: Trong các tổ được cắm cờ tổ nào có nhiều bạn cắm cờ nhất?
-Cô mời tất cả các bạn được cắm cờ ở tổ đó đứng lên. Các bạn vỗ tay tuyên dương.
-Cô mời 1 bạn giỏi nhất ở tổ đó lên nhận cờ tổ. Các bạn vỗ tay và cùng hát bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
 Động viên những trẻ chưa đạt cố gắng thực hiện đúng 4 tiêu chuẩn để cuối ngày được cắm cờ và cuối tuần được phiếu bé ngoan.
2.Nêu gương cuối tuần: 
 Chuẩn bị: Hồ dán, sổ bé ngoan, sổ điểm danh, cờ, phiếu bông hồng
Tổ chức: -Cho lớp hát 1 bài ổ định. Thực hiện hoạt động cắm cờ cuối ngày. 
-Sau đó cô cho tổ trưởng lên kiểm tra ổ cờ của từng bạn trong tổ. Bạn nào được 4 cờ trở lên báo cáo với cô.
-Cô nhận xét, tuyên dương các cháu có thành tích tốt trong tuần và đạt 4 cờ trở lên trong tuần.Trẻ đạt 4 cờ nhận 1 phiếu bé ngoan dán vào sổ.
-Cô động viên trẻ chưa đạt cố gắng hơn để cuối ngày được cắm cờ và cuối tuần được nhận phiếu bé ngoan như các bạn. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011
LÀM QUEN VĂN HỌC: 
THƠ : “ CÁI BÁT XINH XINH” ( Loại 1 )
UDCNNTT: xem quá trình làm gốm 
1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu và nắm vững nội dung câu bài thơ : Phải luôn thương yêu và biết giữ gìn các sản phẩm do thợ gốm làm ra
- Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo, tư duy, tưởng tượng
- Trẻ thể hiện ngôn ngữ qua việc trả lời câu hỏi đàm thoại . Rèn trẻ trả lời to, rõ, tròn câu... 
- Trẻ biết yêu quí, kính trọng, giúp đỡ, bạn bè
- Trẻ thể hiện tình cảm qua lời đọc diễn cảm
2/ CHUẨN BỊ: Đàn, máy hát, băng nhạc, cái chén ( bát) thật ............
4/ HƯỚNG DẪN: 
Hoạt động 1: Quan sát cái chén thật
 Đọc “ rềnh rềnh ràng ràng”
Trò chuyện về cái chén : quá trình sản xuất ra cái chén ( powerp

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nganh_nghe_chu_de_nhanh_chu.doc