Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Lâm Đoàn Sa

I – CÔNG TÁC CHUNG: Thi đua lập thành tích chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội và kỷ niêm 80 năm ngày thành lập Hội liên hiện phụ nữ Việt Nam 20/10.

 - Các lớp lập kế hoạch giảng dạy và các hoạt động trong tháng 10 cho các độ tuổi.

 - Các lớp làm ĐDĐC theo chủ đề “ Bản thân”.

 - Tổ chức Hội nghị CBCNVC năm 2010-2011.

 - Hướng dẫn GV lập kế hoạch năm học.

 - Kiểm tra các lớp thực hiện hoạt động vệ sinh trong ngày cho trẻ.

 - Họp chuyên môn do phòng GD tổ chức.

 - Sinh hoạt chuyên môn: hướng dẫn GV làm các loại HSSS của lớp.

 - GV lên tiết dạy tốt chào mừng ngày thành lập LHPNVN 20-10 .Thực hiện chuyên đề HĐ góc, KPKH, KPXH.

 

doc76 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Lâm Đoàn Sa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
- Giao dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể lồng ghép an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
- Rèn hoạt động góc, chuẩn bị các góc chơi cho trẻ.
--- ˜­™ ---
Kế hoạch thực hiện theo ngày
( Từ ngày 11/10/2010 đến ngày 15/10/2010)
Thư ù 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
TOÁN: 	 * Trò chơi: Làm theo yêu cầu của cô
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Kiến thức :
 - Trẻ xác định được tay phải, tay trái, chân phải- chân trái
 - Xác định đúng phía phải phía trái của bản thân
2 – Phát triển::
	 - Phát triển ngôn ngữ toán học cho trẻ: trái - phải
 3- Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ nề nếp học tập, vui chơi, ngồi học ngay ngắn, vâng lời cô giáo.
II – CHUẨN BỊ:
	* Đồ dùng của cô:
 - Chuẩn bị đồ dùng để xung quanh lớp
 - Củ cà rốt, củ cải xanh, củ cải trắng đủ số lượng trẻ.
 * Đồ dùng của trẻ:
 - Một số đồ chơi để trẻ chơi trò chơi 
 III/- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Xác định tay phải, tay trái bản thân trẻ.
- Cả lớp hát bài “ Khám tay”, cô trực tiếp khám tay cho trẻ.
- Cô hô khám tay trái, tay phải trẻ đưa theo yêu cầu của cô. Sau đó đưa tay nhanh dần.
* Hoạt động 2: Cho trẻ xác định phía trái, phía phải của bản thân. 
- Cho trẻ ngồi theo 1 hướng, cho trẻ xác định lại tay phải tay trái, phía phải-phái trái của trẻ bằng trò chơi:
VD: + Vẩy tay phải, tay trái (vẩy vẩy)
	+ Dậm chân phải, chân trái (thình thịch) 
 + . . .
* Họat động 3: Trò chơi : Cho thỏ ăn
- Trẻ lấy rổ thức ăn cho thỏ ăn, trẻ cầm cà rốt bằng tay phải đưa lên cao, cầm củ cải trắng bằng tay trái đặt về phía trái, cô hỏi trẻ:
	+ Cà rốt ở phía nào? 
	+ Củ cải ở phía nào? 
- Trong rổ có củ cải xanh và củ cải trắng, khi cô quay mặt thỏ về phía phải thì trẻ đưa củ cải trắng cho thỏ ăn và tương tự.
- Cho trẻ đi xung quanh lớp và nói xem bên phải bên trái mình đứng có gì?
* Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi : Làm theo yêu cầu của cô
 Cho trẻ lên thi đua lấy đồ chơi tặng bạn theo yêu cầu của cô
 B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 	* Hoạt động chung:
 	Cho trẻ chơi các trò chơi ôn luyện phân biệt tay phải tay trái
 	 * Hoạt động góc: 
 	 Cho trẻ chơi tự chọn ở góc chơi mà trẻ thích.
C/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
--- ˜­™ ---
Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2010
A – HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
KPKH:	* Hát: “ Bạn có biết tên tôi”
TH: Vẽ trang trí bạn trai bạn gái
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Kiến thức :
	- Trẻ có những hiểu biết về tên, giới tính của mình và của bạn
	- Nhận biết một số bộ phận trên cơ thể, một số trang phục của bạn nam và bạn nữ
	 - Biết cách chăm sóc và bảo vệ thân thể.
2 – Kĩ năng:
- Biết phối hợp làm việc theo nhóm, phân biệt giới tính qua trang phục
	- Sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí mẫu bạn trai và bạn gái
	- Biết mô tả về mình và các bạn
3- Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và nhường nhịn bạn bè
	II – CHUẨN BỊ:
	* Đồ dùng của cô:
	- Một số hình ảnh, trang phục bé trai và bé gái, sưu tầm từ sách báo, tạp chí,
	- Góc tranh gợi ý chủ đề bản thân
* Đồ dùng của trẻ:
	- Giấy A4, các nguyên vật liệu
	- Bút màu, hồ dán
 III/- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: “ Bạn có biết tên tôi”
* Hoạt động 2: Khám phá
 * Búp bê có mang quà đến tặng lớp mình.Cô giúp lớp mình cùng mở ra xem đó là món quà gì nhé! À 1 bức tranh, lớp mình nhìn xem bức tranh vẽ em bé có những bộ phận gì ?
- Trên đầu có gì?
 Tóc bé gái dài và được chải gọn gàng, cài nơ xinh xắn. 
- Bé gái đang mặc gì?
- Ngoài ra các con nhìn xem lớp mình các bạn nữ mặc gì?
- Trên cơ thể bạn gái có những bộ phận gì?
- Thế tóc bé trai thì sao?
- Bé trai và bé gái có những bộ phận, đặc điểm nào giống nhau và khác nhau.
- Cho một vài trẻ lên nhận xét về giới tính, hình dáng, sở thích của mình qua lời hướng dẫn của cô.
- Cho trẻ lên giới thiệu tên, giới tính, thích gì, mập hay ốm, lùn hay cao?
* Hoạt động 3: 
- Cho trẻ vào bàn vẽ trang trí bạn trai bạn gái
 B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 	* Hoạt động chung:
 	Cho trẻ ôn luyện tìm hiểu về các giác quan.
 	 * Hoạt động góc: 
 Cho trẻ chơi tự chọn ở góc chơi mà trẻ thích.
C/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
--- ˜­™ ---
Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2010
A – HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
 PTNN:	
* Tạo hình: Tô màu nhân vật trẻ thích
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức :
	- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. Nhớ trình tự câu chuyện, biết tên các nhân vật trong chuyện.
2 – Kĩ năng:
 - Thể hiện các ngữ điệu, giọng nói khác nhau
 - Kể diễn cảm
3- Giáo dục:
	- Giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ
	II – CHUẨN BỊ:
	* Đồ dùng của cô:
	- Tranh vẽ minh họa nội dung câu chuyện
	- Mô hình, con rối.
	- Đồ chơi bóng, trống rung.
* Đồ dùng của trẻ:
	- Mỗi cháu một bộ tranh hình các nhân vật trong chuyện.
	- Bút màu.
 III/- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1:
- Ổn định tổ chức
- GV cho trẻ chơi trò chơi: Mẹ vui hay buồn
- Giới thiệu bài: Để mẹ được vui thì các con phải biết vâng lơì mẹ. Có một chú dê con đã biết vâng lời mẹ nên không bị Sói ăn thịt đấy. Chú dê con vâng lời mẹ như thế nào hôm nay cô mời cả lớp mình cùng lắng nghe câu chuyện :“ Dê con nhanh trí” nhé!
* Hoạt động 2: 
- Kể chuyện diễn cảm qua mô hình rối
- Cô kể chuyện lần 2 qua tranh (diễn giải trích dẫn là rõ nội dung câu chuyện).
* Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Vừa rồi cô kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Dê mẹ đi đâu và Dê mẹ dặn dê con những gì?
- Dê mẹ vừa đi vắng ai đã đến gõ cửa, giọng của nó như thế nào? Dê con có mở cửa không?
- Chó Sói đã dùng những cách gì để lừa Dê con?
- Dê con phát hiện ra Sói bằng cách nào?
- Trẻ đặt tên cho từng nhân vật trong câu chuyện theo ý thích của trẻ
* Tóm tắt – giáo dục:
- Chuyện kể về một chú Dê con khi mẹ đi vắng nhà bị Sói đến đánh lừa nhưng Dê con biết cách phát hiện ra Sói và không mở cửa cho Sói. Dê con kể cho Dê mẹ nghe câu chuyện thế là Dê mẹ khen Dê con giỏi, sau đó cho Dê con bú một bữa sữa ngon lành.
- Cô giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, vâng lời ông bà.
* Hoạt động 4: Tô màu nhân vật trẻ thích
 	Cho cả lớp về bàn ngồi tô màu nhân vật trẻ thích trong câu chuyện.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 	* Hoạt động chung:
 	Cho trẻ ôn luyện kỹ năng kể câu chuyện “Dê con nhanh trí”
 	 * Hoạt động góc: 
 	 Cho trẻ chơi tự chọn ở góc chơi mà trẻ thích.
C/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
--- ˜­™ ---
Thứ 5 ngày 14 tháng 10 năm 2010
A – HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
 Tạo hình:	
KPXH : Trò chuyện về ngày sinh nhật
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Kiến thức :
	- Trẻ nặn được bánh sinh nhật
	- Củng cố kĩ năng lăn tròn 
2 – Phát triển::
	- Phát triển óc quan sát và tính thẩm mĩ ở trẻ.
3- Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết hoàn thành sản phẩm và đánh giá sản phẩm của mình
	II – CHUẨN BỊ:
	* Đồ dùng của cô:
	- Tranh ảnh sinh nhật của bạn Minh Thuận
	- Mẫu bánh nặn của cô
	- Đàn organ 
* Đồ dùng của trẻ:
	- Đất nặn, bản con
III/- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Chơi trò chơi “Uống xâm banh”
- Cô và cả lớp cùng chơi 2 lần
- Cô hỏi trẻ: Uống xâm banh vào dịp nào?
- Cô khái quát và giới thiệu trong bữa tiệc sinh nhật uống xâm banh để chúc mừng là rất vui
 - Cho trẻ xem hình ảnh sinh nhật của bạn Minh Thuận
* Hoạt động 2: 
 - Trong bữa tiệc sinh nhật có gì?
 - Chiếc bánh sinh nhật có hình dạng như thế nào?
 - Cô cho trẻ xem mẫu
 - Cô vừa làm vừa giải thích cách nặn cho trẻ hiểu: Cô cầm đất mặn bằng tay phải, cô lăn tròn rồi ấn bẹp, sau đó cô lại lăn thêm một vòng tròn nữa nhỏ hơn chồng lên trên để làm bánh 2 tầng. Cô đã nặn xong chiếc bánh rồi đấy.
 - Bây giờ cô và các con cùng nặn những chiếc bánh khác nhé!
 - Cô và trẻ hát bài “Chúc mừng sinh nhật” vừa hát vừa về bàn.
* Họat động 3: 
Trẻ thực hiện:
 - Cô chú ý, quan sát, nếu trẻ nặn quá bé hoặc quá to thì cô điều chỉnh. Nhắc trẻ cách lăn.
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
 - Cho trẻ trưng bày sản phẩm
 - Cho trẻ chọn bài trẻ thích? Vì sao thích?
 - Cô chọn bài vẽ cô thích và nhận xét
 - Cô nhận xét chung cả lớp
 B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 	* Hoạt động chung:
 	Cho trẻ hoàn thành sản phẩm tạo hình của mình
 	 * Hoạt động góc: 
 Cho trẻ chơi tự chọn ở góc chơi mà trẻ thích.
C/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
--- ˜­™ ---
Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
A – HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
Âm nhạc:	
 Nhạc Anh. Lời việt: 
 NH: Khúc hát mừng sinh nhật
 TCAN : Tai ai tinh
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Kiến thức :
	- Trẻ hát thuộc rõ lời bài hát
	- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
	- Trẻ biết kết hợp vận động theo phách, nhịp của bài hát.
	- Trẻ hiểu nội dung bài hát nghe
2 – Phát triển::
	- Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
3- Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và nhường nhịn bạn bè
	II – CHUẨN BỊ:
	* Đồ dùng của cô:
	- Tranh nội dung bài hát: “ Mừng sinh nhật”, “ Khúc hát mừng sinh nhật”
	- Đàn organ 
* Đồ dùng của trẻ:
	-

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_lam_doan_sa.doc
Giáo án liên quan