Giáo án lớp khối 1

A. Mục tiêu

- Bước đầu biết trẻ em đến 6 tuổi học phải đi học. HS khá giỏi biết quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.

- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Bước đầu có kĩ năng giới thiệu tên mình một cách mạnh dạn.

- Vui vẻ, phấn khởi tự giác đi học.Tự hào vì đã trở thành học sinh lớp 1

B. Chuẩn bị

- Vở BT Đạo đức 1.

- Băng đĩa bài hát “Ngày đầu tiên đi học”.

C. Các hoạt động dạy và học

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp khối 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2014
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1 EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 1)
A. Mục tiêu
- Bước đầu biết trẻ em đến 6 tuổi học phải đi học. HS khá giỏi biết quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Bước đầu có kĩ năng giới thiệu tên mình một cách mạnh dạn.
- Vui vẻ, phấn khởi tự giác đi học.Tự hào vì đã trở thành học sinh lớp 1
B. Chuẩn bị
- Vở BT Đạo đức 1.
- Băng đĩa bài hát “Ngày đầu tiên đi học”.
C. Các hoạt động dạy và học
 I. Ổn định tổ chức: Hát
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở BT Đạo đức của HS. Nhận xét
 III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung 
a. HĐ1: Trò chơi “Tên bạn, tên tôi”
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi: Hãy giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ bất kì một bạn hỏi Tên bạn là gì?
- GV chia nhóm 6, cho một nhóm chơi thử
- Có bạn nào cùng tên với nhau không?
- Hãy kể tên một số bạn mà em nhớ được qua trò chơi?
=>KL: Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn, cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi.
b. HĐ2: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2)
- Yêu cầu HS tự giới thiệu những điều mình thích trong nhóm đôi
– Hỏi: điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em
 không ?
=>KL: Mỗi người đều có nhưng điều mình thích và không thích, Những điều đó có thể giống nhau và khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của mọi người.
c. HĐ3: Kể về ngày đầu đi học
Giao nhiệm vụ: HS kể theo cặp (5 phút)
- GV nêu câu hỏi:
? Em đã mong chờ và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến lớp ntn ?
? Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ra sao ?
? Em thấy ntn khi mình đã trở thành HS lớp 1?
=>KL: Vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ. Em sẽ biết đọc, biết viết và làm toán...
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
=>KL: Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của HS lớp 1là học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, yêu quý thầy cô và bận bè, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. Có như vậy các em mới chóng tiến bộ và được mọi người quý mến.
- HS lắng nghe
- Lớp quan sát, nhận xét
- Các nhóm chơi
- Trình bày nhận xét theo nhóm, cá nhân.
- Cá nhân kể trước lớp
- Lớp nhận xét
- HS phát biểu ý kiến .
- HS nghe
- HS hoạt động nhóm đôi
- HS trình bày trước lớp.
- HS nghe
- HS nghe
IV. Củng cố 
- Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
V. Dặn dò
- Vận dụng và làm theo những điều đã học
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS hăng hái phát biểu.
ÔN TIẾNG VIỆT
LÀM QUEN VỚI BỘ ĐỒ DÙNG HỌC TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu
- HS biết tác dụng của bộ chữ Học vần
- Bước đầu có kĩ năng sử dụng bộ chữ trong giờ học Tiếng Việt
- Biết giừ gìn, bảo quản và sử dụng đúng cách.
B. Chuẩn bị
 - Bộ chữ Học vần biểu diễn của GV
 - Bộ chữ Học vần của HS
C. Hoạt động dạy và học
I. Tổ chức lớp: Hát
II. KTBC
- KT việc chuẩn bị đồ dùng của HS
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Giới thiệu bộ chữ Học vần
- GV y/c HS lấy bộ chữ Học vần
- GV giới thiệu các chi tiết của bộ chữ
- GV hướng dẫn HS thao tác với các chi tiết trong bộ chữ
- Gv quan sát, hướng dẫn các em
- Động viên, tuyên dương những em thực hành tốt.
* Hướng dẫn HS giữ gìn và bảo quản bộ chữ
- GV chốt lại
- HS thực hiện
- HS thao tác cùng GV
- HS thực hành lấy các chữ cái và cài bảng theo y/c của GV.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS nghe, phát biểu
IV. Củng cố
 - Thi lấy và cài chữ nhanh, đúng theo y/c.
 V. Dặn dò
 - Giữ gìn và bảo quản đồ dùng.
ÔN TOÁN
LÀM QUEN VỚI BỘ ĐỒ DÙNG HỌC TOÁN
A. Mục tiêu
- HS biết tác dụng của bộ đồ dùng học Toán
- Bước đầu có kĩ năng sử dụng bộ đồ dùng học Toán
- Biết giừ gìn, bảo quản và sử dụng đúng cách.
B. Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng biểu diễn của GV
- Bộ đồ dùng học Toán của HS
C. Hoạt động dạy và học
I. Tổ chức lớp: HátP
II. KTBC
- KT việc chuẩn bị đồ dùng của HS
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Giới thiệu bộ đồ dung học Toán
- GV y/c HS lấy bộ đồ dung học Toán
- GV giới thiệu các chi tiết.
- GV hướng dẫn HS thao tác với các chi tiết trong bộ chữ
- Gv quan sát, hướng dẫn các em
- Động viên, tuyên dương những em thực hành tốt.
* Hướng dẫn HS giữ gìn và bảo quản bộ đồ dùng
- GV chốt lại
- HS thực hiện
- HS thao tác cùng GV
- HS thực hành lấy các chi tiết và cài bảng theo y/c của GV.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS nghe, phát biểu
IV. Củng cố
- Thi lấy và cài các chi tiết nhanh, đúng theo y/c.
V. Dặn dò
- Giữ gìn và bảo quản đồ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 BÀI 1 CƠ THỂ CHÚNG TA
A. Mục tiêu
 Tiếp tục củng cố cho HS về:
- Các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của: Đầu, cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
B. Chuẩn bị
 - Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định tổ chức:
- Hát
II. KTBC
- Cơ thể chúng ta gồm những bộ phận nào?
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HĐ1: Quan sát tranh
- Giáo viên đưa ra y/c: Quan sát hình ở VBT.
- GV yêu cầu hoạt động nhóm đôi: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
GV theo dõi giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ.
- Gọi học sinh nói tên các bộ phận của cơ thể.
- Giáo viên chốt lại
* Kết luận: 
Cơ thể chúng ta gồm có 3 phần: Đầu mình và chân tay, chúng ta nên tích cực hoạt động, hoạt động sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
HĐ 2: Quan sát tranh.
* Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một bộ phận của cơ thể 
* Cách tiến hành:
Cho HS quan sát hình 5 trong SGK
- Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận
- Gọi học sinh các nhóm lên trình bày.
Hỏi: Nêu hoạt động của các bộ phận mắt, tay, chân,...?
Cho HS khác nhận xét.
* Kết luận: Học tập và làm việc được nhờ vào các hoạt động của bộ phận trên cơ thể.
HĐ3: Thực hành
* Mục tiêu 
Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát bài.
- Giáo viên làm mẫu từng động tác và hát.
- Giáo viên gọi vài học sinh đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục.
* Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hàng ngày.
- Học sinh thảo luận nhóm làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
- HS nêu: Chân, tay, đầu, mình, tai, mắt, mũi.
- Học sinh quan sát.
- HS quan sát trong SGK và thảo luận theo cặp
- Đại diện các nhóm trình bày các hoạt động ở trong hình.
Chân để đi lại, mắt để nhìn, tay để cầm nắm
- Học sinh hát bài:
“ Cúi mãi mỏi lưng,
 Viết bài mỏi tay, 
 Thể dục thế này,
 Là hết mệt mỏi. ”
- Học sinh làm theo giáo viên.
- Cả lớp theo dõi và làm theo.
- HS nghe
IV. Củng cố 
- Hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
V. Dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu
 - HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
 - Biết sử dụng các từ “nhiều hơn” “ít hơn” khi so sánh.
 - Giáo dục HS có ý thức trong giờ học; yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị
- VBT Toán 1
C. Hoạt động dạy và học
I. Tổ chức lớp: Hát
II. KTBC: 
 - Kiểm tra sách vở của HS
 - GV nhận xét đánh giá
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* HS so sánh số lượng hai nhóm đồ vật trong VBT
Q/sát hình vẽ 
- So sánh số cây bên phải và số cây bên trái 
- So sánh số quả và số hoa
- So sánh số cốc và số thìa.
- So sánh số mũ và số bạn.
- So sánh số chim và số thuyền.
- So sánh số sao và số bóng bay.
- So sánh số chấm tròn đen và số chấm tròn trắng.
- Nhận xét đánh giá 
- HS thảo luận theo cặp
- Từng cặp trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
IV. Củng cố 
- So sánh số lượng cửa sổ và cửa ra vào; số lượng bàn GV với bàn HS
V. Dặn dò
 - Xem trước bài Hình vuông, hình tròn.
 - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docGIAO AN KHOI 1.doc
Giáo án liên quan