Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé

CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BẺ

HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học

ĐỀ TÀI: LỚP MẪU GIÁO NHỠ ĐÁNG YÊU CỦA BÉ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên lớp, địa điểm lớp đóng (thôn), tên cô giáo, tên các bạn (trai, gái), sở thích của từng bạn.

- Biết tên đồ dùng, đồ chơi của lớp; Công việc của cô và hoạt động của trẻ trong lớp.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, mô tả, so sánh, phân loại.

3. Thái độ:

- Chào hỏi cô giáo lễ phép, hòa thuận với bạn bè, biết yêu thương nhau.

- Trẻ thích đến lớp để học, biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong lớp, biết giữ gìn vệ sinh lớp học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p mình là gì?
- Lớp mình ở thôn nào?
- Con nào biết tên của cô?
- Cháu nào xung phong kể tên các bạn gái của lớp mình?
- Thế bạn gái nào kể được tên các bạn trai? 
- Yêu cầu trẻ nêu sở thích của mình?
- Các con có yêu quý các bạn lớp mình không? Yêu quý bạn con phải làm gì nào? (Yêu bạn giúp đỡ bạn, không cải nhau với bạn)
- Lớp mình có những đồ dùng ,đồ chơi gì?
- Những thứ đồ dùng, đồ chơi đó khi dùng, khi chơi phải như thế nào? (Nhẹ tay, cẩn thận.)
- Thường ngày trong lớp cô làm gì?
- Còn các con làm những gì?
- Con phải làm để lớp học của con luôn sạch sẽ? (Giữ gìn vệ sinh chung)
ëTrò chơi 1: Ai chọn đúng hơn?
Cách chơi: Cô yêu cầu chọn nội dung tranh gì bất kỳ, trẻ chọn tranh lô tô có nội dung cô vừa yêu cầu và đưa lên. Cháu nào chọn đúng, nhanh được cô khen.
- Cô tổ chức cho lớp chơi.
ëTrò chơi 2: Đóng vai cô giáo và lớp học.
Cách chơi: Một cháu mặt trang phục áo dài làm cô giáo, những cháu còn lại làm học sinh ngồi thành ba nhóm. Cô giáo dạy đọc thơ, kể chuyện, hát múa...
- Tổ chức cho lớp chơi lần đầu, lần sau thay vai cô giáo.
ëTrò chơi 3: Ai kể đúng nhất.
Cách chơi: Cho trẻ thi đua kể tên về đồ dùng đồ chơi trong lớp.
ëTrò chơi 4: Bạn chọn tranh nào?
Cách chơi: Cô phát mỗi đội hai tranh, một tranh vẽ hành vi giáo dục môi trường "nên" làm và một tranh "không nên" làm. Yêu cầu từng đội hội ý, chon ra tranh "nên" làm gắn lên bảng.
- Chơi xong cô nhận xét giáo dục môi trường cho trẻ- Cho trẻ đọc thơ" Đàn kiến nó đi"
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục:
ĐỀ TÀI: ĐI THEO ĐƯỜNG HẸP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện được bài tập Đi theo đường hẹp theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng.
3. Thái độ:
- Ham thích tập luyện.
- Hứng thú, vui vẻ khi chơi trò chơi vận động
II. CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn.
- Xắc xô.
- Tranh lô tô.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Khởi động:
2.Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung:
b.Vận động cơ bản: 
c.Luyện tập : 
d.Trò chơi vận động: 
3.Hồi tĩnh:
- Cho trẻ hát di chuyển theo vòng tròn và đi các kiểu chân khác nhau: đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi kiễng chân, đi nhanh, đi chậm
- Đi theo các kiểu chân.
+ Hô hấp: gà gáy vang.
+ Tay- vai: hai tay đưa sang ngang, hạ xuống.
+ Bụng- lườn: hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên.
+ Chân: hai chân thay nhau đá về trước.
+ Bật: bật tại chỗ.
- Vận động cơ bản: Cô giới thiệu bài học Đi theo đường hẹp.
 Quan sát và lắng nghe cô giải thích.
+ L1: Cô làm mẫu cho trẻ xem không giải thích.
+ L2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích: 
- TTCB: Hai tay chống hông đứng bên vạch chuẩn và không chạm vạch. Khi có hiệu lệnh của cô thì các con đi theo đường hẹp. khi đi chân phải đi trước, sau đó đến chân trái cứ như thế các con đi, mắt nhìn về trước đầu không cúi cứ như thế đến hết quãng đường. Chú ý khi bước mắt luôn nhìn thẳng, đầu không cúi.
+ Cô mời hai trẻ lên thực hiện cho lớp xem.( Nếu trẻ
không làm được thì cô làm mẫu thêm một lần nữa).
* Luyện tập : 
+ Cho lần lượt từng trẻ của hai hàng lên luyện tập
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Cho hai đội thi đua nhau thực hiện.
- Trò chơi vận động: “ Máy bay”
Cách chơi: Mỗi trẻ là một chiếc máy bay. Khi cô nói “ Máy bay rời khởi hành" là trẻ dang hai tay sang ngang bay lượn quanh lớp, khi cô nói “mây đen” là máy bay bay chậm, “trời trong” là máy bay bay nhanh.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
Đi lại hít thở nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ CHÍNH: LỚP HỌC CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình:
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU TRƯỜNG MẦM NON
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thúc:
- Trẻ biết chọn màu để tô, đúng theo yêu cầu của cô, không lem ra ngoài.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo của đôi tay trẻ.
3. Thái độ:
- Thích tô màu, tích cực hoạt động.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- 2 tranh vẽ tô màu 2 ngôi trường khác nhau.
- Giá bày sản phẩm.
- Máy catsêt, băng nhạc
- Tranh ngôi trường cho mỗi trẻ
- Sáp màu cho mỗi trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2.Giới thiệu:
3. Vào bài: 
a. Quan sát:
b.Trẻ thực hiện:
c. Trưng bày sản phẩm:
d. Nhận xét sản phẩm:
4. Kết thúc:
- Lớp hát bài: Trường chúng cháu là trường MN.
- Thế trường con đang học là trường nào?
- Các con đến trường được cô dạy những gì?
- Đúng rồi! Được vui chơi, múa hát, học vẽ vậy hôm nay cô tập cho các con tô màu vậy con có thích không?
- Cho trẻ xem tranh Trường MN một tầng. (Tranh 1).
- Cô hỏi: Con có nhận xét gì về bức tranh này.
- Hỏi: Mái ngói của ngôi trường có màu gì?
- Xung quanh tường sơn màu gì?
- Cho trẻ xem tranh 2.
- Hỏi: Đây là ngôi trường có mấy tầng?
- Vì sao con biết đó là hai tầng? 
Ngoài những bức tranh này ra các bạn mẫu giáo nhỡ năm ngói có tặng cho lớp mình những bức tranh tô màu về trường MN thật đẹp.
- Các con lại đây cùng xem với cô.
- Trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại.
- Cô giới thiệu mẫu chưa tô và chọn màu tô cho trẻ xem, vừa tô vừa đàm thoại.
- Trẻ thực hiện:
- Cô nhắc cách ngồi và cách cầm bút cho trẻ.
- Cô mỡ nhạc nhẹ tạo cảm hứng cho trẻ khi trẻ tô màu.
- Cô bao quát lớp, động viên trẻ hoàn thành sản phẩm đúng theo yêu cầu.
- Tô xong cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ tập thể dục chống mõi bài: "Ồ sao bé không lắc"
- Nhận xét sản phẩm:
- Cô khen chung cả lớp.
- Con thấy bài tô màu nào đẹp, cho trẻ chọn 3-4 bài.
- Cô chọn 2-3 bài tô đúng, đẹp cô tuyên dương
- Cô dặn dò: Biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
- Lớp hát Trường chúng cháu là trường MN
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH:LỚP HỌC CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Giáo dục âm nhạc
ĐỀ TÀI: EM ĐI MẪU GIÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng nhạc, múa đúng động tác, nhịp nhàng.
- Chăm chú nghe cô hát.
- Chơi hứng thú trò chơi âm nhạc.
2. Kỹ năng:
- Hát, vỗ tay theo nhịp, nghe nhạc, nghe hát.
3. Thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi khi hát múa
- Thích thú khi được đến lớp mẫu giáo, yêu mến cô, các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Tham khảo hai bài hát: "Em đi mẫu giáo", "Cô giáo", luyện hát múa trước khi dạy cháu.
- Cát sét, băng nhạc.
- Ba chiếc vòng thể dục.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Bài mới:
a. Dạy vận động:
b. Nghe hát:
c. Trò chơi âm nhạc:
4. Kết thúc:
- Cho lớp chơi "thổi bóng".
- Cô hỏi: Ngoài chơi thổi bóng ra, đến lớp các con còn được cô giáo dạy những gì nữa nào?
- Đến trường mẫu giáo được chơi nhiều trò chơi, được cô dạy nhiều điều hay nữa, điều đó thể hiện qua bài hát "Em đi mẫu giáo" các con cùng hát thật hay nhé!
- Cô dạy trẻ hát cùng cô vài ba lần.
- Cô nói: Bài hát này theo con, con sẽ chọn loại vận động gì nào? (Trẻ chọn vận động)
- Cô nói: Chúng ta thống nhất vận động vỗ tay theo nhịp nhé!
- Cô vỗ tay cho trẻ xem lần đầu.
- Cô hướng dẫn động tác vỗ:
- Cô tập cho trẻ vỗ từng câu đến hết bài.
- Cô tập trẻ vỗ tay dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
+ Nghe hát:
- Cô nói: Cô có bài hát "Cô giáo", cô hát tặng các con nhé!
- Cô hát lần một.
- Cô hát xong tóm tắt nội dung: Bài hát nói lên cô giáo là mẹ của các con ở trường, cô yêu các con vô hạn, dạy các con từng câu, từng lời, từng nét bút, dáng đi và mong các con thành người tốt.
- Cô mở máy hát rồi múa cho trẻ xem.
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô nói: Cô còn có trò chơi "Ai nhanh nhất", cô mời lớp mình cùng chơi thật vui nào.
Cô hướng dẫn: Cô có ba chiếc vòng, khi chơi cô đặt xuống sàn, cô mời bốn cháu ra chơi. Khi nghe tiếng vỗ tay chậm, nhỏ, bốn bạn đi ngoài vòng; Khi nghe tiếng vỗ tay nhanh và to lập tức bốn bạn nhảy vào, chiếm cho mình một vòng. Bạn nào chiếm được vòng thì bạn đó nhanh nhất, bạn nào không chiếm được vòng thì phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho lớp chơi.
- Cho lớp hát múa lần nữa.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH:LỚP HỌC CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT VÀ SO SÁNH SỐ LƯỢNG 1,2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 2. Nhận biết các nhóm 1;2 đối tượng. Trẻ biết so sánh 2 nhóm đối tượng có số lượng 1 và 2
2. Kỹ năng:
- Phát triển tư duy, khả năng nhận xét, so sánh, tổng hợp...
3. Thái độ:
- Trẻ biết giúp đỡ bạn trong khi thực hiện hoạt động.
- Trẻ biết chú ý học và ngồi học ngay ngắn.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ có 2 bông hoa, 2 con bướm(đồ chơi)
- Đồ dùng của cô giống trẻ ( kích thước lớn hơn)
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có 1-2 cái đặt xung quanh lớp
- Thùng quà 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Bài mới:
a. Tìm và đoán số lượng:
b. Nhanh tay tạo nhóm:
c. Cùng nhau luyện tập
4. Kết thúc
- Lớp hát bài: "Tập đếm".
- Hôm nay cô cháu mình học nhận biết và so sánh số lượng 1,2.
+ Tìm và đoán số lượng:
- Tìm, tạo nhóm đồ vật có số lượng 1,2. Phân biệt 2 nhóm đồ vật có số lượng 1 và 0; 1 và 2
- Cô chọn đồ vật có 1cái (vd: Mấy bảng đen trong lớp? Trong lớp có mấy ảnh Bác Hồ? Mấy tủ thuốc? ...)
- Trẻ tìm xung quanh lớp những đồ vật chỉ có 1 cái. Trẻ tạo nhóm số lượng là 1 bằng các cách: Vỗ tay 1 lần, đưa 1 ngón tay, bật 1 lần, gật đầu 1 cái ...
- Bỏ đồ chơi chén và muỗng vào trong thùng quà. Khám phá thùng quà. 
- Trẻ đếm và nói lên sự bằng nhau giữa số chén và muỗng
+ Nhanh tay tạo nhóm:
- Cho trẻ tạo nhóm có số lượng là 2, đếm đến 2
- Trẻ tìm 1 chú bướm và đưa cao lên và cho chú bướm đậu vào 1 bông hoa (xếp 1 chú bướm phía trên 1 bông hoa)
- Số bướm và số hoa, số nào nhiều hơn? Có bao nhiêu con bướm? (1 con bướm), Có bao nhiêu bông hoa? (2 bông hoa).
- Muốn bông hoa nào cũng có 1 con bướm phải làm thế nào? (thêm 1 con bướm).
- Cùng đếm xem có bao nhiêu con bướm? Cùng đếm xem có bao nhiêu bông hoa? Số hoa và số bướm như thế nào so với nhau? Cùng bằng mấy?
- Cho trẻ đếm nhóm đồ vật xếp cạnh nahu đều có số lượng 2.
+ Cùng nhau luyện tập
- Luyện đếm đến 2. Cô hỏi trẻ trong lớp có mấy cô? Cô gõ 1 hoặc 2 tiếng, trẻ nói kết quả xem cô gõ mấy tiếng. Trẻ vừa nói kết quả vừ

File đính kèm:

  • dociao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_truong_mam_non_chu_de_nhanh_l.doc