Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bé biết những nghề nào - Trần Thị Liên

* Thể dục sáng

.Khởi động :

- Tập hợp xếp 3 hàng dọc.

-Cho trẻ đi chạy vòng tròn các kiểu: gót chân, mu bàn chân, má bàn chân theo nhạc sau đó về 3 hàng ngang theo cách đều theo tổ.

. Trọng động :

-Tập kết hợp bài “ Đồng Hồ”

+Nhạc: “Đồng hồ vừa ” Hai tay đan vào nhau cuộn cổ tay kết hợp nhún chân.

+ “Một hai cho đều”.Hai tay đưa lên vai các ngón tay chạm vào vai và xoay đều, chân nhún.

+ “Mình đưa ” hai tay dang ngang cuộn cổ tay vào trong và ngược lại, kết hợp nhún chân.

+ “Một hai bạn ơi” Người cúi xuống, 2 tay chống đầu gối xoay sang trái, sang phải.

-Tập kết hợp bài: “Ánh Nắng”

* Nhạc Lần 1: “ Ánh nắng lấp . nắng tròn”

Hai tay dang ngang lòng bàn tay ngửa gập trước ngực

+ “ Bình minh đang theo em đến trường”

Hai tay đưa sang hai bên đưa về trước đồng thời khụy gối.

Nhạc dạo: 2 tay chống hông nhún

+ “Ánh nắng lấp nắng tròn” Tay chống hông xoay người sang trái sang phải.

+ “ Bình minh đang .theo em đến trường ”

 Hai tay chống hông đá lần lượt từng chân về phía trước

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bé biết những nghề nào - Trần Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lễ phép với người lớn.
*Thể dục sáng 
- Tập kết hợp bài “ Đồng Hồ”
- Tập kết hợp bài: “Ánh Nắng”
- Tập các động tác nhẹ nhàng kết hợp bài “Con công”.
2/ HĐ NGOÀI TRỜI
* Hoạt động 1: Ổn định- tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài hát: “Cô giáo” cùng trẻ đi dạo quanh khuôn viên lớp học của mình và quan sát.
- Về trước cửa lớp và ngồi thành vòng tròn trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Hoạt động2:Tiến hành
- Cô cùng trẻ làm quen bài hát: “Cô giáo miền xuôi” 
+ Các con thấy bài hát có hay không?
+ Bài hát cô vừa hát có tên là gì?
+ Cô giáo dạy các con những?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trọng những người đã nuôi dạy dỗ mình. Không được hái hoa bẻ cành, biết tiết kiểm nước khi không xài đến để thành bé ngoan được các cô yêu quý.
* Hoạt động3:Vui chơi
* Trò chơi vận động: "Chuyền bóng"
* Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng.
* Chơi tự do: Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi trong sân theo nhu cầu của trẻ: chơi xích đu, cầu tuột, bập bênh, ô ăn quan, kẹp cua
- Sau khi hết giờ chơi cô tập trung trẻ, điểm danh, cho trẻ đi rửa tay chân đi vệ sinh và đi vào lớp.
3/ HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1: Hát và vận động “ Cô giáo miền xuôi”
- Cho trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em”.
- Trò chuyện về nội dung bài thơ, 
- Bài thơ nói về ai? Cô giáo của chúng mình như nào?
- Cô giáo dạy chúng mình những gì?
 Tổng hợp lại các nhận xét của trẻ.
- Các cô giáo có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước, ở đâu có người sinh sống là ở đó có mặt của các cô giáo, cô giáo từ dưới xuôi mang cái chữ đến tận những bản làng xa xôi. Cảm nhận được sự vất vả của cô giáo đem cái chữ đến cho các bạn nhỏ vùng cao, nhạc sỹ Mộng Lân đã sáng tác bài hát “ Cô giáo miền xuôi” để nói về điều đó, các bạn hãy nghe cô hát nhé.
- Hát cho trẻ nghe toàn bộ bài hát, nói tên bài hát tên tác giả.
- Hát lại kết hợp minh họa động tác.
- Cho cả lớp cùng hát với cô 2 - 3 lần.
- Cho từng tổ hát và vận động theo nhạc, hai tổ còn lại vỗ tay (xắc xô, phách) cho tổ bạn thể hiện.
 - Luân phiên giữa các nhóm bạn trai, bạn gái
*Hoạt động 2: Nghe hát “ Cô giáo”
 - Hát cho trẻ nghe 2 lần, nói tên tác giả, tác phẩm, kết hợp cho nghe qua đĩa, cô vận động theo bài hát, khuyến khích trẻ hát và vận động cùng cô.
- Giảng nội dung bài hát: Trong bài hát, bé thương yêu và coi cô giáo như mẹ hiền vì cô giáo đã dạy dỗ cho e bé học hành trở thành bé ngoan.
*Hoạt động 3: Chơi “ Tai ai tinh”
 Vẽ một vòng tròn giữa lớp, trong vòng tròn đặt 1 cái bàn, trên bàn để các đồ dùng, dụng cụ cô giáo thường dùng, lắc xắc xô chậm trẻ đi ngoài vông kết hợp hát bài “ Cô giáo miền xuôi; Cô giáo”. Khi cô lắc xắc xô to và nhanh trẻ phải chạy nhanh vào vòng và nhặt cho mình một đồ dùng, nêu ai không nhặt được sẽ phải nhảy lò cò và ra ngoài 1 vòng chơi.
 Khuyến khích trẻ chú ý lắng nghe cho tinh để không phải nhảy lò cò. Động viên trẻ kịp thời cho trẻ hứng thú.
Kết thúc: Để cảm ơn cô giáo miền xuôi, chúng mình hãy về góc ngồi vẽ quà để tặng cho cô giáo nhé.
4/ HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc nghệ thuật ( Góc chủ đạo)
+ Xếp, dán đồ dùng dạy học của cô giáo
+ Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra làm bưu thiếp tặng cô 20-11.
+ Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
+ Tổ chức cho trẻ hát các bài hát về chủ đề
- Cô đến từng góc chơi, nhận xét ngắn gọn trẻ thực hiện và tuyên dương sản phẩm tốt, động viên trẻ chưa làm được.
- Cô nhắc trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
* Góc thiên nhiên:
- Gieo hạt.
- Chơi với nước, cát, đá, sỏi.
- Chăm sóc cây góc thiên nhiên.
* Góc đóng vai: Cô giáo – Gia đình đưa con đến lớp học – Cửa hàng đồ dùng học tập, sách báo, tranh chuyện
* Góc học tập :
+ Xem tranh ảnh hoạt động của cô giáo.
+ Kể chuyện, đọc thơ theo tranh về chủ đề.
+ Chọn, phân loại đồ dùng của cô giáo mầm non.
+ Trò chơi đôminô.
* Góc xây dựng: Xây trường mẫu giáo(Khuôn viên, vườn cây xanh)
* Góc thiên nhiên:
- Gieo hạt.
- Chơi với nước, cát, đá, sỏi.
- Chăm sóc cây góc thiên nhiên.
5/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô cho trẻ ôn lại bài hát: “Cô giáo miền xuôi”
- Cho trẻ đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Cô nhận xét trẻ và kết thúc hoạt động.
- Cô tổ chức cho trẻ nêu gương những bạn học tốt và tổ chức cho trẻ cắm cờ bé ngoan trong ngày.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.......................................................................................................
...
...
.......................................................................................................
...........................................................................
...........................................................................
......................................................................................................
...
...
.......................................................................................................
...
...
***************************************
Ngày thứ 3: 19/11/2014 BÀN TAY CÔ GIÁO
I/ MỤC TIÊU:
- Cháu hiểu được nội dung bài thơ: “Bàn tay cô giáo” (Sự chăm sóc, nuôi dạy ân cần ,chu đáo của cô giáo) thông qua bài thơ trẻ biết yêu thương và quý trọng, biết ơn những người có công day dỗ.
50. Trẻ biết đọc thơ, ca dao, hò vè, kể chuyện 
- Giáo dục: Biết yêu quý, kính trọng cô giáo, nghe lời cô giáo và chăm ngoan học giỏi để cô giáo vui.
 II/ CHUẪN BỊ:
- Đĩa nhạc về chủ đề, tranh nội dung bài thơ 
+ Bài hát: “Cô giáo em, Cô giáo”
- Đồ dùng học liệu phục vụ cho các hoạt động trong ngày.
III/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1/ ĐÓN TRẺ
-Cô đón trẻ ngay cửa lớp, thái độ của cô ân cần và vui vẻ với trẻ.Nhắc trẻ một số quy định chung của trường.
- Giáo dục lễ giáo: Giáo dục trẻ phải giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. Không làm bẩn, không cầm dao-kéo cắt quần áo sẽ làm hư quần áo và nguy hiểm cho bé. 
+ Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, thực hiện các quy định nề nếp ở trường lớp ở nhà và nơi công cộng. Biết tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Lễ phép với người lớn.
*Thể dục sáng 
- Tập kết hợp bài “ Đồng Hồ”
- Tập kết hợp bài: “Ánh Nắng”
- Tập các động tác nhẹ nhàng kết hợp bài “Con công”.
2/ HĐ NGOÀI TRỜI
* Hoạt động 1: Ổn định- tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài hát: “Cô giáo miền xuôi” cùng trẻ đi dạo quanh khuôn viên lớp học của mình và quan sát.
- Về trước cửa lớp và ngồi thành vòng tròn trò chuyện với trẻ về chủ đề.
* Hoạt động 2: Tiến hành
- Cô cùng trẻ trò chuyện về bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
+ Lúc ở nhà thì ai chăm sóc, dạy dỗ các con?
+ Ở lớp thì sao?
+ Trong bài thơ từ bàn tay, cô đã làm những gì cho các con nào?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trọng những người đã nuôi dạy dỗ mình. Không được hái hoa bẻ cành, biết tiết kiểm nước khi không xài đến để thành bé ngoan được các cô yêu quý.
* Hoạt động 3: Vui chơi
* Trò chơi vận động :" Cáo và thỏ"
* Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng.
* Chơi tự do: Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi trong sân theo nhu cầu của trẻ: chơi xích đu, cầu tuột, bập bênh, ô ăn quan, kẹp cua
- Khi hết giờ chơi cô nhắc trẻ thu dọ đồ chơi, tập trung điểm danh cho trẻ đi vệ sinh rửa tay chân và đi vào lớp
3/ HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Bé khám phá.
- Xúm xít, xúm xít. 
- Các con có biết chúng mình sắp kỷ niệm một ngày lễ lớn gì không nhỉ?
- Ngày 20/11 là ngày của các thầy cô giáo để biết ơn công lao to lớn của các thầy cô đã dạy dỗ chúng mình vậy cô mời cả lớp cùng hát với cô bài hát cô giáo để tặng tất cả các thầy cô giáo nào. 
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Cô giáo” 
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến ai?
- Hằng ngày cô giáo làm những công việc gì?
- Ngoài nghề dạy học các con có biết nghề gì nữa?
- Lớn lên các con mơ ước làm nghề gì?
- Để mơ ước thành hiện thực thì các con sẽ làm gì?
- Chúng mình phải ngoan và học giỏi nhé.
* Hoạt động 2: Cô giáo của em.
- Các con ạ hàng ngày đến lớp các cô dạy dỗ chúng mình và luôn yêu thương chúng mình để biết ơn tình cảm của cô giáo đối với các em nhỏ, do nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn đã sáng tác một bài thơ rất hay để tặng các thầy cô nhân ngày 20/11. chúng mình cùng nghe cô thể hiện bài thơ này nhé.
- Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 kết hợp với hình ảnh
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về  nhà mẹ khen
 Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
 Vá áo cho em
 Như tay chị cả
 Như tay mẹ hiền
* Khéo: Làm cẩn thận, tỉ mỹ cho thật đẹp.
- Giảng giải nội dung : Đoạn thơ này miêu tả bàn tay của cô rất là khéo léo kết tóc cho các bạn nữ và vá áo cho các bạn. Bạn tay của cô được bé nghĩ giống như bàn tay của chị và mẹ đã chăm sóc bé.
- Cô giải thích cách đọc : Khi đọc các con đọc nhẹ nhàng, tình cảm, đọc theo nhịp 3 - 4
Đoạn thứ 2 Hai bàn tay cô
 Dạy em múa dẻo
 Hai bàn tay cô
 Dạy em đến khéo
Cô dắt em đi
 Trên đường tới lớp
 Đường đẹp quê hương
 Đường dài đất nước
- Đoạn thơ này nói: Từ bàn của cô, cô dạy các bạn học múa, học bài và làm nhiều thứ thật đẹp từ bàn tay giống bàn tay cô.
- Cô giải thích cách đọc: Khi đọc các con đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- Qua bài thơ các con phải biết ơn, yêu quý cô giáo và những người đã nuôi dạy các con.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc, đọc to, nhỏ
- Mời tổ đọc nối tiếp
- Chia trẻ thành 2 nhóm: bạn trai và nhóm bạn gái đọc thơ. Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm 1 đoạn 
* Đàm thoại và đọc trích dẫn.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác? 
- Bài thơ này tả về các gì của cô giáo? 
- Đoạn 1 cô đã dùng bàn tay của cô để làm gì?
- Mẹ bé khen bàn tay cô thế nào?
- Đoạn 2 bàn tay cô làm gì nữa? 
- Các con có thấy bài thơ này hay không?
* Giáo dục trẻ: Từ bài thơ này c/c phải biết yêu thương kính trọng và vâng lời cô giáo và cả với người lớn nhé!
-Các con nhớ chưa?
 Gần đến ngày 20/11 các con cùng tập múa hát để tặng các cô giáo nhé! Bây giờ lớp mình hát múa với cô nào!
* Kết thúc: Hát “Cô giáo miền xuôi”
4/ HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc đóng vai: Cô giáo – Gia đình đưa con đến lớp học – Cửa hàng đồ dùng học tập, sách báo, tranh chuyện
* Góc nghệ thuậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_be_biet_nhung_nghe_nao_tran.doc