Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non thân yêu - Chủ đề nhánh: Bé vui hội Trung thu

CHỦ ĐỀ NHÁNH: VUI HỘI TRUNG THU

HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học

 ĐỀ TÀI: TRUNG THU CỦA BÉ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được: 15 tháng 8 là ngày tết trung thu của thiếu niên nhi đồng việt nam.

- Trẻ biết được hoạt động đặc trưng của tết trung thu như: Phá cổ, rước đèn, múa lân, múa sư tử, múa rồng.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết đóng vai Tề thiên, Ông địa, Múa sư tử, đánh trống, hát múa một số bài hát.

- Phân biệt được rằm tháng 8 vui hơn so với các rằm khác.

3. Thái độ:

- Trẻ vui đùa thỏa thích trong ngày hội.

- cảm nhận được vẽ đẹp của đêm rằm trung thu.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non thân yêu - Chủ đề nhánh: Bé vui hội Trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cháu thiếu niên nhi đồng, vào ngày rằm và đêm rằm tháng tám các con được xem múa lân, rước đèn phá cổ rất là thích đấy các con.
+ Trò chơi 1:
- Bé vui hội trăng rằm.
. Cách chơi: Cô giáo đóng vai chị Hằng, khi nghe trống vang lên, chị Hằng bước vào sân chơi.
- Chị Hằng: Chào các em! và nói: Hôm nay là ngày rằm tháng tám, ngày tết trung thu của các em, chị xuống đây cùng múa hát vui hội với các em đây.
- Cô cùng trẻ hát, múa, " Đêm trung thu".(Trẻ hát "Ánh trăng hòa bình" "Rước đèn dưới ánh trăng".
- Cô nói: Chị Hằng mời các em múa hát bài tiếp theo cùng chị nào!
- Lớp hát bài: "Chiếc đèn ông sao"
- Cô nói: Dù ở xa tận nơi cùng trăng nhưng chị vẫn biết vào ngày này các chú Bộ đội phải đứng gác ở nơi hải đảo xa xôi các con có thương các chú Bộ đội không? 
- Cô và các con múa hát bài "Gác trăng " " Rước đèn dưới ánh trăng".
- Nào, đội đèn cùng rước đèn trung thu.
+ Trò chơi: " Múa lân "
- Chị Hằng tạm biệt các em, hẹn trung thu năm sau gặp lại các em.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VUI HỘI TRUNG THU 
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: THI TAÌ TUNG BÓNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
-Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay đúng hướng, hạn chế việc làm rơi bóng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay, định hướng đúng, nhanh nhẹn.
3. Thái độ:
- Trật tự trong hoạt động, ham thích và tích cực trong hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Bóng nhựa lớn.
- Bóng nhựa nhỏ hơn.
- Sân tập an toàn sạch sẽ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động:
2. Trọng động:
a. BTPTC:
b. VĐCB:
c. TCVĐ:
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi các kiểu chân qua lời hướng dẫn của cô: "Con lân khỏe, lân múa nhẹ, lân lên dốc, lân xuống dốc, lân đi bình thường, lân múa vui ngày hội lớn".
- Trẻ đi trong vòng tròn các kiểu chân: mũi chân, gót chân, cả bàn chân, làm động tác nhảy lên rồi đứng lại.
- Để khỏe hơn nữa, trong ngày hội vui trung thu các con cùng cô tập bài tập phát triển chung.
+ Tay vai: Tay đưa lên cao hạ xuống.
- Trẻ tập theo nhịp hô của cô.
- Tập 2 lần 4 nhịp
+ Chân: Ngồi xuống đứng lên liên tục.
- Tập 2 lần 4 nhịp
+ Bụng: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên.
Tập 2 lần 4 nhịp
+ Bật: Bật tại chỗ.
- Cô hỏi: Khỏe chưa các con ?
- Cô nói: Để cho ngày tết trung thu
vui hơn, cô cháu mình cùng chơi với 
quả bóng. (Cô đưa quả bóng ra).
- Cô hỏi:Con thích chơi gì với bóng nào?
- Cô nói: Cô cháu mình thống nhất chơi:" Tung và bắt bóng".
- Cô cho trẻ tung, bắt tự do vài lần.
- Cô nói: Muốn" tung bắt bóng" đẹp hơn nữa và hạn chế việc rơi bóng quá nhiều như các con vừa chơi, các con hãy xem cô tung và bắt bóng tặng con.
- Cô tung bắt bóng lần đầu.
- Lần 2 cô vừa tung vừa hướng dẫn.
+ TTCB: Các con cầm bóng bằng 2 tay đưa ra trước, mắt nhìn theo bóng.
+ TH: Con tung bóng lên cao rồi theo dõi theo hướng bóng sắp rơi để đưa 2 tay ra đón bóng.
- Cô mời 2 cháu tung và bắt bóng thử.
. Cô cho lớp thực hiện theo tổ.
- Mỗi tổ đứng thành một vòng tròn và tung bắt bóng
- Cô quan sát sửa sai, động viên trẻ không làm rơi bóng, tuyên dương kịp thời tung bắt bóng đúng hướng, nhanh nhẹn, không làm rơi bóng nhiều.
+ Trò chơi: Chuyền bóng
- Cô nói: Rất nhiều bạn tung và bắt bóng giỏi, cô thưởng cho các con trò chơi " Chuyền bóng".
- Cách chơi: Đặt quả trứng bằng nhựa vào một cái thìa rồi chuyền từ bạn này sang bạn khác, ai không làm rơi trứng khỏi thìa thì được khen.
- Tổ chức cho lớp chơi.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VUI HỘI TRUNG THU 
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU ĐỒ CHƠI TRUNG THU
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CÀU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết dùng màu tô, vẽ đẹp của những chiếc lồng đèn, đầu lân, trống cơm. Qua đó biết được những thứ đồ chơi này được chơi trong dịp tết trung thu hằng năm.
2. Kỹ năng:
 - Chọn màu phù hợp, tô gọn không nhem ra ngoài.
 - Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi tay trẻ.
 3. Thái độ:
 - Hăng hái, chăm chỉ khi thực hiện nhiệm vụ.
 - Hứng thú khi hoàn thành sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
 - Một tranh vẽ lồng đèn, 1 tranh đầu lân, 1 tranh trống cơm đã tô màu đẹp, rõ ràng.
 - Giá bày sản phẩm.
 - Tranh vẽ lồng đèn ( hoặc đầu lân, trống ) lên giấy A/4 cho mỗi trẻ 1 tờ ( chưa tô màu ).
 - Sáp màu cho mỗi trẻ.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Quan sát mẫu:
b. Đàm thoại:
c. Trẻ thực hiện:
d. Trưng bày S.P:
đ. Nhận xét S.P: 
4. Kết thúc:
- Cho lớp hát: "Tết trung thu".
- Cô hỏi: Tết trung thu năm nay các con dự định sẽ chơi gì? (Múa lân, múa sư tử, múa rồng, rước đèn, phá cổ...)
- Cô có nhiều tranh vẽ về tết trung thu các con lại gần đây xem cùng cô.
- Cô hỏi: 
. Tranh này vẽ gì đây các con?
. Lồng đèn ông sao được tô những màu gì? (Xanh, đỏ, vàng..)
. Còn tranh này vẽ gì? (Đầu lân)
. Bạn tô đầu lân những màu gì? Tô thế nào? (Xanh, đỏ, vàng, tô kín, không lem ra ngoài).
- Con có nhận xét gì về bức tranh vẽ cái trống cơm?
- Cô lần lượt hỏi một số trẻ thích tô màu, đồ chơi gì? tô như thế nào?
- Cô nói: Các con hãy thi nhau tô màu thật đẹp những đồ dùng, đồ chơi của ngày tết trung thu.
+ Trẻ thực hiện:
- Cô mở máy hát những bài nhạc nhẹ thuộc chủ đề "Tết trung thu" để tạo hứng thú cho trẻ đồng thời quan sát động viên trẻ hoàn thành sản phẩm có sáng tạo.
- Cô thông báo đã hết giờ rồi các con cùng trưng bày bài lên giá, cô phụ trưng bày cùng trẻ.
- Lớp hát bài: "Chiếc đèn ông sao"
- Cho trẻ tập thể dục chống mỏi với bài "Kéo cưa lừa xẽ"
- Cô khen chung cả lớp.
- Hỏi trẻ: Con thích bài tô màu nào? Vì sao con thích bài đó? 
- Sau mỗi lần nhận xét của trẻ cô tóm ý rõ ràng hơn.
- Cô chọn và nhận xét vài bài đẹp, sạch, hoàn hảo hơn.
- Hỏi trẻ:
- Khi tham gia chơi các trò chơi trong dịp tết trung thu các con phải thế nào? (Không chơi ngoài nắng, không chơi quá khuya, chơi trong vĩa hè, không múa lân rước đèn ngoài lòng đường...)
- Cô nhắc lại nhằm giáo dục và dặn dò trẻ.
 Cho lớp đọc thơ: "Trăng sáng"
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VUI HỘI TRUNG THU 
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Âm nhạc
ĐỀ TÀI: ĐÊM TRUNG THU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng nhạc, vui hội, hồn nhiên, hát múa nhịp nhàng đúng động tác, hứng thú khi chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Nghe hát, nghe nhạc, vận động múa nhịp nhàng.
3. Thái độ:
- Yêu trăng, tỏ thái độ vui vẻ, phấn khởi khi biết bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Một chiếc đèn ông sao.
- Tham khảo trước 2 bài hát: "Đêm trung thu" và "Chiếc đèn ông sao".
- Luyện động tác múa thành thạo trước khi dạy.
- Cát sét, băng nhạc.
- Trống lắc, phách tre, trống con, động tác múa.
- Hai chiếc đèn ông sao cho 2 cháu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Dạy hát:
b. Dạy vận động:
c. Nghe hát:
d. Trò chơi âm nhạc:
4. Kết thúc:
- Lớp chơi trò chơi" Bốn mùa" 
- Cô hỏi: Các con vừa chơi gì? 
- Hôm nay là mùa gì? (Mùa thu)
- Mùa thu có ngày hội gì? (Tết trung thu)
- Cô nói: Cô cháu mình cũng hát về ngày Tết trung thu.(Hát: "Tết trung thu")
- Hỏi: Tết trung thu con thường chơi những trò chơi gì? (Múa lân, rước đèn dưới trăng"
- Cô nói: Có bài hát nào nói về ngày tết trung thu? Bài hát: " Đêm trung thu". Lớp mình đã thuộc chưa? Giờ cùng hát.
- Cô mở nhạc rồi hát cùng trẻ vài lần.
- Hỏi: Bài hát này con thích vận động gì?
- Cô nói: Chúng ta thống nhất chọn vận động múa nhé.
- Cô múa cho trẻ xem lần 1 soi gương.
- Lần 2 cô múa cùng chiều.
- Cô hướng dẫn cách múa.
- Cô tập cho trẻ múa từng câu đến hết bài.
- Cô tập cho trẻ múa 3-4 lần tùy tình hình lớp.
- Cô cho lớp chuyễn đội hình.
- Cho trẻ múa từng tổ, từng nhóm, từng cá nhân.
+ Nghe hát:
- Cô nói: Cô có quà Trung thu cho lớp.( Cô đưa chiếc lồng đèn ông sao ra).
- Cô hỏi: Lồng đèn gì?
- Qua đó cô giới thiệu bài hát" Chiếc đèn ông sao" và hát cho trẻ nghe lần 1.
- Lần 2 cô mở máy hát và mời 2 cháu có đèn lên múa cùng cô.
+ Trò chơi: Giọng hát to, giọng hát nhỏ
- Cô giới thiệu trò chơi: "Giọng hát to, giọng hát nhỏ".
- Cách chơi: 1 cháu chơi ra khỏi lớp, cô dấu 1 đồ chơi ra sau 1 cháu ngồi trong lớp, dấu xong gọi cháu chơi vào, lơp hát 1 bài. Nếu xa vật dấu hát nhỏ nếu bạn chơi đến gần vật dấu thì hát to, để gây chú ý cho bạn chơi.
- Lớp hát múa lại bài:" Rước đèn dưới ánh trăng" 1 lần.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VUI HỘI TRUNG THU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Làm quen với toán
TRẺ PHÂN BIỆT TO, BÉ CỦA ĐẦU LÂN-LỒNG ĐÈN-TRỐNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt được sự khác biệt giữa các cặp đồ chơi như: Đầu lân to hơn, bé hơn, lồng đèn to hơn, bé hơn và trống cơm to hơn, bé hơn.
2. Kỹ năng:
- So sánh, phân biệt.
3. Thái độ:
- Hăng hái, tích cực hoạt động
II. CHUẨN BỊ:
- Hai lồng đèn thiên nga (1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai búp bê (1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai bánh trung thu (1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai gói quà trung thu (1 lớn, 1 nhỏ).
- Nhiều lồng đèn cá chép (lớn, nhỏ).
- Hai đầu lân (1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai trống cơm (1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai cái thùng (1 lớn,1 nhỏ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Vào bài:
3. Trò chơi luyện tập:
4. Kết thúc:
- Cho lớp hát 1 bài: "Rước đèn dưới ánh trăng".
- Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì?
- Cô đưa ra 2 chiếc lồng đèn thiên nga nhỏ và lớn hỏi: Cô có gì đây?
- Cô nói: Các con cùng chơi với chiếc lồng đèn này nhé!
- Cô hỏi: Con có nhận xét gì về 2 chiếc lồng đèn thiên nga này?
- Cô đặt 2 lồng đèn sát lại nhau cho trẻ so sánh. (Một lồng đèn lớn,1 lồng đèn nhỏ)
- Cô nói: Cô có 2 bạn búp bê rất muốn chơi lồng đèn cô mời 2 bạn đại diện cho lớp lên tặng lồng đèn lớn cho bạn búp bê lớn, lồng đèn nhỏ cho bạn búp bê nhỏ.
- Cô tiếp: Hai bạn búp bê cũng rất muốn được phá cổ cùng lớp mình, cô mời 2 bạn khác đại diện cho lớp lên tặng bánh Trung thu lớn cho bạn búp bê lớn, bánh Trung thu nhỏ cho bạn búp bê nhỏ.
+ Trò chơi 1: "Tìm bạn" 
- Cáh chơi- Cô yêu cầu:
- Đầu lân to tìm đầu lân bé.
- Trống to tìm trống bé.
- Lồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_truong_mam_non_than_yeu_chu.doc
Giáo án liên quan