Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 2, Chủ đề nhánh: Gia đình của tôi

Đón trẻ, thể dục sáng - Cô đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm gia đình.

- Chơi theo ý thích.

- Thể dục sáng: Mỗi động tác 2l x 4n.

+ Tay: Xoay cổ tay.

+ Chân: Dẫm chân tại chỗ.

+ Bụng: 2 tay chống hông quay người sang 2 bên.

+ Bật: Bật tại chỗ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 2, Chủ đề nhánh: Gia đình của tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống
 4
PTNT
(văn học)
 HĐ nghe: thơ: " cô dạy"
HĐ nghe: bông hoa cúc trắng
HĐ nghe: lấy tăm cho bà
HĐ nói: "cái bát xinh xinh"
PTTM
(tạo hình)
-vẽ hoa tặng cô ( YT)
- tô màu tranh gia đình ( ĐT)
- vẽ ngôi nhà nhỏ..(ĐT)
- dán trang trí cái bát
 5
PTNT
(làm quen với toán)
- sắp xếp thứ tự chiều cao của 3 đối tượng
- tách gộp các nhóm, tạo nhóm có 3 đối tượng
- ô các màu sắc cơ bản
- nhận biết phân biệt các hình vuông hình tam giác
 6
PTTC-QHXH
(âm nhạc)
- VĐ: múa cho mẹ xem
VĐ: cả nhà thương nhau
DH: nhà của tôi
- xây dựng đề tài chủ điêm gia đình
 Kế hoạch tuần 2: Gia đình của tôi
 ( Từ ngày 24-28/10/11)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, thể dục sáng
Cô đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm gia đình.
Chơi theo ý thích.
Thể dục sáng: Mỗi động tác 2l x 4n.
+ Tay: Xoay cổ tay.
+ Chân: Dẫm chân tại chỗ.
+ Bụng: 2 tay chống hông quay người sang 2 bên.
+ Bật: Bật tại chỗ.
Hoạt động học có chủ đích
- Chuyền bóng qua đầu
-TCVĐ
- Những người thân trong gia đình
- HĐ nghe: bông cúc trắng
- Tô màu tranh gia đình (ĐT)
- Tách gộp các nhóm, tạo nhóm có 3 đối tượng
- VĐ: cả nhà thương nhau
Hoạt động ngoài trời
 - Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình
- TCVĐ: 
rồng rắn.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi cô chuẩn bị.
- Hát bài tổ ấm gia đình
- TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do: Chơi với các t/c ngoài trời
- Vẽ theo ý thích
- TCVĐ: 
trời nắng trơi mưa
- Chơi tự do: Chơi nhặt sỏi, xếp hình ..
- So sánh số thành viên trong gia đìnhcủa trẻ
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do: Mèo duổi chuột
- Hát bài :cho con
TCVĐ: Tạo dáng.
- Chơi tự do: xếp hột hạt,..
Hoạt động góc
Góc xây dựng: ngôi nhà của bé
 2. Góc phân vai:gia đình của bé
 3. Góc học tập- sách:
 + tô màu ngôi nhà ,ghép hình ngôi nhà
 +đọc các bài thơ về gia đình
 4. Góc nghệ thuật:
 + âm nhạc :hát các bài hát trong chủ điểm
 -. Băng đĩa các bài hát về gia đình
 5. Góc thiên nhiên : Làm bánh từ cát và nước.
 * Chuẩn bị: Cây cảnh ở góc thiên nhiên, bình đựng nước, đồ dùng đúc bánh.
Hoạt động chiều
- Xem phim về chủ điểm gia đình
- Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng.
- đọc đồng dao
- Kể chuyện cho trẻ nghe "hoa dạ hương"
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
 Kế hoạch hoạt động ngày
 Tuần 2 chủ điểm nhánh: Gia đình của tôi
 Nội dung
 Mục đích yêu cầu
 Phương pháp và hình thức tổ chức
Thứ 2 24/10/11
PTTC
(vận động)
chuyền bóng qua đầu
TCVĐ
- Kiến thức: Làm đúng các động tác, 2 tay đưa bóng lên cao va đưa qua đầu để bạn đón lấy.
- Kỹ năng: trẻ khéo léo khi chuyền bóng sang cho bạn đón lấy, không làm bóng rơi
- Thái độ: trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
* Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, bóng thể dục.
1) Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau"
- Bài hát nói về ai?
- Các cháu hãy kể về các thành viên trong gia đình của mình
- Để cho cơ thể khỏe mạnh mọi người trong gia đình cùng nhau tập thể dục
2) Hoạt động 2:
- Khởi động: đi các kiểu bắt chước theo đoàn tàu
- Bài tập phát triển chung: 
+ động tác tay: tay đưa sang ngang gập khủy tay
+ chân: ngồi xổm đứng lên liên tục
+ lưng: đứng nghiêng người sang 2 bên
+ bật: bật tai chổ
- Vận động cơ bản: chuyền bóng qua đầu
- TH: + cô làm mẩu không phân tích động tác
+ Lần 2: cô vừa làm vừa phân tích
cả lớp chia thành 3 đội, mỏi đội đứng thành hàng dọc, người đứng đầu cầm bóng giơ cao qua đầu chuyền cho người thứ 2, tương tự người thứ 2 chuyền cho người thứ 3 và cho đến hết các thành viên
trong cùng thời gian độinào chuyền xong trước sẽ thắng
+ Cho cả lớp cùng thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Tổng kết xem đội nào thắng và làm đúng yêu cầu kỹ thuật
- Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột.
cô nói cách chơi, luật chơi và tổ chức
cho trẻ chơi 3-4 lần
3) Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 vòng và hát bài "Cả nhà thương nhau"
Thứ 3
25/10/11
Những người thân trong gia đình
- Trẻ biết rỏ hơn về những người thân trong gia đình
( Họ tên, nghề nghiệp, công việc, sỡ thích, nhà ỡ..)
- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình của mình
* Chuẩn bị: 1 Số bài hát về nội dung hoạt động
* Thực hiện:
1) Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau"
2) Hoạt động 2:
- Bài hát nói về điều gì? Hãy trò chuyện về gia đình của mình
- Cho trẻ trò chuyện theo tổ, sau đó cử đại diện lên giới thiệu cho cả lớp nghe ( tôi thưa các bạn đây là gia đình của tôi, gia đình tôi có bố mẹ, anh chị..)
Bạn hãy nói cho cả lớp biết bó bạn làm nghè gì? Còn mẹ? Hỏi về công việc của từng thành viên trong gia đình dể trẻ trả lời.
- Còn gia đình con thì sao? Gia đình có mấy người? Công việc của mọi người như thế nào?
- Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ:
Đưa 2 bức tranh(ảnh) về gia đình cho cả lớp xem, gia đình đông người, gia đình ít người và cho trẻ đàm phán về nội dung của tranh.
Các con nhận xét gì về 2 bức tranh này? Trẻ nói các ý tưởng của trẻ.
Hãy đếm xem gia đình này có mấy người? Còn gia đình này thì sao?
2 gia đình này gia đình nào nhiều người hơn?
- Giải thích cho trẻ biết gia đình ít người la gia đình nhỏ, còn gia đình đông người là gia đình lớn.
- Vậy ông bà sinh ra bố thì gọi như thế nào? ( ông bà nội)
Còn ông bà sinh ra mẹ thì gọi như thế nào? ( ông bà ngoại)
( Giải thích thêm cho trẻ hiểu gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con, còn gia đình có 1-2 con gọi là gia đình ít con)
- Những gia đình ít con thường có cuộc sống no đủ và đỡ vất vã hơn gia đình đông con
* Giáo dục: Biết yêu thương , kính trọng ông, bà, bố, mẹ và những người thân trong gia đình, biết giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người, nhường nhịn các em nhỏ...
3) Hoạt động 3: Trò chơi phân loại tranh tgheo gia đình lớn- nhỏ
- Cách chơi: vẽ 2 vòng tròn lớn trên sàn nhà co ký hiệu màu xanh- đỏ. vòng có ký hiệu màu xanh dành cho gia đình nhỏ, vòng có ký hiệu màu đỏ dành cho gia đình lớn, mổi trẻ cầm trên tay 1 tranh bất kỳ và yêu cầu trẻ quan sát xem mình đang cầm gia đình lớn hay gia đình nhỏ. trẻ đi xung quanh vòng tròn , vừa đi vừa hát bài "Nhà của tôi".
Khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy về ngôi nhà tương ứng, nếu ai về nhầm nhà phải nhảy lò cò 1 vòng
4) Hoạt động 4: Kết thúc
- Trẻ hát bài hát: "Tổ ấm gia đình"
 Thứ 4
 26/10/11
 PTNT
 (văn học)
 HĐ:nghe
 Bông hoa cúc trắng
 * PTTM
(tạo hình)
Tô màu tranh gia đình (ĐT)
- Kiến thức;trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện
Hiểu nội dung truyện 
Biết được tên các nhân vật trong truyện 
-Trả lời được các câu hỏi đơn giản của cô
- Kỹ năng:
trả lời rõ ràng mạch lạc trọn vẹn câu hỏi của cô
- Thái độ:trẻ hứng thú tham gia học tập
*Kiến thức :Trẻ biết sử dụng màu khác nhau để tô
* Kỹ năng :Ngồi đúng tư thế va biết cách cầm bút ,rèn luyện kỹ năng tô xoay tròn.
* Thái độ :Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ sản phẩm của mình và yêu quý những người thân trong gia đình
I) Chuẩn bị:
- Tranh truyện "Bông cúc trắng"
- Đia bài hát '' Bàn tay mẹ"
II) Tiến hành:
1) Trò chuyện gây hứng thú
Cho trẻ hát bài "Bàn tay mẹ''
Gợi hỏi tên bài hát ?Trẻ trả lời (Bàn tay mẹ)
Tình cảm của Ba Mẹ đã dành cho các con không gì so sánh được .Những tình
cảm đẹp đẽ nhất ,chăm chút cho các con từng li từng tí .Để đáp lại tình cảm đó thì người con phải làm gì.Sau đây cô sẽ kể cho cả lớp cùng nghe câu chuyện:"Bông cúc trắng"và để xem cô bé trong câu chuyện có thương mẹ của mình không nhé !
2) Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức 
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần
- Lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh 
3) Hoạt động 3:Đàm thoại ,trích dẫn
- Cô vừa kể cho các con câu chuyện
 gì ?
- Trong truyện" Bông hoa cúc trắng" có những nhân vật nào ?(người mẹ ,cô bé ,bà cụ)
- Hai mẹ con nhà cô bé sống ở đâu ?
- Vì phải làm việc vất vả nên mẹ cô bé bị làm sao ?
- Mẹ đã bảo cô bé đi gặp ai ?
- Cô bé đã gặp ai ?
- Bà cụ đã bảo gì cô bé khi khám cho mẹ cô bé xong ?
- Bỗng có điều gì xảy ra ?
- Cô bé đã làm gì ?
* Bài học giáo dục: Các con còn nhỏ phải ngoan ,biết nghe lời người lớn tuổi. Khi ông bà, bố mẹ ốm, mệt các con không được quấy, biết giúp đỡ những công việc nhỏ như lấy thuốc nước, ngồi cạnh kể chuyện, hát, đọc thơ ,để ông bà bố mẹ thêm vui .
4) HĐ4: Dạy trẻ kể lại chuyện 
- Trẻ kể theo tranh 
- Kể theo tưng đoan cô gợi ý 
- Cá nhân kể
- Đóng kịch :1 trẻ đóng mẹ 
 1 trẻ đóng con 
 1 trẻ đóng bà cụ
5)Kết thúc: cho trẻ hát bài"Bàn tay mẹ''
I. Chuẩn bị :
- Tranh mẫu của cô ,kệ trưng bày sản phẩm ,bút sáp màu 
II .Tiến hành
1.HĐ1. Trò chuyện gây hứng thú 
- Hát bài ''Tổ ấm gia đình"
cô và trẻ cùng trò chuyện
- Các con cho cô biết trong bài hát có những ai ?
có bố và con ,vậy có tất cả mấyngười ?
- Thế 3 người thuộc gia đình lớn hay bé 
- Nhà bạn nào co thêm ông bà nữa thì gọi là gia đình lớn đấyvà gia đình lớn thuộc 3 thế hệ 
- Thế các con có yêu thương ông bà bố mẹ không ?
- Vậy yêu thương ông bà bố mẹ thì các con phải như thế nào ?
- Các con ơi ! Trong gia đình chúng ta thì bố mẹ ông bà mỗi nguwoif có 1 công việc những công việc đó có ích rất nhiều cho các thành viên trong gia đình ,các con cũng biết trong bài hát " tổ ấm gia đình "có 3 người : bố mẹ và con .Bây giờ cô tổ chức cho các con tô mau tranh gia đinh nhé .
2.HĐ2. Quan sát -Đàm thoại 
- Cô có bức tranh vẽ về gia đình ,các con hãy cùng cô đếm xem mấy người 
Đây là bức tranh cô vẽ và tô màu gia đình bạn Lan .các con thấy bố mẹ bạn Lan mặc áo màu gì ?
- Còn bạn Lan mặc áo màu gì ?
- Thế các con có muốn tô màu bức tranh như của cô không ?
- Ngay bây giờ cô hướng dẫn các con tô nhé .Và bây giờ cô còn có bức tranh bố mẹ và ông bà bạn Lan ,các con đếm xem có mấy người ?
- Cô cho trẻ đếm và nêu nhận xét về nội dung bức tranh 
- Cô nhắc lại cach tô và cho trẻ tô ,nhắc cách cầm bút và cách tô màu 
- Cô hỏi ý tưởng của 1 số trẻ .
3.HĐ3 .Cô làm mẫu .Bây giờ các con chú ý cô tô màu nhé !
- Cô cầm bút bằng tay phải ,cô dùng kỹ năng xoay tròn và khi tô chú ý không lem ra ngoài 
4.HĐ4 .Trẻ thực hiện 
- Cho trẻ thực hiện nhắc trẻ cách cầm bút ,tư thế ngồi 
-Cô gợi ý để trẻ định 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_tuan_2_chu_de_nhan.doc