Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Kể chuyện Một phen sợ hãi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, kể được các nhân vật trong truyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện biết được tính cách của từng nhân vật trong truyện, nhớ được lời thoại của nhân vật.

- Hiểu biết về luật lệ giao thông đường bộ.

2. Kỹ năng

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng, đủ câu.

- Thực hiện được giọng điệu của từng nhân vật.

- 90-95% trẻ nắm được mục đích yêu cầu của bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Đề tài: Kể chuyện Một phen sợ hãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vòng 2
Chu kỳ 2009 - 2011
Đề tài: kể chuyện Một phen sợ hãi.
Chủ đề: Phương tiện giao thông.
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ.
Loại tiết: Cung cấp kiến thức.
Đối tượng: MGN 4 - 5 tuổi.
Thời gian: 25 - 28 phút.
Ngày soạn: 10/3/2011.
Ngày dạy: 15/3/2011.
Giáo viên: Trần Thị Dung.
Đơn vị: Trường mầm non Chim Phượng - Thị trấn Neo
Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, kể được các nhân vật trong truyện. 
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện biết được tính cách của từng nhân vật trong truyện, nhớ được lời thoại của nhân vật.
- Hiểu biết về luật lệ giao thông đường bộ.
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng, đủ câu.
- Thực hiện được giọng điệu của từng nhân vật.
- 90-95% trẻ nắm được mục đích yêu cầu của bài.
3. Thái độ (giáo dục)
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện.
- Tích cực tham gia các hoạt động.
- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông. 
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án đánh máy.
- Máy vi tính, máy chiếu. 
- Phần mềm PP có hình ảnh minh họa cho nội dung câu chuyện "Một phen sợ hãi".
- Cô thuộc và kể diễn cảm câu chuyện
- Bài hát: “Bài học giao thông”, ” Lái xe ô tô”
- Đèn đỏ, đèn xanh bằng bìa cứng giấy màu
- Sân khấu rối. Nhân vật rối: cún mẹ, cún anh, cún em, chú cảnh sát giao thông và tranh nền.
2. đồ dùng cho trẻ
- Chiếu, ghế cho trẻ ngồi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :gây hứng thú
Cho trẻ xúm xít quanh cô.
Hát + vận động bài hát "Bài học giao thông"
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Thế trong bài hát cô dạy các bạn điều gì?
(Mời cá nhân, tập thể)
- Vậy chúng mình có nhớ lời cô dạy khi tham gia giao thông đường bộ không?
- Có một bạn cún đã không nghe lời mẹ dặn khi đi chơi đường đấy. 
- Để tìm hiểu xem bạn cún ấy có gặp nguy hiểm gì không? Hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện "Một phen sợ hãi" của tác giả Phạm Minh Thư nhé.
Hoạt động 2
Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp với điệu bộ cử chỉ minh họa.
- Cô vừa kể câu chuyện gì? 
(Mời 2-3 nhắc lại tên truyện)
Cô kể lần 2: Kể diễn cảm kết hợp với sử dụng hình ảnh minh họa trên máy chiếu bằng PP.
Đàm thọai, giảng giải nội dung câu chuyện:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
(Mời 2-3 trẻ kể)
Cho cả lớp nhắc lại.
- Ngày chủ nhật cún mẹ cho hai anh em cún đi đâu chơi?
- Cún mẹ dặn 2 anh em thế nào?
Cá nhân, tập thể nói.
- Bạn nào giỏi nói giọng của cún mẹ nào?
(Cô nhắc trẻ nói giọng mẹ phải trầm xuống)
- Ra đường phố cún em đi thế nào?
Cún em có nhớ lời mẹ dặn không.
- Cún anh đi như thế nào?
- Cún anh đã gọi cún em ra sao?
(Mời cá nhân trẻ thể hiện giọng cún anh)
- Nghe tiếng anh gọi cún em làm gì?
- Lúc đó có xe gì lướt tới? Xe phanh như thế nào?
- Cún em kêu lên thế nào?
( Cô giải thích "phanh kít" là phanh gấp)
- Ai đã dắt cún em lên vỉa hè?
- Chú cảnh sát giao thông căn dặn cún em điều gì? (mời cá nhân trẻ nói)
- Cún anh nói với cún em thế nào?
- Hỏi trẻ “hú vía” nghĩa là thế nào?
(Cô giải thích "hú vía" có nghĩa là rất sợ hãi)
- Trong câu chuyện chúng mình yêu thích nhân vật nào hơn? vì sao?
- Các con học ở cún anh điều gì?
- Cô giáo dục trẻ: Các con nhớ chấp hành luật lệ giao thông đường bộ. Đi bộ trên vỉa hè, qua ngã ba, ngã tư thấy đèn đỏ phải dừng lại để tránh rảy ra tai nạn đáng tiếc.
- Để hiểu rõ về các nhân vật cô mời các bạn cùng đến xem vở kịch rối Một phen sợ hãi. Chúng mình đi bằng phương tiện giao thông gì?
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát: Em lái xe ô tô
(Cô nhắc trẻ đi bên phải thành hàng)
Cô kể lần 3: Sử dụng rối tay, sân khấu và tranh nền.
- Trẻ hát + vận động 
- Bài "Bài học giao thông" ạ.
- Cô giáo dạy đi bên phải, đi trên vỉa hè ạ
- Thưa cô có ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể.
- Cá nhân, tập thể trả lời.
- Trẻ lắng nghe và quan sát tranh.
- Câu chuyện "Một phen sợ hãi"
- Trong câu chuyện có cún mẹ, cún anh, cún em và chú cảnh sát giao thông ạ.
- Đi chơi phố ạ.
- Cún mẹ dặn 2 anh em đi trên vỉa hè phía tay phải.
- Khi qua đường thấy đèn đỏ dừng lại ạ.
- Trẻ nói giọng của cún mẹ.
- Cún em đi giữa lòng đường ạ
- Cún anh đi sát lề đường bên phải ạ.
- Trẻ nói giọng cún anh.
- Cá nhân, tập thể trả lời.
- Có xe Taxi. Phanh kít ạ.
- Chao ôi nhiều xe quá  giờ.
- Anh ơi cứu em với
- Chú cảnh sát giao thông.
- Chú dặn đi trên vỉa hè, đèn đỏ dừng lại ạ.
- Thật là một phen hú vía.
- Luôn vâng lời mẹ dặn ạ.
- Trẻ nhắc lại luật lệ giao thông đường bộ.
- Đi ô tô ạ.
- Trẻ xem trên màn hình và nghe cô kể.
Hoạt động 3: kết thúc nhân vật rối cún em xuât hiện và nói
 - Mình là cún em mình có lời nhắn tới các bạn là:
Hãy đi bộ trên vỉa hè phía tay phải và nhớ quan sát tín hiệu đèn giao thông bao giờ đèn xanh bật lên các bạn mới được qua đường.
Các bạn hãy đọc cùng mình đoạn thơ Đi chơi phố nhé:
	Em đi bộ
	Trên vỉa hè
	Đi chơi phố
	Gặp đèn đỏ
	Dừng lại thôi
	Không qua vội
	Em chờ đợi
	Đến đèn xanh
	Nào nhanh nhanh
	Qua đường nhé.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_de_tai_ke_chuyen_mot_phen_so_hai.doc