Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân, Tết trung thu

Phát triển thẩm mỹ

Âm nhạc

Hát VĐ: Mừng sinh nhật, Hãy lắng nghe, Tập rửa mặt. Vì sao mèo rửa mặt. Cái mũi.

TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. Đoán tên bạn hát.

NH: Ru em (DC Xê đăng) . Hoa thơm bướm lượn, DC Thanh hoá .

Tạo hình

Cắt dán "những gì cần cho cơ thể". Xé dán, nặn: Tôi lớn lên như thế nào.

Làm đồ chơi, cắt dán tranh nhận biết về chức năng của các giác quan, làm biểu đồ so sánh chiều cao, cân nặng. Dán, ghép một số bộ phận cơ thể, trang trí buổi sinh nhật, nặn kính

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân, Tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường mn trường thi b 
 Mẫu giáo nhỡ: chủ đề: Bản thân , Tết trung thu
LVPT
Mục tiêu
Thể chất 
 Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân ( đi, chạy, nhảy, leo, trèo)một cách khéo kéo.
 Có một số kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cài, mở cúc áo, cất dọn đồ chơi)
Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng mệng và quần áo luôn sach sẽ.
Biết việc ăn đủ chất, việc giữ gìn vệ sinh thân thể như: tay, chân răng miệng là có lợi cho sức khoẻ.
Biết mặc quần áo, đội mũ, nón phù hợp khi thay đổi thời tiết.
Nhận thức
 Trẻ có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, khả năng, sở thích riêng, giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể ( kiểu tóc, màu da, cao, thấp, béo, gầy)
 Có một sô hiểu biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh chăm sóc chúng.
 Nhận biết năm giác quan, tác dụng, cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh. Biết sử dụng các giác quan vào trong cuộc sống hàng ngày. 
 Biết đếm và chỉ vào đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.
 Nhận biết đúng chữ số 1. Xác định được đúng phía phải - phía trái. 
Ngôn ngữ
Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú. Biết cách lắng nghe, trả lời và đặt các câu hỏi.
 Thích được nghe đọc truyện, thơ. Hiểu nội dung, đọc thơ, kể lại truyện diễn cảm. Hiểu ý nghĩa tác phẩm qua nội dung. 
 Tự giác ngồi "đọc, viết" đúng tư thế. Phát âm đúng các âm khó.
Thẩm mỹ
 Trẻ biết phân biệt và thể hiện thái độ , tình cảm trước vẻ đẹp của các sự vật HTXQ và các tác phẩm nghệ thuật.
 Thể hiện cảm xúc tích cực khi nghe các âm thanh trong cuộc sống thiên nhiên và tác phẩm âm nhạc. 
 Trẻ thích hát, hát tự nhiên, hát trọn vẹn bài hát.Thể hiện phù hợp sắc thái, tình cảm của bài hát. biết thể hiện các vận động nhịp nhàng theo nhạc và sử dụng các dụng cụ gõ đệm.
 Biết miêu tả, thể hiện cơ thể, các bộ phận của cơ thể, các hoạt động của các bộ phận ... qua đường nét, màu sắc, bố cục, nặn, chắp ghép...
Tình cảm xã hội
 Trẻ biết điểm giống nhau và khác nhau của mình với người khác.
 Trẻ biết thực hiện những điều cần làm và cố gắng hoàn thành công việc được giao.
 Trẻ biết phân biệt cảm xúc vui, buồn, tức giận, đau, thích thú, ngạc nhiên...
 Hiểu được khả năng của bản thân.
 Biết ứng xử phù hợp với giới tính. 
 Trường mn trường thi b 
 Mẫu giáo nhỡ: mạng nội dung chủ đề: Bản thân , tết trung th	
 - Bản thân ( họ tên- ngày sinh).
 - Đặc điểm diện mạo hình dáng bên ngoài
 - Khả năng và sở thích riêng.
 - Cảm xúc của bản thân đối với môi trường
 - Tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người.
Tôi là ai
Bản thân
Tôi cần gì để lớn lên
và khoẻ mạnh
Cơ thể của tôi
cơ thể tôi có nhiều bộ phận khác nhau - tôi được sinh ra và lớn lên.
Đặc điểm các nhân của bản thân ( tay, chân, đầu, ngưc) - Những người chăm sóc tôi
Tác dụng của các bộ phận cơ thể - Sự an toàn của bản thân trong gia đình v và trong lớp mẫu giáo
- Tác dụng của các giác quan và cách chăm sóc chúng. – Môi trường xanh- sạch- đẹp
Luyện tập để cơ thể khoẻ mạnh - Đồ dùng cá nhân và đồ chơi 
trường mn trường thi b 
Mẫu giáo nhỡ: mạng hoạt động chủ đề : Bản thân , Tết trung thu
 Phát triển nhận thức 
 KPKH: Quan sát, trò chuyện về các giác quan và một số bộ phận trên cơ thể bé hoặc qua tranh ảnh. Kể về bạn, về mình, thảo luận về các bộ phận cơ thể, các giác quan, chức năng và cách chăm sóc, bảo vệ chúng. Cho trẻ sử dụng các giác quan để phát hiện ra các đặc điểm của sự vật. So sánh cao thấp về chiều cao, dài ngắn của chân tay....
Toán: Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 1.
Xác định phía phải, phía trai của bản thân . Sắp xếp các qui trình rửa tay, đánh răng....
ChơI TC học tập
 Phát triển thẩm mỹ 
Âm nhạc
Hát VĐ: Mừng sinh nhật, Hãy lắng nghe, Tập rửa mặt. Vì sao mèo rửa mặt. Cái mũi...
TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. Đoán tên bạn hát.
NH: Ru em (DC Xê đăng) . Hoa thơm bướm lượn, DC Thanh hoá ...
Tạo hình
Cắt dán "những gì cần cho cơ thể". Xé dán, nặn: Tôi lớn lên như thế nào. 
Làm đồ chơi, cắt dán tranh nhận biết về chức năng của các giác quan, làm biểu đồ so sánh chiều cao, cân nặng. Dán, ghép một số bộ phận cơ thể, trang trí buổi sinh nhật, nặn kính
 Phát triển thể chất 
Hô hấp: Hít vào, thở ra.
Tay vai: Đưa hai tay sang ngang, về trước, vỗ 2 tay vào nhau.
Lưng bụng: Đứng tay chống vào hông, ngiêng người sang hai bên.
Chân : Co cao đầu gối.
VĐCB: Nhảy xa 40-50 cm. ném xa bằng 2 tay,Tung bóng và bắt bóng bằng hai tay, bật chum tách chân
TCVĐ: chuyền bóng, Ai nhiều điểm nhất...
 Bản thân 
 Phát triển ngôn ngữ
 Làm sách tranh về cơ thể bé. KC theo tranh.
Kể chuyện về các bộ phận cơ thể, các giác quan, HĐ của chúng.
Thơ, đồng dao, câu đố về GD vệ sinh và SK: ỉn con lấm lem, Em bé dũng cảm, Đôi mắt, nu na nu nống...
Truyện: Gấu con đau răng, Dê con nhanh trí, em vẽ, con chó bất mãn, 
Chơi trò chơi.
Trò chuyện với trẻ về chức năng của các giác quan và một số bộ phận của cơ thể.
 Phát triển tình cảm - xã hội 
Trò chuyện, nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau của mình với người khác.
Nhận biết, phân biệt trạng thái xúc cảm của bản thân và mọi người. 
 Chơi các trò chơi: Tay trái, tay phải. Tôi buồn, tôi vui. Giúp cô tìm bạn. bác sỹ khám bệnh. Bán hàng đồ dùng cá nhân (quần áo, đồ dùng VS...)

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_tet_trung_thu.doc