Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình tôi
II. MỤC TIÊU:
1. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết địa chỉ gia đình, các thành viên và công việc của các thành viên trong gia đình cũng như mối quan hệ họ hàng và những thay đổi diễn ra hàng ngày.
- Nhận biết và phân biệt các hình học phẳng, so sánh cao thấp, số lượng thành viên trong gia đình.
2. Phát triển thể chất:
- Trẻ biết thực hiện được những vận động đơn giản: Đi, chạy
- Biết phối hợp tay – chân -mắt nhịp nhàng, linh hoạt.
- Hướng dẫn trẻ biết ăn uống hợp vệ sinh.
3. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết yêu thương và kính trọng mọi người trong gia đình.
- Hiểu và tôn trọng nét đẹp truyền thống trong gia đình.
- Biết sử dụng những kỹ năng vẽ đơn giản để vẽ chân dung mẹ.
- Yêu thích, tôn trọng tác phẩm của trẻ và của bạn.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.
ủa gia đình. - So sánh số lượng người trong gia đình, nhận biết chữ số. - Tìm hiểu về công việc của các thành viên trong gia đình trẻ. PT tình cảm-xh - Trò chuyện về mối quan hệ và công việc của người thân trong gia đình, thái độ của trẻ đối với họ. - Tổ chức các hoạt động, trò chơi đóng vai gia đình. GIA ĐÌNH TÔI PT thẩm mỹ - Làm quen với hồ dán. Vẽ các thành viên trong gia đình - Hát và vận động minh hoạ bài hát “Yêu Hà Nội”. PT thể chất - Tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng. - Cho trẻ thực hiện vận động: Ném trúng đích nằm ngang - TC: Cáo và thỏ, Mèo bắt chuột. PT ngôn ngữ - Làm bảng môi trường chữ viết cho trẻ hoạt động trong lớp. - Kể và đàm thoại với trẻ về câu chuyện Tích Chu. IV. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG Những hình ảnh đẹp về gia đình Tổng cộng: hình ảnh Đồ dùng gia đình Tổng cộng: đồ dùng Những câu nói bé giành cho ba mẹ Tổng cộng: câu nói V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY THỜI GIAN CÁC HOẠT ĐỘNG Ngày thứ nhất - HĐ1: Trò truyện về các thành viên trong gia đình bé. - HĐ2: Người thân của bé - HĐ3: Đóng vai gia đình- Xếp hình người từ các hình học. - HĐ4: Quan sát nhà cao tầng - chơi “Tìm đúng nhà” - HĐ5: Hát “Cả nhà thương nhau”. Ngày thứ hai - HĐ1: Trò truyện theo hiểu biết của trẻ về Hà Nội. - HĐ2: Mừng Hà Nội tròn 1000 tuổi - HĐ3: Hát, vận động “Yêu Hà Nội”. - HĐ4: Xây nhà cho bé - thiết kế nhà đẹp mừng đại lễ. - HĐ5 : Làm cỏ cho hoa - chơi kéo co - HĐ6: Giáo dục tình cảm của trẻ với quê hương, với thủ đô Hà Nội. Ngày thứ ba - HĐ1: Xem tranh gia đình, trò chuyện về địa chỉ gia đình bé. - HĐ2: So sánh số lượng thành viên trong gia đình. Nhận biết chữ số 3. - HĐ3: Bé vẽ người bé yêu nhất trong gia đình – Bé đi khám bệnh. - HĐ4: Quan sát tranh “bé giúp mẹ”, trò chuyện với trẻ về những việc làm của bé ở nhà - chơi “Rồng rắn” - HĐ5: Đọc thơ “Em yêu nhà em”. Ngày thứ tư - HĐ1: Tìm hiểu về những thay đổi trong gia đình bé. - HĐ2: Kể chuyện “Tích Chu”. - HĐ3: Chọn trang phục cho gia đ ình – Chơi với nước. - HĐ4: Xem ảnh về các hoạt động của gia đình – Chơi “Mèo đuổi chuột” - HĐ5: Đọc bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”- Giáo dục lễ giáo. Ngày thứ năm - HĐ1: Dạy trẻ đọc ca dao, tục ngữ về ông bà, cha mẹ. - HĐ2: Ném trúng đích nằm ngang - HĐ3: Bé xây nhà đẹp - Ghép tranh gia đình. - HĐ4: Chơi các trò chơi dân gian: Bỏ giẻ, Chi chi chành chành. - HĐ5: Kể chuyện theo tranh - Nhận xét bé ngoan. NGÀY THỨ 1 Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010 NGƯỜI THÂN CỦA BÉ - Trẻ biết tạo hình người từ các vật liệu khác nhau theo ý tưởng. - Phát triển ở trẻ kỹ năng khéo léo và óc sáng tạo. - Biết được một số đặc điểm của nhà cao tầng. - Giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng người lớn trong gia đình. HOẠT ĐỘNG 1: CÙNG ĐOÁN XEM - Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé (trong gia đình bé có những ai? Họ làm những công việc gì?) - Nhắc nhở trẻ biết yêu thương và quý trọng gia đình. HOẠT ĐỘNG 2: NGƯỜI THÂN CỦA BÉ * Trò chơi 1 : Đoán người trong ảnh - Cô mở hình trên vi tính lần lượt cho trẻ đoán đây là ai? (Ông, bà, cha, mẹ. anh, em) - Hỏi trẻ về những thành viên trong gia đình trẻ. * Trò chơi 2: Thành viên gia đình bé. - Cô tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, xé dán hình người thân trong gia đình - Trẻ lựa chọn hình thức hoạt động và thực hiện theo nhóm - Gợi ý trẻ sáng tạo với nguyên vật liệu. - Động viên, giúp đỡ trẻ yếu, gợi ý trẻ thay đổi hình thức nhóm. * Trò chơi 3: Những người thân tuyệt vời. - Trẻ cầm trên tay sản phẩm của mình vửa đi vòng tròn vừa hát bài “Cho con” - Cô và trẻ cùng hát vaì lần. . HOẠT ĐỘNG 3: GIA ĐÌNH VUI VẺ - Tổ chức cho trẻ bắt chước đóng vai gia đình có ông, bà, bố,mẹ, anh em - Dạy trẻ cách xếp hình người, phát huy trí tưởng tượng của trẻ. - Nhắc nhở trẻ dọn dẹp đồ dùng ngăn nắp sau khi chơi. HOẠT ĐỘNG 4: NGÔI NHÀ XINH - Tổ chức cho trẻ quan sát nhà cao tầng và trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm: màu sắc, kích thước, hình dáng - Cho trẻ chơi trò chơi: “Tìm đúng nhà” HOẠT ĐỘNG 5: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU - Cho trẻ hát lại bài hát “ Cả nhà thương nhau”. - Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ. NGÀY THỨ 2 Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010 1000 NĂM THĂNG LONG -HÀ NỘI - Giới thiệu với trẻ một số hình ảnh về Hà Nội, về đại lễ 1000 năm Thăng Long- HN - Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, cả nước đang chung vui kỹ niệm Hà Nội tròn 1000 tuổi. - Trẻ thuộc và vận động vỗ phách bà hát “Yêu Hà Nội” - Dạy trẻ biết cách xây nhà. HOẠT ĐỘNG 1: BÉ BIẾT GÌ? - Cô cho trẻ xem tranh các phong cảnh quê hương và trò chuyện về Hà Nội theo hiểu biết của trẻ. HOẠT ĐỘNG 2 : THỦ ĐÔ YÊU DẤU * Trò chơi 1: Ngắm nhìn cảnh đẹp - Cô cho trẻ xem phim về: Hồ Guơm, Lăng Bác - Trò chuyện với trẻ về các thắng cảnh đó ở đâu. * Trò chơi 2: Mừng Thủ đô 1000 tuổi - Cô giới thiệu với trẻ về đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội qua tranh trên màn hình vi tính - Đàm thoại về những hiểu biết của trẻ xung quanh đại lễ. - Các ban ngành và đoàn thể tích cực thi đua hưởng ứng phong trào mừng Hà Nội 1000 năm. - Công tác chuẩn bị cho ngày lễ. - Thời gian diễn ra và kết thúc. - Sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. * Trò chơi 3: Bức tranh Hà Nội - Cô tổ chức cho trẻ vẽ tranh theo nhóm về lễ hội Thủ đô - Gợi ý để trẻ phát huy trí tưởng tượng - Cô cùng tham gia vào các nhóm, động viên, khích lệ trẻ. * Trò chơi 4: Đoàn tàu du lịch - Cho trẻ làm đoàn tàu đi tham quan Hà Nội. HOẠT ĐỘNG 3: EM YÊU HÀ NỘI * Trò chơi 1: Hát về Hà Nội - Cô Xướng âm “ La” bài hát “ Yêu Hà Nội” cho trẻ đón tên. - Cho cả lớp cùng hát với cô ( Sử dụng đàn) * Trò chơi 2: Vũ điệu Thăng Long. - Cô dạy trẻ cách vận động vỗ phách bài hát “ Yêu Hà Nội”. - Mỗi trẻ 1 nhạc cụ âm nhạc: Phách tre, gáo dừa, xúc xắcvận động theo lời bài hát. - Tổ chức cho trẻ thi đua dưới hình thức theo tổ- nhóm. - Chú ý sữa sai cho trẻ. * Trò chơi 3: Giai điệu ngọt ngào - Cô giới thiệu tên bài hát “ Ca ngợi tổ quốc” Sau đó cô hát cho cả lớp cùng nghe.. * Trò chơi : Nốt nhạc vui - Giới thiệu cách chơi: Trẻ kết thành nhóm: nhóm Do, nhóm re, nhóm Mi. Trên bảng là các nốt nhạc, phía sau mỗi nỗt nhạc là những yêu cầu khác nhau, nhóm chọn nốt nhạc nào phải làm theo yêu cầu của nốt nhạc đó. Vd: Hát, múa những bài hát về gia đình, quê hương, thầy cô.... HOẠT ĐỘNG 3: KỸ SƯ TÀI HOA. - Xây dựng nhà cho bé: Giúp trẻ xây dựng nhà từ những miếng ghép, hàng rào, vườn hoa - Biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo nên ngôi nhà. HOẠT ĐỘNG 4: BÉ LAO ĐỘNG TỐT - Cho trẻ làm cỏ trong các bồn hoa, nhặt lá sân trường làm cho trường sạch đẹp mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Kéo co HOẠT ĐỘNG 5: BÉ LÀ BÉ NGOAN - Nhắc lại các hoạt động trong ngày. Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, gia đình. NGÀY THỨ 3 Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010 GIA ĐÌNH NHỎ - Trẻ biết đếm và so sánh số lượng thành viên 2 gia đình. Biết được đặc điểm chữ số 3 - Rèn khả năng tư duy cho trẻ. - Trẻ biết tích cực tham gia vào các trò chơi - Trẻ biết vẽ ba, mẹ, ông, bà là những người gần gũi và thân yêu nhất. - Giáo dục trẻ tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình. HOẠT ĐỘNG 1: KỂ CHO BẠN NGHE - Tổ chức cho trẻ kể về nơi sinh sống của gia đình, địa chỉ và số điện thoại nhà bé. HOẠT ĐỘNG 2 : 2 GIA ĐÌNH NHỎ * Trò chơi 1: Câu chuyện gia đình - Cô giáo kể cho trẻ nghe câu chuyện về hai anh em mồ côi, vừa kể vừa gắn hình nhân vật lên bảng. - Hỏi trẻ về số thành viên trong gia đình này. Cô gắn số tương ứng: 2 - Cô kể tiếp: Hai anh em đi siêu thị mua áo (cô gắn 3 chếc áo lên bảng). Yêu cầu trẻ chọn số áo vừa đủ với số thành viên gia đình. Hỏi trẻ vì sao chọn như vậy. * Trò chơi 2: So sánh số lượng thành viên 2 gia đình - Một gia đình khác mời hai anh em đến chơi (3 thành viên). Cho trẻ gắn hình nhân vật cùng cô. - Trẻ so sánh số lượng thành viên 2 gia đình. Gắn số 3, giới thiệu đặc điểm. - Tìm các đồ dùng có số lượng 3 trong lớp học. * Trò chơi 3:Gia đình. - Cách chơi: Cô cho trẻ kết nhóm mỗi gia đình có 3 thành viên. * Trò chơi 4: Tìm chữ số biểu thị số người trong gia đình - Cho mỗi “gia đình” tìm trong sách, báo cắt chữ số 3, xem gia đình nào cắt đựơc nhiều. - Nhận xét sau lần chơi. HOẠT ĐỘNG 3: NGƯỜI BÉ YÊU THƯƠNG - Tổ chức cho trẻ vẽ tranh về người bé yêu trong gia đình. - Hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai người bệnh và bác sĩ. HOẠT ĐỘNG 4: BÉ NGOAN GIÚP MẸ - Trẻ được quan sát tranh “bé giúp mẹ” và thảo luận về những việc bé giúp đỡ gia đình. - Giáo dục trẻ biết thừong xuyên giúp đở người thân - Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn HOẠT ĐỘNG 5: EM YÊU NHÀ EM - Vận động nhẹ. Dạy cháu đọc bài thơ “Em yêu nhà em”. NGÀY THỨ 4 Thứ năm, ngày 14 tháng 10 năm 2010 CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH - Trẻ hiểu truyện, nắm được trình tự phát triển của cốt truyện. - Nghe và hiểu ngôn ngữ của câu chuyện: Biết đặc và trả lời các câu hỏi. - Phát triển khả năng chú ý, xúc cảm, ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng. - Giáo dục qua bài học. HOẠT ĐỘNG 1: CÙNG NHAU CHIA SẺ - Cho trẻ hát các bài về gia đình, và tìm hiểu về những thay đổi trong gia đình bé (Gia đình bé ai mới sinh ra? ai chuyển đi? Thay đổi chỗ ở) HOẠT ĐỘNG 2 : T ÍCH CHU * Trò chơi 1: Câu chuyện: “ T ích Chu”. - Tạo tình huống cho trẻ nghe tiếng đối thoại giữa bà và Tích Chu để dẫn dắt vào câu chuyện. - Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Diễn cảm - Lần 2: Sử dụng rối theo nội dung câu chuyện. - Qua nội dung câu chuyện, giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng và giúp đỡ ông bà, cha mẹ.. * Trò chơi 2: Kể truyện cùng cô giáo - Tổ chức cho trẻ được kể lại câu chuyện theo cô (Dựng mô hình câu chuyện: Ngôi nhà, T ích Chu, b à, chim) - Sau đó cô và trẻ cùng đàm thoại theo nội dung cốt truyện. + Tên nhân vât? + Tình tiết nội dung câu chuyện? + Đánh giá nhân vật? * Trò chơi 3: Bé đặt tên truyện - Cô và trẻ cùng đặt tên câu chuyện. Trẻ đặt theo ý thích. Cô nhận xét, bổ sung. HOẠT ĐỘNG 3: AI NHANH TAY. - Trẻ chọn và phân loại trang phục gia đình. - Chơi với nước: Tưới nước cho cây HOẠT ĐỘNG 4: ẢNH ĐẸP GIA ĐÌNH. - Trẻ được xem tranh về các sinh hoạt của gia đình: Gia đ
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_toi.doc