Giáo án Mẫu giáo Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết gọi tên một số ngành nghề mà trẻ quan sát.
- Biết lợi ích của các ngành nghề trong xã hội.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ chú bộ đội.
III. HƯỚNG DẪN
1.Quan sát có mục đích
* Quan sát tranh vẽ chú bộ đội
- Cô gợi ý trẻ xem tranh và trả lời về công việc của chú bộ đội.
Cô hỏi trẻ: Cô có tranh gì đây?Trong tranh các con nhìn thấy những gì? Áo chú bộ đội màu gì? Chú đang làm gì?
- Giáo dục trẻ phải biết yêu thương và kính trọng các cô chú bộ đội.
động cơ bản : Ném trúng đích nằm ngang để chuẩn bị tham gia vào hội thi nhe. Cô làm mẩu lần 1 - Lần 2 kết hợp giải thích kỹ thuật vận động: Các con đứng trước vạch chuẩn tay cầm túi cát ném thẳng vào cái vòng trước mặt. Ném xong các con đi lên nhặc túi cát về để đúng chổ. - Cô cho trẻ thực hiện: cô cho trẻ nối nhau thực hiện. - Cô cho trẻ thực hiện: cá nhân sau đó tốp 2-3 trẻ ( cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau). - Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ kịp thời, - Cô mời 1 trẻ yếu lên thực hiện lại vận động, cô kết hợp nhắc lại kỹ thuật vận độn * Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi ,cách chơi. - Cô cùng trẻ chơi 2-3 lần 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ thư giãn đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân,hít thở đều. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MÔN: VĂN HỌC THƠ: LÀM NGHÊ NHƯ BỐ I. YÊU CẦU - Hiểu nội dung truyện , nhớ trình tự phát triển câu chuyện và ý nghĩa giáo dục của truyện : lòng hiếu thảo và sự vâng lời . - Bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực, hồn nhiên qua TC “Bắt chước giọng nói các nhân vật” - Rèn kỹ năng nặn cơ bản : xoay tròn, lăn dài, ấn bẹp, làm láng - Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học , khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng thẩm mỹ . - Giáo dục trẻ biết vâng lời ba mẹ, vâng lời người lớn. II. CHUẨN BỊ : - Cho trẻ làm quen với câu chuyện : cô kể hay cho trẻ nghe máy - Tranh minh họa câu chuyện, mũ mặt nạ cô bé Quàng Khăn Đỏ để giới thiệu - Nhạc nền bài “ Em biết vâng lời mẹ dặn ” , đất nặn và bảng cho trẻ hoạt động . III. HƯỚNG DẪN * Hoạt động 1: Trò chơi “ Bạn ơi hãy làm” Cô cho trẻ thực hiện các động tác cùng với cô, sau đó cho trẻ quay mặt ra hướng khác để cô hóa trang thành cô bé Quàng Khăn Đỏ ( cô đeo mặt nạ và quàng khăn đỏ lên đầu ) - Cô cho trẻ quay lại và trò chuyện với trẻ: + Các bạn có biết tôi là ai không? + Tại sao các bạn lại nghĩ tôi là cô bé Quàng Khăn Đỏ? + Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện tôi mang bánh đến thăm bà như thế nào nhé! - Cô kể chuyện cho trẻ nghe với vai cô bé quàng khăn đỏ kết hợp trình chieus trên máy. - Cho trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”( cô bỏ đồ hóa trang ra ) * Hoạt động 2: Thử tài bé yêu - Cô hỏi trẻ: + Các bạn vừa nghe cô kể câu chuyện gì ? +Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Cô chia trẻ làm 2 nhóm theo 2 tuyến nhân vật: + Nhóm bạn trai đóng vai chó sói ( giả bà ngoại ) + Nhóm bạn gái đóng vai cô bé Quàng Khăn Đỏ. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt chước giọng nói nhân vật ” với lời dẫn truyện tóm tắt : “ Mẹ cô bé Quàng Khăn Đỏ làm bánh đưa cho cô bé mang đi biếu bà ngoại. Trên đường đi, vì mải chơi quên lời mẹ dặn, nên cô bé Quàng Khăn Đỏ gặp chó sói . + Chó sói hỏi làm sao? ... Cô bé trả lời thế nào? “ Và thế là chó sói chạy một mạch đến nhà bà ăn thịt bàNhưng cô bé Quàng Khăn Đỏ có biết không?” + Cô bé đến trước nhà bà ngoại rồi đấy, bé làm gì nhỉ? Bé gọi bà đi! + Ô! Cửa nhà bà không đóng. Chắc bà quên đóng cửa rồi. Bé Quàng Khăn Đỏ vào nhà và thấy bà lạ quá! Cô bé nói làm sao nhỉ? + Cô cùng với trẻ giả giọng của các nhân vật đối đáp với nhau * Hoạt động 3: - Gợi ý cho trẻ giúp cô bé quàng khăn đỏ làm bánh đi biếu bà ... - Nhắc lại các kỹ năng nặn cơ bản: + Nặn bánh tròn thế nào? Làm sao để bánh đẹp và trông thật ngon mắt? + Những loại bánh nào có dạng dài? Nặn bánh quế thế nào nhỉ ? - Có thể cho trẻ xem vài mẫu nặn của cô và gợi ý cách thực hiện . Mở nhạc bài hát " Em biết vâng lời mẹ dặn " - Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, khuyến khích trẻ sáng tạo theo tưởng tượng và cảm xúc thẩm mỹ của trẻ HOẠT ĐỘNG GÓC I/ YÊU CẦU: -Trẻ biết phân vai, chọn vai chơi, phân nhóm trưởng, chủ công trình. - Biết tô màu dán ảnh các nghành nghề phổ biến. - Biết hát tìm hiểu một số bài hát về nghề dạy học II/ CHUẨN BỊ: - Đồ dùng đủ các góc. III/ HƯỚNG DẪN - Góc phân vai: “ Bán hàng” – Gia đình - Góc xây dựng: Xây công viên. - Góc tạo hình: Tô màu, dán các sản phẩm ngề phổ biến - Góc khoa học toán: So sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình. - Góc sách: Xem tranh về nghề phổ biến - VỆ SINH ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA - VỆ SINH QUÀ XẾ - SINH HOẠT CHIỀU * Ôn bài củ: “Làm nghể như bố”. - Làm quen bài mới. - Nêu gương cuối ngày. ******************************** Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2011 ĐÓN TRẺ- HĐTC- THỂ DỤC SÁNG- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. YÊU CẦU - Trẻ biết nhặt lá trên sân trường. - Biết biết công dụng của đôi đũa. II. CHUẨN BỊ - Sân chơi ,đồ dùng, đồ chơi - Tranh một số loại đũa. III. HƯỚNG DẪN 1.Quan sát có mục đích * Quan sát các loại đũa. - Cô gợi ý trẻ xem tranh và trả lời về các đũa. Cô hỏi trẻ: Cô có tranh gì đây? đũa dùng để làm gì? Có những loại đũa nào? - Giáo dục trẻ phải biết giử gìn cẩn thận các loại đồ dùng trong gia đình 2. Trò chơi vận động Gieo hạt: Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Hoạt động tự chọn Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. Sau đó chuyển sang hoạt động khác HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÔN: TẠO HÌNH BÀI: NẶN THEO Ý THÍCH I. YÊU CẦU - Trẻ cầm bút đúng tư thế và tô màu không lem ra ngoài. - Trẻ hứng thú tô mùa. II. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ người thân trong gia đình. - Bút màu, giấy vẽ, kệ trưng bày sản phẩm. - Giáo án điện tử * Nội dung tích hợp: Âm nhạc “ Hoa bé ngoan”. Giáo dục dinh dưỡng II. HƯỚNG DẪN Hoạt động 1: Bé cùng khám phá - Cho trẻ xem đoạn phim mẹ đang nấu ăn. - Cô trò chuyện cùng trẻ: Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? - Trong tranh các con nhìn thấu gì? - Ở nhà ai thường nấu cơm cho các con ăn? - Con thích mẹ nấu món gì? - Mẹ nấu cho các con nhiều thức ăn ngon. Vì vậy các con phải ăn nhiều ăn hết chén. Để cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh, mau lớn. Hoạt động 2: trẻ xem tranh - Cho trẻ quan sát tranh những người thân trong gia đình: Bố, mẹ ,anh ,chị ,em. Tranh vẽ một số công việc hàng ngày. Cô có tranh vẽ những người thân tỏng gia đình nhưng chưa được tô màu. Các con hãy giúp cô tô màu những bức tranh này cho đẹp để làm quà tặng những người thân trong gia đình của mình nhe. Hoạt động 3: Cô làm mẫu, phân tích. Khi tô màu các con cầm bút bằng tay phải, khi ngồi ngực không tỳ vào bàn ( tóc các con tô màu nâu hoặc màu đen. Quần áo có thể to màu xanh ,đỏ ,vàng). Hoạt động 4: Trẻ thực hiện - Trẻ vào bàn thực hiện việc tô màu bức tranh của mình. - Cô chú ý quan sát động viên giúp đở trẻ trong cách tô ,và trong cách phối màu bố cục bức tranh. - Trong lúc trẻ tô màu nên mở nhạc cho trẻ nghe để hứng thú cho trẻ. * Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình trên kệ. - Cô mời 2- 3 trẻ lên chon sản phẩm mà trẻ thích. - Cô hỏi trẻ : Vì sao con chọn bức tranh này? Bạn đã tô màu như thế nào? - Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh để nhận xét. Cô chọn sản phẩm c hưa hoàn chỉnh để nhận xét. Cô động viên trẻ lần sau thực hiện tốt hơn. HOẠT ĐỘNG GÓC I. YÊU CẦU: - Trẻ biết phân vai, chọn vai chơi, phân nhóm trưởng, chủ công trình. - Biết tô màu dán ảnh người thân trong gia đình. - Biết so sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng đủ các góc. III. HƯỚNG DẪN: 1.Thỏa thuận: - Góc phân vai: Mẹ con - Góc xây dựng: Xây nhà của bé. - Góc tạo hình: Tô màu, dán ảnh người thân trong gia đình. - Góc khoa học toán: So sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình. - Góc sách: Xem truyện tranh gia đình. 2. Quá trình chơi: - Cô đến từng nhóm gợi ý cách chơi, chọn các góc chơi tốt nhận xét cho các nhóm học tập. - Nhận xét chung, tuyên dương những vai tốt, động viên những vai chơi chưa đạt, cho trẻ thu dọn góc chơi. - VỆ SINH ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA - VỆ SINH QUÀ XẾ - SINH HOẠT CHIỀU * Ôn bài củ: “Tô màu người thân trong gia đình”. - Làm quen bài mới. - Nêu gương cuối ngày. *********************** Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011 ĐÓN TRẺ- HĐTC- THỂ DỤC SÁNG- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI . I. YÊU CẦU - Trẻ biết nhặt lá trên sân trường. - Biết biết công dụng của đôi đũa. II. CHUẨN BỊ - Sân chơi ,đồ dùng, đồ chơi - Tranh một số loại đũa. III. HƯỚNG DẪN 1.Quan sát có mục đích: Quan sát các loại đũa. - Cô gợi ý trẻ xem tranh và trả lời về các đũa. - Cô hỏi trẻ: Cô có tranh gì đây? đũa dùng để làm gì? Có những loại đũa nào? - Giáo dục trẻ phải biết giử gìn cẩn thận các loại đồ dùng trong gia đình 2. Trò chơi vận động Gieo hạt: Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Hoạt động tự chọn: Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. Sau đó chuyển sang hoạt động khác HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNGQUANH BÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ BÁC SĨ CÔ GIÁO I. YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi công việc của một số người thân quen trong gia đình bé - Trẻ biết một số đặc điểm cơ bản như : HÌnh dáng, tóc của một số người thân trong gia đình bé . - Rèn kĩ năng quan sát, chú ý có chủ định . - Rèn kĩ năng ghi nhớ và tư duy cho trẻ . - Giáo dục trẻ biết yêu quý mọi người trong gia đình II. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh về họ hàng của bé . III. HƯỚNG DẪN Hoạt động 1: Cùng hát nhé ! -Hát vận động theo nhạc “Cả nhà thương nhau ”, - đàm thoại về nội dung bài hát. + Tên bài hát ? + Bài hát nói về điều gì ? Hoạt động 2: Họ hàng thân quen của gia đình bé - Cô cho trẻ trò chuyện về những hiểu biết của trẻ về gia đình, họ hàng của mình . - Cô cho trẻ quan sát tranh gia đình bạn Như Quỳnh và gia đình bạn Huyền trang : + Tranh vẽ về ai đây? + Trong tranh có những ai? - Cô cùng trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ: + Nhà con ở đâu? + Trong gia đình con có những ai? + Bố mẹ con làm gì? + Anh ( chị) con làm gì? + Cô, gì, chú, Bác, cậu làm gì ? - Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. Hoạt động 3: Bé làm hoạ sĩ - Cô cho trẻ xem bức tranh về một gia đình thiếu mọt số bộ phân trên khuôn mặt và yêu cầu trẻ lên vẽ thêm vào các chi tiết cho đầy Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Chọn đúng ảnh . - Cho trẻ chơi chọn ảnh về gia đình trẻ: Trẻ chọn đúng ảnh và biết giới thiệu cho các bạn khác biết về gia đình mình. - Cho trẻ xếp hình vào album chung cho cả lớp. - Trẻ biết thương yêu những người thâ
File đính kèm:
- chu diem nganh nghe lop 4 tuoi.docx