Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Mời các bạn đến thăm gia đình tôi

1. Phát triển nhận thức:

 - Trẻ biết gia đình mình có những ai, tên bố, tên mẹ, biết tình yêu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

 - Trẻ biết công việc và vai trò của mỗi thành viên trong cuộc sống gia đình.

 - Trẻ nhận biết một vài quy tắc đơn giản trong gia đình: chào hỏi người lớn, giữ gìn nhà cửa gọn gàng

 - Trẻ nhận xét và so sánh những đồ vật có số lượng là 1 với đồ vật có số lượng nhiều.

2. Phát triển ngôn ngữ:

 - Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. Biết lắng nghe va trả lời câu hỏi.

 - Rèn kĩ năng đọc rõ ràng mạch lạch qua các bài thơ, bài ca dao.

 - Hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Mời các bạn đến thăm gia đình tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3/ 26/10/2010
 HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH VÀ CÁC THÀNH VIÊNTRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
 - Trẻ biết trong gia đình có những ai, biết tình cảm, trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái và ngược lại
 - Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình, biết mối quan hệ trong gia đình, biết công việc của bố mẹ và mỗi người thân trong gia đình
* Kỹ năng:
 - Nhằm phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc và tư duy cho trẻ
* Giáo dục:
 - Trẻ yêu quí kính trọng mọi người trong gia đình
II. Chuẩn bị:
 - 3 – 4 tranh về gia đình (gia đình đông con, gia đình ít con).
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
 *Hoạt động 1: Gợi mở vào bài.
 - Cô cho cả lớp đọc đồng giao về gia đình.
 - Gia đình con có những ai?
 - Bố (mẹ), con làm gì?
 - Nhà con ở đâu?
 - Con thích làm gì để giúp bố, mẹ?
 -> Mỗi câu hỏi cô gọi cả lớp ,cá nhân trẻ trả lời 
 - Cô củng cố lại và nói cho trẻ biết mỗi người là một thành viên trong gia đình phải biết thương yêu gúp đỡ nhau...... 
*Hoạt động 2: Quan sát tranh và đàm thoại.
* Tranh gia đình ít con.
 - Cho trẻ chơi trò chơi "Trời tối, trời sáng".
 - Cô đưa tranh ra và hỏi trẻ về nội dung bức tranh
 - Bức tranh có những ai ?Có bố mẹ ,con .Cho trẻ đếm và hỏi trẻ gia đình có ít con là gia đình ntn ?Là gia đình chỉ có 1 con.
* Tranh gia đình đông con.
 - Cô đưa tranh ra và hỏi trẻ về nội dung bức tranh
 - Cô có bức tranh gì đây ?Bức tranh gia đình
 - Trong tranh có những ai ? có bố mẹ ,anh ,chị ,em .
 - Cho trẻ đếm và hỏi trẻ Gia đình có nhiều người là gia đình ntn?Là gia đình đông con
*Tranh gia đình có ông bà ,bố mẹ,con
 - Cô có bức tranh có những ai ?Có ông bà ,bố mẹ ,con
 ->Gia đình có ông bà ,bố mẹ con sống chung với nhau là gia đình có 3 thế hệ gia đình nào cũng có họ hàng cô dì ,chú ,bác ,anh chị em bên nội bên ngoại .Mọi người trong gia đình sống với nhau phải ntn?.
 => Cô củng cố lại và giáo dục trẻ Biết yêu quí tôn trọng và gúp đỡ lẫn nhau sống đoàn kết hòa thuận và sum họp mới giọi là gia đình hạnh phúc
*Hoạt động 3 . Hát bài cả nhà thương nhau
 -Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 1 lần rồi ra chơi 
.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: cây hoa dừa
Trò chơi : Dung dăng dung dẻ -gieo hạt
Chăm sóc các cây ở vườn: tưới, nhặt lá rụng
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm chính của cây hoa dừa như: biết ích lợi cách chăm sóc bảo vệ cây
 -Trẻ được dạo chơi,tắm nắng ,vận động nhằm phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ
 -Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi,chơi đoàn kết an toàn.
 - Trẻ hứng thú và biết cách chăm sóc cây: biết lấy nước tưới cho cây, 
II. Chuẩn bị
 - Địa điểm quan sát sạch sẽ, an toàn.
 - Đồ dùng để chăm sóc cây như: bình tưới.
III. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Quan sát cây hoa dừa 
 - Cô đố cả lớp mình biết đây là cây hoa gì ? Cây hoa dừa.
 - Cây có những đặc điểm gì ? Có gốc ,lá
 - Lá cây ntn ?Màu gì ? Lá cây to màu xanh ....
 - Trồng cây để làm gì ?Để làm cảnh
 - Muốn cây tươi tốt phải làm gì ?Chăm sóc tưới nước ,bón phân...
 - Mỗi câu hỏi cô gọi 2-3 trẻ trả lời
 => Cô củng cố và nhắc lại đặc điểm của cây.
 - Ngoài cây hoa dừa ra còn có rất nhiều loại cây hoa khác như: Cây hoa nhài nhật, cây hoa Cúc,.. cây hoa nào cũng đẹp, nhưng để vườn lúc nào cũng có cây hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì? ( chăm sóc cây)
*Hoạt động 2.Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ , gieo hạt
 -Cô gới thiệu tên trò chơi ,cách chơi ,luận chơi
 -Cô tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi 2-3 lần
 -Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn động viên trẻ chơi
*Hoạt động 3: Hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chăm sóc cây.
 - Cô giới thiệu các hoạt động chăm sóc cây như: tưới cây, xới đất, nhặt lá..
 - Giới thiệu các dụng cụ chăm sóc và cách sử dụng dụng cụ.
 - Tổ chức cho trẻ thực hiện cùng cô.
 TRÒ CHƠI MỚI: 
 ĐỐ BÉ ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG GÌ
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi và chơi đúng luật, hứng thú chơi trò chơi.
 - Trẻ nói được đúng tên và chất liệu của đồ vật khi nghe âm thanh phát ra từ tiếng va chạm của đồ vật.
II. Chuẩn bị:
 - Hai cốc thủy tinh, hai thìa nhôm, hai đôi đũa.
III. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi tên.
 - Trong gia đình các con có rất nhiều đồ dùng, các đồ dùng đó được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, để biết rõ hơn đó là những chất liệu gì, cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Đố bé đồ dùng làm bằng gì” nhé.
*Hoạt động 2: Cách chơi.
 - Các con phải nhắm mắt lại, cô va chạm hai đồ vật vào nhau để phát ra âm thanh, các con nghe và đoán xem âm thanh phát ra từ đồ vật gì? Làm bằng chất liệu gì? Để làm gì
*Hoạt động 3 :Luận chơi
 -Nếu trẻ nào không nhằm mắt thì trẻ đó phải nhẩy lò cò
*Hoạt động 4: Tổ chức chơi.
 - Cô chơi mẫu 1 – 2 lần.
 - Cho trẻ chơi 4 – 5 lần cô gợi ý để trẻ trả lời.
 - Cô bao quát, sửa sai và động viên trẻ, nhắc trẻ chơi đoàn kết.
 - Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi 
 - Cô và trẻ chơi lại 1 lần
*Hoạt động 5 Nhận xét sau khi chơi
 - Cô nhận xết giời chơi động viên những trẻ chơi tốt ,nhắc nhở những trẻ chơi chưa tốt lần sau trẻ cố gắng hơn
* Kết thúc: Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4/27/10/ 2010.
HOẠT ĐỘNG HỌC
NHẬN BIẾT 1 VÀ NHIỀU 
I/ Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết rõ nét sự khác biệt về số lượng giữa hai nhóm đối tượng 
* Kỹ năng:
 - Biết sử dụng từ 1và nhiều.
 - Rèn luyện và củng cố kỹ năng so sánh
 - Trẻ biết cách chơi, và chơi đúng luật.
* Giáo dục:
 -Trẻ đoàn kết và hứng thú trong khi học và trong khi chơi.
II/ Chuẩn bị: 
 - Mỗi trẻ 3 cái bát, 1 cái thìa.
 - 2 ngôi nhà 1 nhà có 1 cửa và 1 nhà có nhiều cửa
III/ Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Gợi mở
 - Cho trẻ xúm xít quanh cô, cô cùng trẻ trò chuyện về 1 số đồ dùng trong gia đình 
 - Cho 3 đến 4 trẻ kể tên đồ dùng trong gia đình
 - Cô củng cố lại ý trẻ.
*. Hoạt động 2:Ôn kỹ năng ghép tương ứng nhận biết bằng nhau về số lượng
 - Cho trẻ lên tìm nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng bằng nhau
 - VD: nhóm có 1 cái bát và 1 cái thìa, 1 cái chén và 1 cái đĩa, 2 cái xoong và 2 cái bếp ga
 - Cho trẻ nhận xét xem bạn tìm có đúng không
*. Hoạt động 3: Dậy trẻ nhận biết 1và nhiều 
 - Cô thưởng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi. Các con nhìn xem trong rổ có gì? có bát và thìa
 - Các con hãy chọ tất cả những chiếc thìa ra và xếp thành hàng ngang trước mặt
xếp từ trái sang phải
 - Trong rổ còn gì nữa không? Còn thìa
 - Các con hãy lấy thìa ra và xếp dưới hàng bát. Trẻ lấy ra và xếp
 - Các con thấy nhóm bát và nhóm thìa như thế nào với nhau? không bằng nhau
 - Nhóm nào nhiều hơn? nhóm bát nhiều hơn
 - Nhóm nào ít hơn? nhóm thìa ít hơn
 - Sau mỗi câu hỏi cô cho 3-4 trẻ trả lời, cho cả lớp, tổ, nhóm, và nhiều cá nhân trẻ nhắc lại
 * Trò chơi: " Thi nói nhanh và đúng "
 - Cô giải thích cách chơi và luật chơi.
 - Cô nói nhóm bát thì trẻ nói Nhiều hơn.
 - Cô nói nhóm thìa thì trẻ nói ít hơn .
 - Và cô nói ngược lại
*.Hoạt động4: Luyện tập:
 - Trò chơi : Về đúng nhà.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi ,luật chơi và cách chơi.
 - Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát khi cô nói về nhà có nhiều cửa thì trẻ phải chạy nhanh về nhà có nhiều cửa, cô nói về nhà ít cửa thì trẻ phải chạy nhanh về nhà có ít cửa
 - Cô kiểm tra trẻ sau mỗi lần chơi
 - Cho trẻ chơi 3 đến 4 lần.
 - Cô động viên và khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Quan sát mục đích: Quan sát câylộc vừng
 - Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng + mèo đuổi chuột.
 - Chơi tự do: Với phấn, hột, hạt
I/ Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ nói đúng tên và một số đặc điểm chính của cây, 
 - Trẻ hứng thú chơi trò chơi
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
II/ Chuẩn bị:
 - Địa điểm quan sát, bằng phẳng, sạch sẽ.
 - Phấn, hột hạt đủ cho trẻ chơi.
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III/ Tổ chức hoạt động:
*.Hoạt động 1 : Quan sát cây lộc vừng
 - Cô cho trẻ ra sân dạo chơi, cô gợi hỏi trẻ về đặc điểm, quang cảnh của sân trường
 - Cô hướng trẻ đến gần cây lộc vừng và hỏi trẻ
 - Đây là cây gì ? Nếu trẻ chưa biết cô nói cho trẻ biết 
 - Chúng mình đang đứng ở đâu? ở dưới gốc cây lộc vừng
 - Cây có đặc điểm gì? Thân, cành, lá 
 - Lá cây như thế nào? Lá mọc rất nhiều, mầu xanh, lá to dài...
 - Cho trẻ sờ tay vào lá và cho trẻ nói lên được cảm giác của mình: một mặt lá nhẵn, mặt dưới lá ráp. các lá non có mầu xanh, lá già có mầu vàng
 - Lá mọc ra từ đâu? từ các cành
 - Lá mọc trước ntn? Lá mọc sau ntn?
 - Trồng cây để làm gì?
 - Củng cố và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
*Hoạt đông 2: Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng + mèo đuổi chuột
 - Cô giải thích cách chơi và luật chơi.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi 
 - Mỗi trò chơi cho trẻ chơi hai đến ba lần.
 - Trong khi chơi cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ 
 - Cô nhận xét buổi chơi.
*Hoạt động 3:Chơi tự do: Với phấn, hột hạt
 - Cô gợi ý, động viên, khuyến khích trẻ vẽ, lấy hột hạt

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_moi_c.doc