Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 4: Nghề nghiệp bé yêu thích

TUẦN 1: NGHỀ SẢN XUẤT

- Tranh ảnh về nghề sản xuất

-Tranh vẽ nội dung bài hát “ Ơn Bác Nông Dân”

- Một số dụng cụ lao động nghề sản xuất có số lượng là 4 cho mỗi cháu

- 2 đích ném

-Tranh ảnh vẻ nội dung câu chuyện “ sự tích quả dưa hấu”

- Mẫu vẽ đồ dùng sản xuất

TUẦN 2: NGHỀ XÂY DỰNG

- Tranh ảnh về nghề xây dựng

- Tranh vẽ về nội dung bài “ cháu yêu cô chú công nhân”

- Mũ của các cô chú công nhân

- Cổng chui

- Tranh vẽ theo nội dung thơ “ Chiếc cầu mới”

- 2 bộ tranh rời nội dung thơ “ Chiếc cầu mới”

- Một sồ đồ dùng của nghề thợ xây, thợ môc, kiến trúc.

- Mỗi trẻ 3 cái xô, 3 cái xẻng, 3 cái búa, 3 cái cưa

- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng to hơn

- Vở vẽ, bút màu, mẫu trang phục của chú thợ xây

 

doc95 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 4: Nghề nghiệp bé yêu thích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với cát nước, vẽ trên sân.
5/ Hoạt động góc: 
* Trọng tâm: - Phân vai: Đóng vai cô cong nhân may quần áo
 +Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi , biết cách cắt giấy và dán sao cho thành bộ quần áo
- Xây dựng - xây nhà cao tầng, khu vui chơi
- Nghệ thuật: Tô, vẽ, cắt dán đồ dùng nghề thợ xây, thợ mộc
- Học tập: ghép tranh đồ dùng ngành nghề, nối tranh đúng số lượng
- Khoa học: Hoa lá có màu gì?
6/ Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
III/ ĐÁNH GIÁ:
1/ Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do:
 b/ Những thay đổi cần thiết:
2/ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần chăm sóc, giáo dục riêng:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Chủ đề nhánh: NGHỀ XÂY DỰNG
Hoạt động học có chủ đích: PT Nhận Thức
Hoạt động Làm quen với toán: SO SÁNH, PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CHIỀU RỘNG CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
* Kiến thức: - Trẻ dùng kĩ năng để so sánh chiều rộng 2 đối tượng
* Kĩ năng: - Rèn kĩ năng so sánh, Phát triển trí nhớ, óc tư duy và quan sát.
* Thái độ: - Giáo dục trẻ học ngoan, chú ý lên cô, biết giữ gìn đồ dùng
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1/Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định cho trẻ chơi tự do.
* Trò chuyện đầu giờ : Cô vả trẻ cùng trò chuỵên về nghề thợ mộc, nghề kiến trúc sư, tầm quan trọng của các nghề.
 Điểm danh.
Thể dục sáng: Vận động theo nhạc bài- chú công nhân tài năng
2/ Hoạt động có chủ đích: 
a/ Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
 * Đồ dùng, phương tiện:- Mỗi trẻ có 2 khung ành, 2 phong bì có chiều rộng bắng nhau và 1 khung ảnh phong bì hẹp hơn
* Tích hợp : VH: bác thợ mộc ơi
 ÂN: Bác đưa thư
b/ Phương pháp: quan sát, đàm thoại và thực hành.
c/ Tiến trình tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động: Đọc thơ Bác thợ mộc ơi
- Cô tạo tình huống bác thợ môc tặng khung ảnh. sau đó cùng trò chuyện
* Hoạt động trọng tâm:
- Ôn tập nhận biết sự giống nhau rõ nét chiều rộng 2 đối tượng
+ Cô cho trẻ so sánh chiều rộng đồ dùng cô xếp sẵn: khung ảnh,cái khăn, quyển vở.và trẻ so sánh, tạo bắng nhau về chiều rộng 2 đối tượng
+ - So sánh khác nhau về chiều rộng 2 đối tượng
+ Hát bác đưa thư vui tính. Cô giới thiệu phong bì thư
+ Cô cho trẻ so sánh các bì thư này. Mỗi lần so sánh cô cho trẻ nhắc lại sự khác nhau, giống nhau đó
Luyện tập:
- Cho trẻ tìm khung ảnh, bì thư theo yêu cầu của cô :
+ Cô giới thiệu trò chơi: Tìm đúng chiều rộng của đối tượng. 
+ Cô giải thích cách chơi. Trẻ chơi vài lần.
Kết thúc: NXTD. Thu dọn đồ dùng.
Trẻ đọc thơ.
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ hát, trả lời
Trẻ trả lời.
Trẻ chơi.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
4.Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Cho trẻ dạo quanh sân trường ,tìm hiểu một số dụng cụ của nghề bộ thợ mộc.
-TCVĐ: Bé làm thợ xây
- Chơi tự do
5.Hoạt động góc
* Góc xây dựng : Xây Khu vui chơi, nghỉ mát
-Yêu cầu: Trẻ biết cách chơi, biết xây công trình và sắp xếp công trình một cách hợp lí biết hoàn thành sản phẩm.
* Góc phân vai : Đóng vai cô cong nhân may quần áo
* Góc thiên nhiên: Gieo hạt đậu
* Góc học tập:Ghép tranh, nối tranh theo nghề
* Góc nghệ thuật: Múa hát theo chủ điểm
*Góc khoa học: Hoa lá có màu gì?
6/ Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ.
III/Đánh Giá:
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do
b/Những thay đổi cần thiết
2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng(có thể kết hợp với gia đình)
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC- GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ (1 tuần) 
Tuần thứ 3
Thực hiện từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 12 năm 2010
I/ MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN:
1/ Phát triển nhận thức:
 - Trẻ biết tên nghề chăm sóc sức khoẻ, công việc và đồ dùng nghề này
 - Biết so sánh, sắp xếp chiều rộng 3 đối tượng
2/ Phát triển thể chất:
 - Hình thành ở trẻ thói quen ăn uống hợp vệ sinh, hợp lý, đúng giờ, ăn hết suất.
 - Biết ích lợi của việc luyện tập, công việc lao động đối với cơ thể
 - Cần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để có cơ thể khoẻ mạnh
 - Rèn cho cháu 1 số kỹ năng vận động cơ khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân,..
3/ Phát triển ngôn ngữ:
 - Cháu biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể tên, đồ dùng của một số nghề mà trẻ biết, biết kể ước mơ lơn lên mình làm nghề gì thông qua đọc thơ, ca dao, truyện, hát...
4/ Phát triển tình cảm xã hội:
Trẻ yêu quý, giữ gìn đồ dùng, sản phẩm của các nghề
Biết gọi tên của nghề chăm sóc sức khỏe và thể hiện tình cảm của mình đối với những người đã chăm sóc sức khỏe bé
5/ Phát triển thẩm mĩ: 
- Nhận xét được vẻ đẹp, màu sắc của các đồ dùng, sản phẩm các nghề
II/ KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG:
Tên hoạt động
Thứ hai
13/12/2010
Thứ ba
14/12/2010
Thứ tư
15/12/2010
Thứ năm
16/12/2010
Thứ sáu
17/12/2010
* Đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh và điểm danh: 
- Cô đứng ở cửa lớp đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định. Cho trẻ chọn đồ chơi và chơi tự do. Khi trẻ đến lớp tương đối đầy đủ, cô cho trẻ cất đồ chơi và tập trung lại quanh cô bằng trò chơi: Lộn cầu vồng
- Trò chuyện:Cô gợi hỏi về nghề chăm sóc sức khoẻ
+ Nhà con có ai làm nghề chăm sóc sức khoẻ không? Đó là việc gì?
+ Nghề đó cần những đồ dùng gì? 
+ Sau này lớn lên con làm nghề gì?
* Điểm danh:.
Thề Dục Buổi Sáng:
 - Hô hấp 2: Máy bay bay
- Cơ tay vai 4: Hai tay thay nhau đưa lên cao
- Cơ chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục
Cơ bụng 5: Ngồi duỗi chân, quay người sang hai bên
Bật nhảy 3: Bật tách khép chân
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
GDÂN: 
Hát+ gõ nhịp, phách “Bé làm bác sĩ”
NH: Bèo dạt mây trôi
TCÂN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
LQVH: 
Thơ Bé làm bác sĩ
TD:
Bật xa 35cm. TCVĐ- Tung bóng cao hơn nữa
TH: 
 Vẽ dụng cụ y tá, bác sĩ
KPKH: 
Tìm hiều, trò chuyện về công việc chăm sóc sức khoẻ
-LQVT:
 Trẻ luyên kỹ năng so sánh chiều rộng để sắp xếp thứ tự chiều rộng của ba đối tượng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: 
Quan sát trò chuyện về nghề bác sĩ
TCVĐ: Chuyển thuốc về kho
Chơi tự do
HĐCMĐ: 
Quan sát trò chuyện nghề dược sĩ
TCVĐ: Bé làm bác sĩ
Chơi tự do
HĐCMĐ: 
 Quan sát, trò chuyện về một số dụng cụ nghề bác sĩ
TCVĐ: Chuyển thuốc về kho 
Chơi tự do
HĐCMĐ: Quan sát, trò chuyện cây làm thuốc
TCVĐ: Bé làm bác sĩ
Chơi tự do
HĐCMĐ:
Quan sát dụng cụ của nghề bác sĩ
TCVĐ: Chuyển thuốc về kho
Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
1/ GÓC ĐÓNG VAI: Đóng vai bệnh nhân, bác sĩ khám bệnh
- Yêu cầu: trẻ hiểu và thể hiện vai các thành viên và công việc của họ
- Chuẩn bị: đồ dùng bác sĩ
- Tổ chức hoạt động: Cô trò chuyện về công việc của bác sĩ. Trẻ bàn bạc và phân vai chơi: ai đóng vai bệnh nhân, bác sĩ
Quá trình chơi, cô bao quát, gợi ý giúp trẻ chơi tốt. Báo sắp hết giờ.
- Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng.
2/ GÓC XÂY DỰNG: Xây bệnh viện
- Yêu cầu: trẻ biết sử dụng các loại đồ chơi, vật liệu, đồ dùng khác nhau để xây dựng công trình.
- Chuẩn bị: các loại vật liệu xây dựng: xe, gạch, đồ chơi lắp ghép, bồn hoa, cây cảnh ...
- Tổ chức hoạt động: trẻ nhớ lại cấu trúc từng phần của bệnh viện. sau đó trẻ tự thỏa thuận vai chơi: chủ công trình, thợ xây, tài xế, công nhân chở vật liệu ...
Giáo viên quan sát và giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn. 
- Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng.
3/ GÓC NGHỆ THUẬT: Vẽ,tô màu dồ dùng nghề chăm sóc sức khoẻ
- Yêu cầu: trẻ biết vẽ, tô màu dụng cụ bác sĩ...
- Chuẩn bị: bút màu, giấy vẽ...
- Tổ chức hoạt động: Cô gợi trẻ nhớ lại màu sắc, hình dáng..đồ dùng bác sỉ.... Trẻ phân công việc cho nhau, mỗi cháu làm 1 việc. Báo sắp hết giờ.
- Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng. 
4/ GÓC THƯ VIỆN: xem sách, tranh ảnh có nội dung về nghề chăm sóc sức khoẻ và các nghề khác
- Yêu cầu: trẻ biết cách mở sách, xem sách, biết xem tranh 
- Chuẩn bị: sách, tranh ảnh, tranh ghép hình đồ dùng ngành nghề
- Tổ chức hoạt động: cô nhắc lại cách mở sách, hướng dẫn trẻ cách ghép tranh, sau đó trẻ tiến hành chơi.
- Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng.
5/ GÓC KHOA HỌC: Nước biển măn hay nhạt.
- Yêu cầu: trẻ Quan sát, nếm và cảm nhận được nước biển mặn hay nhạt
- Chuẩn bị: Nước đun sôi, muối
- Tổ chức thực hiện: Cô trò chuyện cùng trẻ hỏi trẻ được đi biển chưa? nước biển mặn hay ngọt..sau đó cô tạo thành nước biển cho trẻ quan sát nếm và nhận xét
- Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng. 
6/ GÓC THIÊN NHIÊN: Chăm sóc cây làm thuốc
- Yêu cầu: trẻ biết cách chăm sóc cây thuốc. Giáo dục trẻ chơi ngoan, không đổ nước ra ngoài.
- Chuẩn bị: nước, cây thuốc
- Tổ chức hoạt động: Cô hướng dẫn cháu cách chơi: Sau đó trẻ tự chăm sóc cây, Cô quan sát trẻ chơi. Báo sắp hết giờ.
- Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng. 
Trò chơi dân gian
Lộn cầu vồng :
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành từng đôi đối diện nhau, đu dưa tay sang 2 bên theo nhịp đọc: “Lộn cầu vồng, nước tronh nước chảy , có cô mười bảy , có chị mười ba, hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” đến câu cuối trẻ lộn 1 vòng (xoay lưng vào nhau rồi xoay mặt vào nhau)
Kéo cưa lừa xẻ: 
Cách chơi: Cô cho lần lượt 2 trẻ nắm tay nhau giả làm người kéo cưa và đọc thơ: “Khéo cưa lừa xẻ, ông thợ nào khỏe , về ăn cơm vua,ông thợ nào thua,về ăn cơm làng,ông thợ lang thang , về bú tí mẹ” Ai bị kéo từ “về bú mẹ” thì thua và nghỉ 1 lần chơi
Chi chi chành chành: 
	- Cách chơi: Cô tổ chức cho các cháu chơi thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 cháu xòe tay ra cho các bạn khác đưa một ngón tay vào lòng bàn tay và đọc vè “Chi chi chành chành” cuối bài vè, ai bị bắt đươc ngón tay thì sẽ bị thua và trở thành người xòe tay.
Trò chơi vận động
Chuyển thuốc về kho:
 Cách chơi: Cô chia trẻ thành các nhóm
Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phat,khi nghe hiệu lệnh của cô,trẻ chạy lượn vòng dích dắc qua các chướng ngại vật, chạy đến các ô kẻ săn bật tách khép chân.Sau đó chạy đến các hộp thuốc, cầm bất kì một hộp thuốc nào chạy đến khu vực dể thuốc rồi chạy về xếp cuối hàng .
Bé làm bác sĩ:
	- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội bằng nhau, cô cho trẻ đóng vai 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_4_nghe_nghiep_be_yeu_thich.doc