Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 2: Nhu cầu của gia đình

1. Yêu cầu:

- Trẻ phản ánh được công việc đa dạng của gia đình, xây dựng,bán hàng. Trẻ biết cách giở sách,tô màu,cắt dán tranh và chơi với nước với cát. Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi. Trẻ biết đóng vai mẹ con chăm sóc một cách thành thạo

- Trẻ giao tiếp ứng xử phù hợp với các tình huống trong khi chơi.Thực hiện được các vai chơi. Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: mẹ đi chợ nâú ăn, bán hàng

- Trẻ biết phối hợp trong nhóm chơi và đoàn kết khi chơi.

2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng, đồ chơi đủ cho các góc.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 2: Nhu cầu của gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ chơi tc
 ===========–v—=============
IV. Hoạt động góc.
-PV: Gia đình, nấu ăn, bán hàng (góc chủ đạo).
-XD: Xây nhà, vườn hoa của gia đình bé 
-HT: Xem tranh truyện về gia đình
-NT: Làm bức tranh về đồ đùng gia đình
-TN: Chơi với nước với cát
 ===========–v—=============
V. Hoạt động chiều
* HĐVS: Hướng dẫn trẻ rót nước uống
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết tráng ca trước khi rót nước, một tay cầm ca hứng dưới vòi, tay kia bóp vòi để nước chảy xuống và uống xong đổ cắn nước đi
- Trẻ biết cách rót nước uống đúng cách và hợp vệ sinh
- Trẻ có ý thức ăn uống hợp vệ sinh
2. Chuẩn bị:
- Bình nước uống, ca
- Khăn khô, xô
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện
+Đây là gì?
+Để làm gì?
+ Muốn lấy nước uống phải làmm gì?
*Cô thực hiện mẫu
- Cô vừa làm mẫu vừa giải thích
- Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu
- Trẻ nhắc lại thao tác
* Trẻ thực hiện
- Lần lượt trẻ lên rót nước uống
- Cô quan sát nhắc nhở trẻ
* Nhận xét theo nhóm
- Cho trẻ cất đồ dùng
Bình nước và ca
- Để uống nước
- Rót ra
- Quan sát cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ rót nước uống
* Chơi tự chọn
* Vệ sinh,nêu gương,trả trẻ
===========–v—=============	
@ Rút kinh nghiệm – bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ tư 25/11/2009
I. Trò chuyện.
Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình
* Yêu cầu:
- Trẻ kể một số đồ dùng trong gia đình
* Tiến hành:
- Trong gia đình có những đồ dùng gì?
II. Hoạt động chung.
Âm nhạc: Đ/c Thương
TCCT: Bọ dừa
===========–v—=============
Khám phá khoa học
Đồ dùng cần sử dụng điện
* Yêu cầu:
- Kiến thức:
 + Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình cần sử dụng điện
- Kỹ năng:
+Phát triển kĩ năng tư duy phán đoán, tưởng tượng
- Thái độ:
 + Không chơi nghịch vào những ổ cắm điện
+ Không đến gần bàn là,ấm điện.khi đã cắm điện
* Chuẩn bị:
 - Đồ vật thật: ấm điện, bàn là
- Vi deo clip ghi hình ảnh cô giáo đang sử dụng đồ dùng cần điện
- Lô tô các đồ dung trong gđ về các đồ dùng sử dụng điện và không sử dụng điện
 * Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trẻ chơi TC: “Trời tối, trời sáng”
- Cô tạo tình huống tắt điện và hởi trẻ
+ Vì sao lớp học bỗng nhiên lại tối?
Vì cô đã tắt công tắc chính là nguồn điện cho nên đèn không sáng được
+ Muốn đèn sáng được thì phải làm gì?
+ ở nhà bố mẹ thường bật điện vào buổi nào trong ngày?
 - Giải thích cho trẻ có thể sẽ phải bật điện vào các buổi trong ngày 
* Hoạt động 2: Trò chuyện về những đồ dùng sử dụng điện
 - Cho trẻ làm quen với chiếc bàn là: 
 + Muốn chiếc áo phẳng đẹp thì phải làm gì?
 + Dùng cái gì để là? 
 + Muốn bàn là hoạt động được thì phải làm gì? 
 + Vậy bàn là là đồ dùng cần sử dụng điện
 + Cô cầm bàn là là từng bước cho trẻ xem và trò chuyện cách sử dụng bàn là, chỉ có người lớn mới được sử dụng
 - Điện làm cho bàn là nóng lên thì bàn là mới là phẳng quần áo bằng vải được. Vì vậy bàn là là đồ dùng cần sử dụng điện
- Cho trẻ làm quen với ấm điện
 + Đây là cái gì? 
 + Vì sao biết là ấm điện? 
 + ấm điện dùng để làm gì? 
Khi cắm điện vào “ ấm điện” sẽ làm cho nước trong ấm nóng lên và nước trong ấm sôi
- Cô đổ nước vào ấm và cắm điện, cho trẻ nhận xét, dự đoán khi nào thì nước sôi
- Cho trẻ xem vi deoclip ghi hình ảnh cô giáo đang sử dụng đồ dùng cần điện
- Cho trẻ kể về những đồ dùng trong gia đình cần sử dụng điện mà trẻ biết
 *Hoạt động 3: Trò chơi
 - TC 1: Ai giỏi nhất:
Chia lớp làm 3 đội. Mỗi đội chạy lên tìm chọn những đồ dùng sử dụng điiện gắn lên bẳng. Đội nào tìm đúng và được nhiều đồ dùng sử dụng điện sẽ được thưởng 3 bông hoa, các đội còn lại sẽ được 2 hoặc 1 bông
- TC2: Khéo tay- tinh mắt
+ Cho trẻ nối những đồ dùng cần sử dụng điện đến ổ cắm điện bằng cách dùng dây len sâu qua lỗ nhỏ.
- Vì mất điện
- Phải bật điện
- Phải là
- Bàn là
- Cắm vào ổ điện
- Cái ấm điện
- Có dây điện
- Để nấu nước
- Trẻ kể
- Trẻ chơi trò chơi
===========–v—=============
IV.Hoạt động ngoài trời.
Vẽ những những người thân trong gia đình
*Yêu cầu:
-Trẻ biết vẽ những người thân trong gia đình
-Trẻ yêu quý những người thân trong gia đình
* Chuẩn bị:
- Câu hỏi đàm thoại
- Phấn vẽ
* Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Kiểm tra sức khoẻ trẻ
1. Hoạt động chủ đích
- Kể tên những người thân trong gia đình?
- Mọi người trong GĐ như thế nào với nhau?
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 viên phấn
- GD trẻ yêu quý người trong GĐ
2. Trò chơi
- Trò chơi; kéo cưa lừa xẻ
- Trò chơi: Kéo co
3.Chơi tự chọn
4.Trò chuyện kết thúc
- Trẻ kể
- Yêu thương nhau
- Trẻ chơi tc
===========–v—=============
II. Hoạt động góc.
-PV: Gia đình, nấu ăn, bán hàng (góc chủ đạo).
-XD: Xây nhà, vườn hoa của gia đình bé 
-HT: Xem tranh truyện về gia đình
-NT: Làm bức tranh về đồ đùng gia đình
-TN: Chơi với nước với cát
===========–v—=============
IV. Hoạt động chiều.
1. Làm quen bài mới: Thơ: Lấy tăm cho bà
* Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ
* Tiến hành:
- Cả lớp đọc
- Tổ đọc
- Trẻ lên đọc và chỉ tranh minh hoạ
2. Chơi tự chọn.
3. Vệ sinh,nêu gương,trả trẻ
===========–v—=============
@ Rút kinh nghiệm – bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ năm 26/11/2009
I. Trò chuyện.
Trò chuyện về gia đình trẻ
* Yêu cầu:
- Trẻ kể về địa chỉ nhà và ngôi nhà của trẻ
* Tiến hành:
- Con hãy kể ngôi nhà của con và địa chỉ nhà?
II. Hoạt động chung.
Làm quen với toán: So sánh sắp thứ tự chiều rộng 3 đối tượng
* Yêu cầu:
- Kiến thức
+ Trẻ biết so sánh, phân biệt về chiều rộng để sắp xếp thứ tự về chiều rộng giữa 3 đối tượng
- Kỹ năng ;
+Trẻ thao tác được theo hướng dẫn của cô 
+ Trẻ nói đúng từ “ Rộng nhất, rộng hơn, hẹp nhất”
-Thái độ :
+Giáo dục tình cảm trong gia đình với trẻ
+Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
*Chuẩn bị 
- mỗi trẻ 3 bưu ảnh có chiều rộng khác nhau
- đồ dùng của cô tương tự trẻ. Một số tấm thiệp có chiều rộng giống và khác nhau
- Một sô đồ chơi để xung quanh: bưu ảnh, hộp kẹ, vở của trẻ để trên bàn hoặc tại các góc chơi
- Hình ảnh trên màn hình vi tính
 * Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ôn tập cách so sánh chiều rộng( Sử dụng vi tính)
- Cô cho trẻ hát bài mừng sinh nhật. Cô giới thiệu quà tặng: Hai bức tranh.
Cô hỏi nội dung bức tranh.Đố trẻ bức tranh nào rộng hơn và bức tranh nào hẹp hơn.
 + Cô đặt hai bức tranh chồng lên nhau( Không đúng cách).
 + Cô đặt lại cho đúng cách, cho trẻ nêu kết quả.
 2.Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh chiều rộng ba đối tượng, tập diễn đạt môi quan hệ này.
Cô giới thiệu các bưu ảnh bằng bìa.
Cho trẻ so sánh bưu ảnh màu đỏ( Rộng nhất ) với bưu ảnh màu xanh và vàng.
- cô củng cố lại cho trẻ bưu ảnh màu đó rộng nhất.
- Cho trẻ so sánh bưu ảnh màu vàng( hẹp nhất) với bưu ảnh màu xanh và đỏ, gợi ý cho trẻ nêu kết quả.
Cô củng cố lại bưu ảnh màu vàng hẹp nhất.
- Cho trẻ so sánh bưu ảnh màu xanh với bưu ảnh màu đỏ và vàng
Trong quá trình trẻ so sánh cô chú ý kỹ năng so sánh của trẻ, để rèn trẻ so sánh đúng cách.
3.Hoạt động 3: Luyện tập so sánh sắp xếp thứ tự chiều rộng 3 đối tượng 
- Trẻ giơ bưu ảnh theo hiệu lệnh của cô
+ Rộng nhất
+ Rộng hơn
+ Hẹp nhất
Và ngược lại
 - Cho trẻ lên chọn và nêu tên các đồ dùng cô để xung quanh lớp. Chọn cái rộng nhất hoặc hẹp nhất.
- cho trẻ nhận xét.
– cho trẻ nêu kết quả.
- Trẻ nhận xét
– Bưu ảnh màu xanh rộng hơn bưu ảnh màu vàng nhưng lại hẹp hơn bưu ảnh màu đỏ.
- Màu đỏ
- Màu xanh
- Màu vàng
===========–v—=============
III. Hoạt động ngoài trời.
Quan sát cây đu đủ
*Yêu cầu:
-Trẻ quan sát nhận xét về cây đu đủ
-Trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ cây
* Chuẩn bị:
- Câu hỏi đàm thoại
* Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Kiểm tra sức khoẻ trẻ
1. Quan sát chủ đích
- Đây là cây gì?
- Nhận xét về cây đu đủ?
- Trồng cây đu đủ để làm gì?
GD trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ cây 
2. Trò chơi
- Trò chơi; Lộn cầu vồng
- Trò chơi: Kéo co
3.Chơi tự chọn
4.Trò chuyện kết thúc
- cây đu đủ
- Trẻ nhận xét về đặc điểm
- lấy quả 
- Trẻ chơi tc
===========–v—=============
II. Hoạt động góc.
PV: Gia đình, nấu ăn, bán hàng (góc chủ đạo).
-XD: Xây nhà, vườn hoa của gia đình bé 
-HT: Xem tranh truyện về gia đình
-NT: Làm bức tranh về đồ đùng gia đình
-TN: Chơi với nước với cát
 ===========–v—=============
V. Hoạt động chiều
 * HĐLĐ: Ghép xốp
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết ghép các mảnh xốp lại với nhau
- Trẻ có ý thức lao động giúp cô
2. chuẩn bị:
- xốp, thùng nước, khăn
3.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hướng dẫn trẻ
- Mùa đông nền nhà rất lạnh phải làm gì cho ấm?
- Hôm nay các con sẽ giúp cô ghép xốp
- Cô vừa ghép vừa giải thích
- 2 trẻ lên ghép
* Trẻ thực hiện
- Chia lớp làm 2 nhóm
- Trẻ về nhóm ghép xốp
* Nhận xét theo nhóm
- Trẻ vệ sinh rửa tay
- Ghép xốp
- Quan sát cô
- Trẻ ghép xốp
* Chơi tự chọn
* Vệ sinh,nêu gương,trả trẻ
===========–v—======

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_tuan_2_nhu_cau_cua.doc