Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình
2. Kỹ năng :
- Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu.)
- Trẻ so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại đồ dùng (về màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu)
- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, và ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo Dục:
- Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm
-Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình
GIÁO ÁN MTXQ: Một số đồ dùng trong gia đình Chủ đề : Gia đình Nhánh 3: Nhu cầu của gia đình Độ tuổi : 4 -5 tuổi Thời gian 20-25p Người thực hiện : Nguyễn Thị Hằng Nga I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình 2. Kỹ năng : - Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu....) - Trẻ so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại đồ dùng (về màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu) - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, và ghi nhớ có chủ định.. 3. Giáo Dục: - Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm -Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình II. CHUẨN BỊ III. TIẾN HÀNH 1. Gây hứng thú + Chào mừng các bé đến với cuộc thi“Bé thông minh nhanh trí” + Đến với cuộc thi của chúng ta hôm nay rất vinh dự có sự góp mặt của các vị BGK là các cô giáo trong trường mần non Phú Quang. Xin một tràng phó tay thật lớn để chào đón cuộc thi “ Bé thông minh nhanh trí” - Cuộc thi ngày hôm nay chúng ta sẽ phải trải qua 4 phần thi: + Phần 1 : Màn chào hỏi + Phần 2: Bé cùng khám phá + Phần 3 : Bé nhanh trí + Phần 4: Bé thử tài. - Và bây giờ xin mời các đội đến với phần thi thứ nhất là phần thi “ Màn chào hỏi” xin mời các đội nên giới thiệu về đội chơi của mình a. Phần 1 : Màn chào hỏi + Đội 1 : Xin chào tất cả các bạn, đội chơi của tôi là đội số 1 gồm 6 thành viên + Đội 2: Còn chúng tôi là đội số 2, gồm 6 thành viên xin chào tất cả các bạn + Đội 3 : Chúng tôi là đội chơi số 3, đội chúng tôi gồm 6 thành viên xin chào tất cả các bạn + Vừa rồi là phần chào hỏi của 3 đội thi, tiếp theo chương trình là phần thi thứ 2 “ Bé cùng khám phá” + Trước khi bước vào phần thi thứ 2, xin mời 3 đội chơi nghe nhạc và hát vang bài hát “ Mời bạn ăn” + Khi gia đình chúng ta ăn cơm thì cần có đồ dùng gì? ( bát, thìa) + Ngoài những đồ dùng đó ra các bạn còn biết những đồ dùng nào nữa. => Cô chốt lại : Trong gia đình có rất nhiều những đồ dùng, dụng cụ khác nhau, mỗi đồ dùng có 1 tác dụng khác nhau vì vậy chúng mình phải luôn giữ gìn đồ dùng sạch sẽ khi sử dụng các bạn có đồng ý không? + Để biết xem trong gia đình có những đồ dùng gì và tác dụng của đồ dùng đó như thế nào chúng ta cùng nhau bước vào phần thi thứ 2 “ Bé cùng khám phá” b.Phần 2 : Bé cùng khám phá + Nhiệm vụ của 3 đội chơi như sau. Trên đây cô có 3 chiếc hộp và trong mỗi chiếc hộp có chứa những món quà, nhiệm vụ của mỗi đội chơi là khám phá xem trong chiếc hộp bí mật có gì, và đội chơi đó phải đưa ra câu đố hoặc động tác mô phỏng đồ dùng đó để 2 đội còn lại đoán được bí mật gì trong hộp của đội mình + Đội 1 : Cái bát sứ + Đội 2 : Cái nồi nhôm + Đội 3 : Cái cốc inox - Cô cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô + Vừa rồi các đội đã khám phá món quà trong chiếc hộp bí mật, bây giờ cả 3 đội cho cô biết món quà của đội 1 là gi? Đội 2, đội 3? ( Cái bát, cốc, cái nồi) Cô mời các đội hày về vị trí của mình để cô con mình cùng khám phá từng loại đồ dung nào * Cái bát + Tất cả các đội hãy chú ý nên tay cô, các bạn thấy trên tay cô có gì đây? ( Cái bát) + Cái bát dùng để làm gì ? + Bát được trang trí như thế nào ? + Miệng bát có dạng hình gì ? + Vì sao bát lại đứng được? ( Chân bát) + Cái bát này làm bằng chất liệu gì ? + Chúng ta phải giữ gìn như thế nào ? -> Giáo dục: vì làm bằng sứ nên rất dễ vỡ, vì vậy chúng ta phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng khi cầm - Khi ăn cơm chúng ta cầm bát bằng tay nào ? - Cho 1 trẻ lên sờ vào cái bát và hỏi: “Con thấy thế nào ? Nhẵn hay sần sùi ?” - Ngoài cái bát này, chúng mình còn biết có những loại bát nào ? =>Cô chốt: cái bát là đồ dùng trong gia đình dùng để ăn.Cái bát này được làm bằng sứ, miệng bát tròn, lòng bát sâu,nền bát màu trắng có hoa trang trí xung quanh, khi sờ vào bát chúng ta thấy bát rất nhẵn. Có rất nhiều loại bát như bát to để đựng canh, bát để đựng nước chấm và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa, sứ, gốm, thủy tinhKhi ăn cơm các con cầm bát bằng tay trái, ăn xong chúng ta phải rửa để cho bát luôn sạch sẽ. + Vừa rồi cô và 3 đội đã tìm hiểu về cái bát bây giờ cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu khám phá về món quà của đội chơi thứ 2 đó là đồ dùng gì các bạn? ( Cái cốc) - Cô đưa cái cốc ra hỏi: “đây là cái gì ?” + Cái gì để uống nước ? - Cái cốc này có màu gì ? - Miệng cốc có dạng hình gì ? - Cô chỉ vào quai cốc hỏi trẻ: “cái gì đây ? Để làm gì ?” - Cái cốc này được làm bằng chất liệu gì ? - Cái cốc dùng để làm gì ? => Cô chốt: Cái côc là đồ dùng trong gia đình dùng để uống. Cái cốc này có màu xám,miệng cốc có dạng hình tròn, có quai để cầm được dễ, được làm bằng inox. Có rất nhiều loại côc khác nhau và được làm bằng nhiều chất liệu như: thủy tinh, gốm, sứ, nhựaKhi dùng hàng ngày chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ + Cuối cùng chúng ta tìm hiểu về món quà của đội số 3 đó là cái nồi - Cô đưa cái nồi ra hỏi: + Cái gì đây ? + Dùng để làm gì + Cái nồi này làm bằng chất liệu gì ? + Miệng nồi có dạng hình gì ? + Cô chỉ vào quai nồi hỏi: “Đây là cái gì ? Để làm gì ?” + Có mấy cái quai nồi ? + Cô chỉ vào vung nồi hỏi: “Đây là cái gì ? Để làm gì ?” + Ngoài ra các con còn biết cái nồi được làm bằng những chất liệu gì nữa ? => Cô chốt: Cái nồi là đồ dùng trong gia đình dùng để nấu thức ăn. Cái nồi có vung nồi, có 2 cái quai để cầm cho dễ, cái nồi này được làm bằng nhôm, 1 số nồi khác còn được làm bằng inox và nó là đồ dùng cần thiết cho gia đình đấy các con ạ. Vừa rồi cô con mình cùng tìm hiểu 3 loại đồ dung gia đình đó là cái bát, côc, nồi. những loại đồ dung này đều là đồ dung trong gia đình dùng để ăn uống, nấungoài những đồ dung này ra trong gia đình còn rất nhiều đồ dung khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hang ngày của chúng ta như ti vi tủ lanh giường tủ bàn ghế và khi sử dụng các laoij đồ dùng chúng ta cần phải cẩn thận giừ gìn vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt với những đồ dung dung bằng điện bẳng lửa các con muốn dùng phải nhờ đến người lớn làm hộ lấy hô các con còn nhỏ không được tự ý sử dụng gây nguy hiểm điện giật c. Phần 3 : Bé nhanh trí “ so sánh cái cốc inox và cái bát sứ” + Tiếp tục chương trình chúng ta bước vào phần thi thứ 3 “ Bé nhanh trí” + Nhiệm vụ của phần thi này như sau Trên bàn của cô có cái gì đây (bát, cốc) - Bát là đồ dùng để ăn, còn cốc là đồ dùng để uống vậy nhiệm vụ của 3 đội chơi hãy tìm ra đặc điểm giống và khác nhau của chúng. Trước tiên là tìm điểm khác nhau - Bát là đồ dùng để ăn, còn cốc là đồ dùng để uống vậy 3 đội chơi hãy tìm hiểu xem cái bát và cốc có điểm gì giống và khác nhau ( Khác tên gọi. Cái bát dùng để ăn – cốc để uống nước, cái bát làm bằng sứ – cốc làm inox, cốc có quai – bát không có quai Điểm giống nhau: Đều là đồ dùng dùng để ăn uống sinh hoạt hang ngày trong gia đình, đều có miệng hình tròn... * Củng cố + Hôm nay các bạn được tìm hiểu cái gì ? ->Cô kết luận: bát, cốc, nồi tuy có cấu tạo, chất liệu, công dụng khác nhau nhưng chúng đều là đồ dùng để ăn, uống trong gia đình và rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình. * Mở rộng : ngoài đồ dùng để ăn, uống trong gia đình chúng mình còn có tủ lạnh, giường, đồ dùng để giải trí như ti vi, đài, đồ dùng phục vụ nhu cầu đi lại: xe máy, xe đạp => GD : Người lớn đã phải lao động vất vả mới làm ra được. Vì vậy khi dùng chúng mình phải giữ gìn thật cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ , cất gọn gàng, Chú ý khi sử dụng những đồ dùng làm bằng sành, sứ , thuỷ tinh không làm rơi vỡ. d. Phần 4: Bé thử tài TC1: Phân loại đồ dung tìm bạn cùng chủng loại Cách chơi : Cô sẽ phát cho mỗi bạn 1 đồ dùng dụng cụ trong gia đình, nhiệm vụ của các bạn là khi cô nói tìm bạn thì các bạn phải tìm đúng bạn có đồ dùng cùng loại với đồ dùng của mình, những bạn có đồ dùng để ăn thì tìm về với nhau, những bạn có đồ dùng để uống thì tìm về với nhau Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được cầm 1 đồ dùng, trò chơi mở đầu và kết thúc bằng 1 bài hát - Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần TC2 : Tô tranh tự do Trên đây cô có những bức tranh về những đồ dùng trong gia đình, nhưng những bức tranh này chưa có màu, để cho bức tranh đẹp hơn các bạn hãy giúp cô tô màu cho bức tranh nhé - Cô bật nhạc cho trẻ thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_de_tai_mot_so_do_d.docx