Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình của bé

I. Mục tiêu

Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng và sức khỏe

 - Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình, cách chế biến đơn giản.

 - Biết lợi ích của việc tập luyện, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.

 - Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, mặc quần áo).

 - Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm, đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

 - Biết sử dụng hợp lý các dụng cụ ăn uống và mọt số vật dụng trong gia đình.

* Vận động:

 - Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng ; Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

 

doc51 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sau và cũng làm như trước cô xì lỗ mũi còn lại. Sau cùng dùng ngón tay út luồn dưới góc khăn ngoáy 2 lổ mũi và lau sạch lần nữa.
- Cô gọi cháu lên làm mẫu cho cả lớp xem.
- Cháu thực hiện cô quan sát và hướng dẫn cháu.
 - Hoạt động 3: Củng cố
 - Khi có mũi chúng ta phải lau mũi bằng gì?
 - Tại sao không dùng tay áo quẹt ngang má?
- Hoạt động 4: nhận xét tuyên dương các cháu học ngoan, thực hiện đúng
- Giáo dục không dùng tay áo quẹt mũi ngang má, không lau mũi vào quần áo, không để mũi thò lò.
*************************************************************
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 I/. Yêu cầu
	- Trẻ tự nhận xét được mình và nhận xét được bạn
	- Trẻ nhận cờ bằng 2 tay và cắm đúng ô cờ của mình
	- Trẻ biết được mình phải ngoan mới cắm cờ.
	II/. Chuẩn bị:
	- Bảng bé ngoan
	- Cờ.
	III/. Tiến hành:
	* Hoạt động 1: Nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan
	- Trẻ biết hát: “ cả tuần đều ngoan”
	- Đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
	- cô nhắc lại 3 tiêu chuẩn
	* Hoạt động 2: Nhận xét theo tổ và cấm cờ:
	- Mời từng tổ tự nhận xét
	- Mời 1 tổ khác nhận xét lại từng tổ.
	- Cô nhận xét lại
	- Mời trẻ ngoan lên cô tặng cờ cho trẻ
	- Hát cho trẻ cắm cờ
	* Hoạt động 3: Động viên nhắc nhở-giáo dục trẻ 
	- Tuyên dương trẻ được cắm cờ, động viên trẻ chưa được cắm cờ phải học ngoan hơn vào ngày hôm sau
+ Kết thúc hát: “đi học về”
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
--***---
I. YÊU CẦU
- Cháu thuộc tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
+ Đi học đều.
+ Không đánh bạn, chửi bạn.
+ không nói tục, chạy giởn.
- Cháu biết nhận xét bạn sau buổi học.
- Cháu biết cắm ngay túi, tổ của mình
II. CHUẨN BỊ
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan của 3 tổ có 3 màu khác nhau.
- Cho cháu ngồi thành hình chử u.
III. TIẾN HÀNH
- Ngồi theo tổ, đọc tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Bạn nhận xét trong tổ bạn nào không ngoan tự ngồi xuống.
- Bạn nào ngoan thì được tuyên dương và cắm cờ bé ngoan theo tổ.
- Cháu lần lượt nhận xét, cho từng tổ lên cắm cờ bé ngoan.
- Đếm tổ nào nhiều cờ trong tuần, tổ trưởng đại diện lên cắm cờ ngay tổ của mình./.
Thứ 2 ngày31 tháng10 năm 2011
LVPTNT
HĐH:NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 4, SỐ LƯỢNG 4 VÀ SỐ THỨ TỰ TRONG PHẠM VI 4
--***---
I/ Mục đích yêu cầu
 - Trẻ đếm được số lượng các thành viên trong gia đình có phạm vi 4. Nhận biết chữ số 4
 - Trẻ liên hệ thực tế đếm số lượng một số người thân trong gia đình.
 - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp.
II/ Chuẩn bị
 - Cô: tranh lô tô đồ dùng cá nhân 
 Một số đồ dùng, đồ chơi.
 Chữ số 3,4.
 - Trẻ: Đồ chơi xung quanh lớp.
Tranh so sánh “khác và giống”
Thẻ chữ số 3,4.
III/ Tiến hành
HĐ 1: Ôn số lượng trong phạm vi 3
- Cô cho trẻ đếm số lượng nón của bạn trai 
- Cho trẻ đính số lượng tương ứng, đọc tên thẻ chữ số.
HĐ 2: Đếm số lượng trong phạm vi 4. Nhận biết chữ số 4	
- Dạy trẻ đếm số lượng trong phạm vi 4 qua một số tranh lô tô đồ dùng
 + Cô thêm vào mô hình mỗi thứ 1 đối tượng 
 + Cô cho trẻ đếm lại một số lượng đồ dùng vừa thêm.
 + Tương ứng chữ số mấy?
 + Cô quan sát sửa sai cho trẻ
 + Nhận xét tuyên dương trẻ
 * Nhận biết chữ số 4
- Cô giới thiệu chữ số 4
- Cô dạy trẻ đọc chữ số 4.
 + Chữ số 4 như thế nào?
 + Cô phân tích chữ số 4lại cho trẻ nghe.
- Cho trẻ đọc lại chữ số 4
HĐ 3: Trò chơi. Nhận xét tuyên dương
- T/C: Về đúng nhả 
- T/C: Tô màu chữ số 4, tô màu 4 ngón tay,
- T/C: Khoanh tròn nhóm gia đình có số lượng 4
 + Cô giới thiệu giải thích trò chơi.
 + Cho trẻ chơi. Cô quan sát nhận xét sửa sai.
HĐ 4: Nhận xét tuyên dương
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ đồng thời động viên trẻ chưa tập chung
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
Thứ 3 ngày01 tháng 10 năm 2011
LVPTTC
HĐH:ĐẬP VÀ BẮT BÓNG TẠI CHỔ
---***---
I. YÊU CẦU
 - Trẻ biết được tư thế đập bóng và bắt bóng tại chổ
 - Rèn kỷ năng bắt bóng và nhìn bóng.
 - GD trẻ không chen lấn và xô đẩy bạn, và thường xuyên vận động để bảo vệ cơ thể
II. CHUẨN BỊ
 - Cô sân rộng bằng phẳng
 - Cháu 8 quả bóng
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Khởi động
Cho cháu đi vòng tròn, kết hợp các kểu chân, kết hợp cùng bài hát theo sự hướng dẫn của cô, sử dụng trống lắc.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Hô hấp 3: thổi nơ bay
- Tay 3: 2 tay thay nhau đưa lên cao.
- Chân 2:ngồi khuỵu gối.
- Bụng 2: nghiêng người sang 2 bên
- Bật2: bật nhảy tại chổ
b. Vận động cơ bản: Đập và bắt bóng tại chổ
- Cô tổ chức cho trẻ đứng thành vòng tròn, 
- Cô đứng giữ vòng tròn cầm bóng và nói “ thi xem ai đập bóng cao và bắt được bóng cùng cô
- Cô làm mẫu cho cháu quan sát ( 2 lần)
+ Cô đứng tại chổ đặp bóng xuống sàn trẻ quan sát.
- Cô giải thích cách đập bóng và bắt bóng tại chổ cho cháu nghe
+ Các bạn đứng tư thế tự nhiên, 2 tay cầm quả bóng đập mạnh xuống sàn nhà, mắt nhìn theo bóng, quan sát bóng để bắt được bóng, khi thực hiện phải chú ý vào quả bóng, không để bóng rơi xuống sàn nhà.
+ Cô mời 1 bạn lên thực hiện cho cả lớp cùng cô quan sát, nhận xét
- Cho từng nhóm lên thực hiện.
- Cô quan sát và sữa sai cho cháu.
- Cô gd cháu tung cẩn thận không quá cao,Vì cao quá sẽ không bắt được bóng và bóng sẽ rơi nhanh khó quan sát
 Hoạt động 3: Trò chơi vận động
- T/C: Nhảy vào ô vòng theo tiếng hát
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi.
- Cô cho cháu chơi, cô quan sát nhận xét tuyên dương cháu chơi
 Hoạt động 4: Hồi tỉnh
- Đi nhẹ nhàng 2, 3 vòng hít thở sâu.
Thứ 4 ngày 02 tháng 11 năm 2011
LVPTNN
HĐH: THƠ “ĐẾN THĂM BÀ”
--***---
I. YÊU CẦU
 - Trẻ thuộc nội dung bài thơ, biết ngắt giọng khi đọc thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ biết yêu gia đình. của mình.
II. CHUẨN BỊ
- Cô: Tranh minh họa, tranh lo tô về bài thơ
 - Cho cháu ngồi hình chữ U.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: cô và cháu cùng ổn định chổ ngồi và hát bài hát “cháu yêu bà”
- C/c vừa hát xong bài hát gì?
- Bài hát nói về gì?
- GD cháu yêu thương các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: cô cho cháu xem tranh bé cho gà ăn.
- Tranh vẽ gì? Bạn đang làm gì?
- Qua bức tranh này cô có bài thơ “ đến thăm bà”
- Cô đọc lần 1 với giọng diễn cảm. 
- Cô đọc lần 2 trích dẩn từ khó
 - Cô tóm tắt nội dung bài thơ.
 - Bât bật : tiếng kêu của gà con
- Vòng quanh “ xúm lại với nhau”
 Hoạt động 3: Cô dạy cháu đọc với nhiều hình thức khác nhau.
- Cháu đọc theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Đến thăm ai?
- Bà đi đâu?
- Nhà bà có những gì?
- Gà đang làm gì?
- Cháu bé thích làm gì?.
- Cô giáo dục cháu biết giúp gia đình những công việc đơn giản, nhẹ nhàng 
- Đọc nối tiếp cả bài thơ.
 Hoạt động 4: trò chơi cũng cố
- Trò chơi “đính tranh còn thiếu vào ô còn thiếu của bài thơ”.
- T/C: “đọc theo tay cô”
- Cô cho cháu chơi
- Cô quan sát cháu chơi,nhận xét tuyên dương cháu chơi./.
Thứ 5 ngày 3 tháng 11 năm 2011
LVPTTC - KNXH
HĐH: kể chuyện “BÔNG HOA CÚC TRẮNG”
---***---
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết hiểu được nội dung chuyện
- Trẻ biết kể với giọng diễn cảm, biết giọng điệu của từng đoạn trong chuyện. 
- Giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ yêu thương mẹ
II. CHUẨN BỊ
- Cô: Bộ tranh minh họa kể câu chuyện.
- Cháu đóng vai theo từng nhân vật trong chuyện.
- III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Cô và cháu cùng hát “cả nhà thương nhau”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về nội dung gì?
- Cô GD cháu biết yêu thương ba, mẹ, vâng lời người lớn
Hoạt động 2: Cô giới thiệu câu chuyện “Bông hoa cúc trắng"”
- Cô kể lần 1 cho lớp nghe
- Cô kể lần 2 qua tranh và giải thích nội dung chuyện.
+ Câu chuyện nói về người con hiếu thảo, khi mẹ bệnh biết tìm thầy thuốc để chửa bệnh cho mẹ, vâng lời thầy thuốc cô bé vào rừng tìm bông hoa cúc trắng về chữa bệnh cho mẹ, và cô bé rất thông minh khi thấy bông hoa chỉ có 5 cánh cô bé vội xé nhỏ từng cánh nhỏ để mẹ được sống lâu hơn
- Đàm thoại: trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật.
+ Hai mẹ con cô bé sống ở đâu?
+ Khi mẹ bị bệnh mẹ đã nói gì với con gái.
+ Trên đường đi tìm thầy thuốc cô bé gặp ai?
+ Thầy thuốc kêu cô bé đi đâu và dặn như thế nào
+ Để mẹ được sống lâu cô bé đã làm gì?
+ Khi cô bé cầm bông hoa chạy nhanh về nhà thì mẹ cô bé như thế nào
- Cô giáo dục các cháu biết yêu thương vâng lời cha, mẹ, biết chăm sóc những người thân bệnh.
Hoạt động 3: Cô cho cháu nhìn tranh kể chuyện.
-Cho cháu kể theo từng đoạn trong tranh.
- Cô dạy cháu kể từng nhân vật trong câu truyện.
Hoạt động 4: T/C: đóng vai các nhân vật trong chuyện.
Thứ 6 ngày 4 tháng 10 năm 2011
LVPTTM
HĐH: NẶN ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
---***---
I. YÊU CẦU
- Cháu biết dùng đất nặn để nặn các đồ dùng đơn giản trong gia đình.
- Cháu biết cách nhào đất, chia đất, xoay vòng, ắn bẹt, để tạo sản phẩm.
- Trẻ biết yêu quý sản phẩm mình làm ra biết giử gìn các đồ dùng trong nhà sạch sẽ gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ
- Cô: ca, chén, muỗng, ly, thật
- Cháu: Đất nặn đủ cho cháu
 III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1
- Cô và cháu hát bài: “cả nhà thương nhau”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát gồm những ai?
- Ở nhà con thường làm những việc gì để giúp mẹ cha.
- Giáo dục cháu biết bảo quản tài sản trong gia đình. 
 Hoạt động 2.
- Cho cháu quan sát các đồ dùng trong gia đình bằng vật thật ( ca, chén muỗng,ly)
- Hỏi cháu công dụng của từng đồ vật
- Vậy những đồ vật này có quan trọng trong cuộc sống không?
- Các con có thích những đồ vật này không?
- Vậy hôm nay cô sẻ cho cháu nặn các đồ dùng trong gia đình mà cháu thích nhé.
Hoạt động 3
- Cô nặn mẫu cho cháu xem và giải thích các kỷ năng sử dụng đất
+ Trước tiên các con lấy đất nặn vào tay, sau đó các con chia đất đều ra làm thành 2 phần bằng nhau và nặn những đồ dùng trong gia đình mà con biết nhé, và con nói lên công dụng của từng đồ dùng mà con làm ra.
- Cô vừa nặn vừa giải thích quan sát cháu nặn
- Cô quan sát cháu nặn và gợi hỏi những cháu chưa nặn được bằng những câu hỏi đơn giản.
- Cháu chú ý nặn từng chi tiết từng nhóm đồ vật mà cháu thích. 
- Cô quan sát gợi ý cách nặn nếu cháu chưa nặn được đồ dùng mà cháu thích.
Hoạt động 4: 
 Cô hát cháu trưng bày sản phẩm: để sản phẩm của từng trẻ lên bàn và gọi 1 vài trẻ lên nhận xét.
- Con thích đồ vật nào? vì sao?
- Đồ vật con làm từ những gì?
- Do ai làm ra những đồ dùng này
- Con thấy nh

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_cua_be.doc
Giáo án liên quan