Giáo án Mẫu giáo Lớp 5 tuổi - Bài: “Trò chuyện về nghề bộ đội nhân ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam”

 

I. Mục đích:

1) Kiến thức:

ỉ Trẻ biết được đồ dùng, dụng cụ, trang phục, công việc của các chú bộ đội: Bộ binh, hải quân, phòng không không quân, biên phòng.

ỉ Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12.

2) Kỹ năng:

ỉ Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy, ngôn ngữ.

ỉ Rèn kỹ năng so sánh cho trẻ.

3) Giáo dục:

ỉ Trẻ yêu mến, kính trọng các chú bộ đội.

ỉ Giáo dục ý thức trở thành người có ích cho xã hội.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 4376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp 5 tuổi - Bài: “Trò chuyện về nghề bộ đội nhân ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Môi Trường Xung Quanh
Tên bài: “Trò chuyện về nghề bộ đội nhân ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam”
Chủ điểm: Nghề nghiệp
Lứa tuổi: 5 tuổi
Thời gian: 25- 30’
Số trẻ: Cả lớp
Ngày soạn: .......................................
Ngày dậy: ........................................
Người soạn+ dậy: ............................
Địa điểm: ..........................................
Mục đích:
Kiến thức:
Trẻ biết được đồ dùng, dụng cụ, trang phục, công việc của các chú bộ đội: Bộ binh, hải quân, phòng không không quân, biên phòng.
Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12.
Kỹ năng:
Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy, ngôn ngữ.
Rèn kỹ năng so sánh cho trẻ.
Giáo dục:
Trẻ yêu mến, kính trọng các chú bộ đội.
Giáo dục ý thức trở thành người có ích cho xã hội.
Chuẩn bị:
Cô:
Cô nghiên cứu tài liệu, soạn và thuộc giáo án.
Tranh vẽ:
Chú bộ đội bộ binh.
Chú bộ đội hải quân.
Chú bộ đội biên phòng.
Chú bộ đội phòng không không quân.
Trẻ:
Chỗ ngồi học hợp lý.
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
ổn định- gây hứng thú:
cho trẻ hát bài: “chú bộ đội”
Các con vừa hát bài gì?
Trong bài hát nói tới ai?
Chúng mình có yêu quý các chú bộ đội không?
ð Các con ạ! Các chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại bộ đội, cac vung biên giới, các vùng biển xa xôi. Các chú bộ đội lam rất nhiều các công việc khác nhau và rất vất vả. Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú bộ độinhư thế nào thì bây giờ cô con mình cung đi tìm hiểu nhé!
Quan sát- đàm thoại- trải nghiệm:
Tranh: “Chú bộ đội bộ binh” (Cô treo tranh)
Bức tranh vẽ về ai?
Các con có nhận xét gì về chú bộ đội bộ binh?
Chú bộ đội bộ binh mặc trang phục màu gì?
Trên lưng chú bộ đội đeo cái gì?
ð Vừa rồi cô con mình được quan sát chú bộ đội bộ binh đấy, các chú mạc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng và vai chú mang súng. Hàng ngày các chú thường luyện tập: bắn súng, diễn tập duyệt binh,..... Các chú làm rất nhiều công viêc, ngày đêm canh gác và bảo vệ tổ quốc đấy các con ạ!
Tranh: “Chú bộ đội hải quân” (Cô treo tranh)
Bức tranh vẽ về ai?
Các con có nhận xét gì về chú bộ đội hải quân?
Chú bộ đội hải quân mặc trang phục màu gì?
Các chú dùng phương tiện gì và vũ khí gì để tấn công kẻ địch?
ð Đây là bức tranh vẽ về hình ảnh chú bộ đội hải quân, các chú mặc trang phục quần áo màu trắng, mũ kepi màu trắng. Chú bộ đội hải quân có nhiệm vụ canh giữ vùng biển cho tổ quốc đấy các con ạ!
Tranh: “Chú bộ đội phòng không không quân” (Cô treo tranh)
Bức tranh vẽ về ai?
Các con có nhận xét gì về chú bộ đội phòng không không quân?
Chú bộ đội phòng không không quân mặc trang phục màu gì?
Các chú dùng phương tiện gì và vũ khí gì để tấn công kẻ địch?
ð Bức tranh vẽ về chú bộ đội phòng không không quân với trang phục màu xanh da trời. Các chú sử dụng phương tiện máy bay, pháo, rađa (bộ đàm) là phương tiện chính để hoạt động. Hàng ngày các chú bay trên không trung quan sát, không để cho bất kỳ kẻ thù nào xâm lấn vùng trời và bảo vệ bình yên cho vùng trời của tổ quốc đấy!
Tranh: “Chú bộ đội biên phòng” (Cô treo tranh)
Bức tranh vẽ về ai?
Các con có nhận xét gì về chú bộ đội biên phòng?
Chú bộ đội biên phòng mặc trang phục màu gì?
Trang phục của chú bộ đội biên phòng giống với trang phục của chú bộ đội nào?
ð bức tranh vẽ về chú bộ đội biên phòng với trang phục máu xanh lá cây giông như các chú bộ dội bộ binh đấy. Nhiệm vụ chính của các chú là bảo vệ các vùng biên giới, đất liền không để cho bất kỳ kẻ thù nào xâm lấn lãnh thổ của đất nước ta đấy!
ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam:
Vừa rồi cô con mình đã cùng trò chuyện về các chú bộ đội đấy! Vậy các con có biết ngày 22/12 là ngày gì không?
ð Đó là ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam đấy các con ạ! Ngày này nhằm tôn vinh và tưởng nhớ về truyền thống yêu nước, đấu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc ta, của bộ đội cụ Hồ đã không tiếc xương máu cho quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta đấy!
Mở rộng- giáo dục:
Ngoài các công việc cô con mình vừa kể trên ra thì các con còn biết các chú bộ đội làm những công việc gì nữa không?
( Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất như trồng rau, nuôi lợn, giúp bà con gặt múa, có lũ lụt thì giúp bà con ngăn lũ....)
Ngoài các chú bộ đội bộ binh, hải quân, biên phòng, phòng không không quân thì còn có các chú bộ đội nào nữa nhỉ?
( Pháo binh, lục binh, hậu cần, quân y, quân nhạc,...)
Cô treo tranh kết hợp đàm thoại, trò chuyện với trẻ về nhiệm vụ và vũ khí dụng cụ của các chú bộ đội.
ð Giáo dục: Vậy tỏ lòng yêu quý và kính trọng đối với các chú bộ đội các con cần làm gì?
ð Để tỏ lòng yêu quý và kính trọng đối với các chú bộ đội các con phải ngoan lễ phép chào các chú bộ đội khi các con gặp các chú các con nhớ chưa!
Củng cố:
Sắp đến ngày 22/12 rồi đấy. Trong ngày này mọi người ai cũng thể hiện tình cảm yêu mến các chú bộ đội qua lời thăm hỏi, tặng hoa tặng quà. Còn các con thì sao nhỉ? Vậy các con cùng cô hát bài: “Cháu thương chú bộ đội” dể tặng các chú nhân ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam nhé!
Đọc thơ: “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”
Cô có 1 bài thơ rất hay nói về chú bộ đội đấy!
Bây giờ các con hãy nghe cô đọc và đọc theo cô nhé! ( Cả lớp đọc_ nhóm_ cá nhân)
kết thúc- nhận xét- tuyên dương:
Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất ngoan, chú ý nghe cô giảng bài. Cô khen cả lớp chùng mình.
Bây giờ chúng mình có thích làm chú bộ đội hành quân không?
Các con hãy xép thành 4 hành và cùng cô hát bài: “ Em làm chú bộ đội” vừa đi vưa hát và vận động theo lời bài hát à đi ra sân à chuyển sang hoạt động khác.
Trẻ hát
1-2 Trẻ trả lời
1-2 Trẻ trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Chú bộ độ bộ binh
Màu xanh lá cây
Đeo súng
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Bộ đội hải quân
Màu trắng
Dùng tàu, thuyền và súng,.....
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Cả lớp trả lời
1- 2 trẻ trả lời
1- 2 trẻ trả lời
Máy bay, súng, mìn,.....
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Cả lớp trả lời
1- 2 trẻ trả lời
Màu xanh lá cây
1- 2 trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ kể
Trẻ trả lời
Trẻ hát
Trẻ đọc thơ
Trẻ vỗ tay
Trẻ hát và vận động theo lời bài hát
Hoạt động: Khỏm phỏ xó hội
Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường bộ.
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc diểm, công dụng của 1 số phương tiện giao thông đường bộ, biết 1 số luật lên giao thông khi đi đường
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phát triển các giác quan
- Giáo dục trẻ biết 1 số luật lệ giao thông khi đi đường và biết nghe lời người lớn khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình các loại xe: Xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô...
- Tranh ảnh về các loại xe
- Lô tô về các loại phương tiện giao thông đường bộ.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ (Yêu cầu cần đạt)
HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát: “Bác đưa thư vui tính”
- Trò chuyện về 1 số phương tiện giao thông đường bộ.
HĐ2: Quan sát, đàm thoại:
* Quan sát xe đạp:
Đọc câu đố:
Xe 2 bánh
Chạy bon bon
Kêu kính cong
Cho người tránh
(Đó là xe gì?)
- Cho trẻ xem tranh xe đạp
- Đặc điểm của xe đạp?
- Để xe chạy được phải làm gì?
- Xe đạp chở gì?
- Xe đạp chở được nhiều đồ hay ít đồ?
Cô chốt lại: Xe đạp có khung xe, ghi đông (tay lái), yên trước, yên sau, phanh tay, dây phanh, má phanh, 2 bánh xe, vành và nan hoa cắm vào vành xe, xích xe, líp xe, peđan (bàn đạp), chắn xích, giỏ xe, chân chống...
Để đi được phải dùng sức người đạp, xe đạp chở dùng để chở hàng và người nhưng chở được số lượng ít.
* Quan sát xe máy:
Cho trẻ quan sát và đàm thoại về đặc điểm, công dụng
- Muốn nổ được nhờ cái gì?
- Muốn động cơ hoạt động nhờ cái gì?
- Xe máy dùng để làm gì?
Cô chốt lại: Tương tự xe đạp, cô nhấn mạnh xe máy chạy được nhờ có xăng và xe máy chở được nhiều đồ.
* Quan sát ô tô:
Hát: “Em tập lái ô tô”
Quan sát đàm thoại tương tự:
* Quan sát xích lô: Tương tự
HĐ3: So sánh xe đap, xe máy:
- Điểm khác: Xe máy chạy bằng xăng, xe đạp nhờ sức người, xe máy chở được nhiều đồ hơn xe đạp, có tên gọi khác nhau.
- Điểm giống: Đều có 2 bánh và cùng là phương tiện giao thông đường bộ
HĐ4: Đàm thoại sau quan sát:
- Ngoài xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô chúng mình vừa được làm quen còn có những phương tiện giao thông đường bộ nào khác?
- Cô nhắc lại: Còn có xe buýt, xe lam, công nông, xe khách...
Giáo dục: Khi đi trên đường các con phải đi bên phải, quan sát kỹ khi qua đường. Gặp đèn đỏ thì dừng lại, đèn vàng đi chậm còn đèn xanh thì được qua đường.
HĐ5: Củng cố:
Trò chơi 1: Chọn tranh theo yêu cầu
Trò chơi 2: Về đúng bến
Cô nói cách chơi, luật chơi
* Kết thúc:
- Hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ hát
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Xe đạp
- 2, 3 trẻ
- Người đạp
- Chở người và hàng
ít đồ
- Trẻ lắng nghe
- 2, 3 trẻư
1 trẻ
- Chở người và hàng hóa
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát
- 2 trẻ
- 2, 3 trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát

File đính kèm:

  • docdang huong.doc