Giáo án lớp ghép 3, 4 - Học kỳ I, tuần 29

Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.

- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý :

+ Đọc đúng các từ , câu .

- Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa.

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp ghép 3, 4 - Học kỳ I, tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng. 
5
* Củng cố (3’) Thi đua 
Bài 4: Mỗi HS tự đặt một đề toán. 
GV chọn một vài bài để HS cả lớp phân tích, nhận xét
6
- Nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học.
Môn
Bài
Tập viết
ÔN CHỮ HOA : T (Tr )
kể chuyện
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. Mục tiêu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Tr ); viết đúng tên riêng Trường Sơn (1dòng ) và câu ứng dụng : Trẻ em …… là ngoan (1 lần ) bằng chữ cở nhỏ 
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
-Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện.
-Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II. Đồ dùng DH
- Mẫu chữ viết hoa.Tên riêng Trường Sơn và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
-Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
III. Các hoạt động dạy học
1
* Kiểm tra bài cũ:
- HS trả lời bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
* Kiểm tra bài cũ:
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS trả bài 
- HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm 
2
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa(10’)
+Mục tiêu: Luyện viết đúng chữ Tr hoa và câu ứng dụng .
* Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng và từ ứng dụng.
-GV viết mẫu cách chữ hoa, nhắc lại cách viết từng chữ.
 -GV yêu cầu HS viết từng chữ T (Tr ), S, B trên bảng con.
-GV sữa cho HS viết đúng mẫu.
* Luyện viết từ ứng dụng ( Tên riêng )
 -GV yêu cầu 1 HS đọc từ ứng dụng.
-Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi (trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu, vững vàng, loang loáng, mê quá, ước ao…); giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối-Ngựa Trắng đã biết phóng như bay.
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
3
* Luyện viết câu ứng dụng:
-GV gọi HS đọc câu ứng dụng 
-GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét xem trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào. 
-Yêu cầu HS viết bảng con.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu Bài tập 1, 2.
-Cho hs kể theo nhóm.
4
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết(15’)
+ Mục tiêu: Viết đúng, đẹp chữ hoa, từ và câu ứng dụng.
-GV yêu cầu HS viết vào vở 
-GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế 
*Chấm, chữa bài: 
-GV chấm nhanh 5 đến 7 bài 
* Một số HS kể trước lớp 
- HS, GV nhận xét, kết luận 
5
* Củng cố (3’) Thi đua 
- HS trình bày 
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs nhận xét và bình chon bạn kể tốt
6
- Nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học.
Môn
Bài
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1 )
Lịch sử
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH ( Năm 1789 )
I. Mục tiêu
-HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
-Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
-Yêu thích sản phẩm mình làm được.
- HS biết: Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong cuộc đánh đại quân xâm lược nhà Thanh .
- HS thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo bản đồ.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. Đồ dùng DH
Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
III. Các hoạt động dạy học
1
* Kiểm tra bài cũ:
- HS trả lời bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
* Kiểm tra bài cũ:
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS trả bài 
- HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm 
2
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: Nhận biết được hình dáng của chiếc đồng hồ để bàn.
Cách tiến hành: ( 05 phút, mẫu )
-GV giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu và nêu các câu hỏi định hướng quan sát, nhận xét hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ.
-Liên hệ và so sánh hình dạng , màu sắc của các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu: Biết cách làm đồng hồ để bàn.
Cách tiến hành:( 15 phút, mẫu giấy thủ công, hồ, kéo…)
-Bước 1: Cắt giấy.
-Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. 
-Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Làm khung đồng hồ.
-Lấy một tờgiấy thủ công dài 24 ô , rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
+Làm mặt đồng hồ.
-Lấy tờgiấylàm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ vã điểm đánh số trên mặt đồng hồ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh
HS trình bày 
HS, GV nhận xét.
3
+Làm đế đồng hồ.
-Đặt dọc tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở trên, gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp. Gấp tiếp 2 lần như vậy. Miết kĩ các nếp gấp , sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài 16 ô, rộng 6 ô làm đế .
-Gấp 2 cạnh dài của H.8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi. Sau đó mở ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo thành chân đế đồng hồ.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập (GV đưa ra mốc thời gian, HS điền tên các sự kiện chính)
4
+Làm chân đỡ đồng hồ.
-Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn , mặt kẻ ô ở trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp lên 2 lần nữa như vậy . bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại 
-Gấp H.10 b lên 2 ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10 c.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS nhận thức được quyết tâm và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa…)
5
-Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
-Dán khung đồng hồ vào phần đế.
-Dán chân đỡ vào mặt sau đồng hồ.
*GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn.
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
6
- Nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học.
Môn : Kĩ Thuật
BÀI: LẮP XE NÔI
	I. MỤC TIÊU :
	- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi . 
	- HS lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy trình . 
	- Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn LĐ khi thực hiện thao tác lắp , tháo các chi tiết của xe nôi .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	_ Mẫu xe nôi đã lắp sẵn ; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
	_ SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
Nêu từng bộ phận và cách lắp ráp cái đu. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài:
LẮP XE NÔI (tiết 1)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu:
-Gv cho hs quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:cần bao nhiêu bộ phận để lắp xe nôi?
-Gv nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế. 
*Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a)Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết theo sgk:
-Gv cùng hs chọn từng loại chi tiết đúng đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận:
-Lắp tay kéo:hs quan sát và trả lời câu hỏi:dể lắp được tay kéocần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?Gv tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk.
-Lắp giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs lên lắp và nhận xét, bổ xung;thục hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
-Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs gọi tên và số luợng các chi tiết lắp thanh đỡ giá bánh xe,trả lời câu hỏi nhận xét và bổ xung.
-Lắp thành với mui xe:gv nêu chú ý vị trí của tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U.
-Lắp trục bánh xe:gv gọi hs lắp trục bánh xe thao thứ tự các chi tiết trong hình6.
c)Lắp ráp xe nôi:gv lắp ráp xe nôi theo quy trình sgk, dặt câu hỏi hoặc gọi 1,2 em lên lắp,Gv kiểm tra sự chuyển động của xe.
d)Gv hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
-Quan sát xe mẫu.
-Chọn các chi tiết cần dùng.
-Theo dõi các thao tác của giáo viên và nêu ý kiến.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
4.Củng cố - Dặn dò:
Nhắc lại các chi tiết để lắp xe nôi.
 Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 6/3/2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013
 Nhóm trình độ lớp 3 Nhóm trình độ lớp 4

File đính kèm:

  • docTUAN 29.doc
Giáo án liên quan