Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Năm 2012

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể: đi bằng gót chân,đi/ chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện một số công việc tự phục vụ (chải đầu, đánh răng, cài, mở nút áo, xúc cơm, rót nước uống )

- Nhận ra các nhóm thực vật hằng ngày, bết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sức khoẻ.

- Có hành vi trong ăn uống, vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khoẻ bản thân.

- Nhận biết một số vật dụng, nguy hiểm đối với bản thân và không đến gần.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Gạch, cây xanh
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc âm nhạc
Hát các bài hát về chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Trẻ biết hát và sử dụng dụng cụ âm nhạc
- Dụng cụ âm nhạc
- Gợi ý trẻ về một số bài hát về chủ đề.
Góc nghệ thuật
- Tô màu bạn trai, bạn gái, trang trí áo hoa.
- Trẻ biết tô màu kín hình,không tô lem ra ngoài
- Búp sáp màu, tranh cho trẻ tô màu. 
- Theo dõi và hướng dấn trẻ thực hiện đúng thao tác 
************
Thứ hai ngày 17 tháng 09 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát bạn trai, bạn gái
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của bạn trai, bạn gái.
- Bạn gái có đặc điểm gì?
- Còn bạn trai?
- Bạn trai và bạn gái giống và khác nhau ở điểm nào?
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài:Đi theo đường hẹp, trèo leo xuống ghế
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nắm được các bước trong kỹ năng đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế.
2.Kỹ năng:
-Trẻ nắm được kỹ năng đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế.
3.Phát triển:
- Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn sự tự tin, khéo léo.
4.Thái độ:
 - Giáo dục trẻ chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
II.Chuẩn bị:
1.Địa điểm: Phòng tập thoáng, an toàn, sạch sẽ.
2.Đồ dùng của trẻ:
- Số nơ bằng số trẻ.
- Hai vạch mức (20 cm) cách nhau 25 cm dài 2m.
- Hai ghế cao 30 cm.
3.Đồ dùng của cô: giống đồ dùng của trẻ.
- Xắc xô,máy cát sét,đĩa nhạc có bài hát. 
IV. Cách tiến hành:.
1. Hoạt động 1: Đến thăm gấu con
-Tạo tình huống cô cùng cả lớp cùng đi thăm bạn gấu con, bạn gấu con đang bị đau răng
2. Hoạt động 2: rèn luyện sức khỏe 
 	a. Bài đồng diễn thể dục
Cô cùng trẻ thăm gấu con: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu chân: Hai tay chống hông đi bằng gót chân, hai tay đưa lên cao đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh sau đó chạy chậm lại và trở về hai hang ngang
*Bài tập phát triển chung: tập trên nền nhạc bài hát “
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (4l x 4n).
- Chân 2: Ngồi khuỵ gối (6l x 4n).
- Bụng 5: Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90 độ (4l x 4n)
- Bật 2: Bật tiến về phía trước (4l x 4n).
*Vận động cơ bản: Vượt chướng ngại vật
- Cô đi mẫu cho trẻ xem
- Cô giải thích cho trẻ nghe: Khi đi thì hai tay buông xuôi tự nhiên, mắt nhìn về phía trước, bước đi nhẹ nhàng, đầu không cúi lưng thẳng, khi đến ghế thì 1 tay vịn thành ghế, 1 tay vịn mép ghế, bước từng chân lên ghế, sau đó bước tiếp từng chân xuống ghế.
- Cô cho mổi trẻ đi theo và làm theo cô. Sau đó lần lượt cho từng trẻ thực hiện.
- Mỗi trẻ được tập 2-3 lần, Chú ý những trẻ còn yếu, sửa sai cho trẻ
3. Hoạt động 3: Cùng nhau tham quan
- Đi vòng sân làm động tác chim bay, cò bay.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ
Đề tài: Những gương mặt ngộ nghĩnh
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Biết tự giới thiệu cho mọi người biết họ tên, tuổi, giới tính cùng với sở thích của cá nhân trẻ .
 - Xác định được các đặc điểm riêng của bản thân ( vóc dáng, kiểu tóc, trang phục) , các trạng thái vui , buồn, ngạc nhiên, tức giận  
 - Rèn kỹ năng phân nhóm các đặc điểm với phần thực hành bài tập trong vở của trẻ.
 - Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ, óc tưởng tượng và sáng tạo thẩm mỹ.
 - Giáo dục trẻ biết cùng hoạt động với bạn.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Trò chuyện với trẻ về các trạng thái cảm xúc của trẻ 
 - Tập vẽ các gương mặt vui, buồn, khóc, cười bằng phấn trên nền sân 
 - Tập TH & KP và bút chì cho trẻ 
 III. TIẾN HÀNH :
 * Hoạt động 1: Cùng trò chuyện với búp bê
 - Cô tạo tình huống búp bê đến thăm lớp và cầm búp bê giả giọng búp bê để trò chuyện cùng trẻ
 - Búp bê giới thiệu với các bạn tên, tuổi, hính dáng, sở thích, giới tính
 * Hoạt động 2 : búp bê vui hay buồn?
 - Cô gọi vài trẻ lên tự giới thiệu về mình như bạn búp bê , cô gợi ý cho trẻ với các câu hỏi theo trình tự để trẻ tự nói theo suy nghĩ của trẻ 
 - Khuyến khích trẻ mạnh dạn và tự tin trong cách diễn đạt, cô chú ý sửa cách dùng từ của trẻ cho phù hợp  
 - Cô hỏi trẻ: 
 + Đố các bạn búp bê đang buồn hay vui?
 + Làm thế nào để biết được?
 - Cô cho trẻ quan sát các gương mặt thể hiện cảm trên máy vi tính.
 + Gương mặt vui có gì đặc biệt?  Các bạn vui khi nào? 
 + Vì sao biết đó là gương mặt buồn?  Khi nào bạn cảm thấy buồn? 
 + Những gương mặt nào biểu lộ nét ngạc nhiên? 
 - Cô cho trẻ cùng thể hiện các cảm xúc qua nét mặt của mình
 * Hoạt động 3 : Những gương mặt ngộ nghĩnh.
 - Sau đó tổ chức cho trẻ chơi TC “Thi vẽ mặt người ”: cô chia trẻ thành nhiều nhóm 
 - Cách chơi: ở trên bảng là những gương mặt chưa có đủ chi tiết để tạo ra trạng thái vui hay buồn. Cô yêu cầu từng nhóm trẻ lên vẽ thêm vào sao cho mỗi gương mặt thể hiện nét vui hay buồn rõ ràng
 - Sau khi mỗi nhóm thực hiện, cô cho các nhóm còn lại nhận xét 
 - Động viên trẻ vẽ thật nhiều những gương mặt ngộ nghĩnh 
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
***************
Thứ ba ngày 18 tháng 09 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết trong ngày
- Cho trẻ quan sát bầu trời.
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Để bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh, chúng ta phải làm như thế nào?
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: Trang trí áo hoa
I. YÊU CẦU
- Củng cố nhận biết của trẻ về mặt trước, mặt sau của áo.
- Rèn các kỹ năng vẽ, tô màu. Trang trí áo.
- Biết giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, quần áo.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Một số hình ảnh trang trí áo trên máy vi tính
	 Tranh dũng để làm mẫu, nhạc không lời về chủ điểm
- Đồ dùng của trẻ: Búp sáp màu, giấy A4
- Một số câu đố về các loại quả
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
III. HƯỚNG DẪN
1. Hoạt động 1: 
- Cô tạo tình huống lớp được tặng hộp quà trong đó có những chiếc áo rất xinh xắn.
- Cho trẻ quan sát một số mẫu áo trên máy vi tính và làm đàm thoại cùng với trẻ đặc điểm hoa văn, cách trang trí của một số mẫu áo.
- Làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ cách trang trí một chiếc áo.
- Hỏi về ý tưởng của trẻ khi trang trí một chiếc áo.
 - Nhắc nhở trẻ khi trang trí,vẽ, tô màu phải tô cho kín hình và không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ trở về bàn và thực hiện.
2. Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Cho trẻ vào bàn vẽ, nhắc nhở trẻ biết giữ vệ sinh khi thực hiện
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
 - Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm cùng cô 
 * Nhận xét tiết học. 
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình, cửa hang quần áo
- Góc xây dựng: Xếp đường đi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu hình bạn trai, bạn gái.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chơi: Tập tầm vông 
- Cô giới thiệu luật chơi: Cô giấu một vật trong tay , sau đó cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tập tầm vông”. Khi kết thúc bài hát cô mời một trẻ lên đoán xem tay nào của cô có đồ chơi
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 19 tháng 09 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát xích đu
- Cho trẻ quan sát những đặc điểm nổi bật của xích đu mà trẻ biết.
- Cho trẻ quan sát xích đu
- Đây là gì đây?
- Xích đu để làm gì?
- Các con thấy xích đu ở đâu?
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ gieo hạt”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN T

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_nam_2012.doc