Giáo án lớp 9 bài 35 đồng bằng sông Cửu Long
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong atlat.
- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ có liên quan
3. Thái độ: có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. THIẾT BỊ - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Lược đồ tự nhiên ĐBSCL
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp thảo luận nhóm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ ĐỊA LÍ GVHD: VÕ THỊ KIM HIỆP SVTT: NGUYỄN MINH TUYỀN GIÁO ÁN LỚP 9 BÀI 35 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: Kiến thức Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH. Kĩ năng Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong atlat. Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ có liên quan Thái độ: có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. THIẾT BỊ - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Lược đồ tự nhiên ĐBSCL PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp diễn giảng TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Kiểm tra vở thực hành của học sinh, chấm điểm cho một số HS GV vào bài Các em có đã có xem phim ĐẤT PHƯƠNG NAM chưa? Có biết CHỢ NỔI ở đâu không? à chúng ta đang nhắc đến Vùng ĐBSCL. Vùng ĐBSCL có lịch sử khai phá và những điều kiện tự nhiên, tình hình dân cư như thế nào ? Hôm nay sẽ đến với vùng ĐBSCL để tìm hiểu nhé! HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Cả lớp Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bước 1: Hs dựa vào Lược đồ tự nhiên ĐBSCL kết hợp SGK/125, cho biêt: + Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bước 2: + HS trả lời + GV nhận xét, bổ sung kiến thức. Hoạt động 2: (nhóm/tập thể). Tìm hiểu về ĐKTN và TNTN - Bước 1: GV chia lớp và phân công nhiệm vụ cho HS: + Nhóm 1 : tìm hiểu về tài nguyên đất và rừng. + Nhóm 2: tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi, sinh vật. + Nhóm 3: tìm hiểu về khóang sản, biển và hải đảo. - Bước 2: + Đạidiện nhóm trình bày kết quả + GV nhận xét và bổ sung Hoạt động 3: (cả lớp). Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội Bước 1: Hs dựa vào bảng 35.1 kết hợp SGK/127, cho biết: + đặc điểm dân cư và xã hội ĐBSCL. ĐBSCL có những dân tộc nào? ĐBSCL có tỉ lệ gia tăng dân số như thế nào? Tình hình phát triển nông thôn ở ĐBSCL như thế nào?( so sánh 1 số tiêu chí với cả nước). àđặt ra vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp cho ĐBSCL trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. Bước 2: + HS trả lời + GV nhận xét, bổ sung kiến thức. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ - ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố - Vị trí địa lí và ý nghĩa: + Nằm ở cực Nam đất nước: về mặt địa lý tự nhiên, ĐBSCL nằm ở khu vực có khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ , bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớnàthuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước. + Bắc giáp ĐNB( liền kề vị trí phía tây Đông Nam Bộ): là nơi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. + Tây Bắc giáp Campuchia: thuận lợi giao lưu với các nước trong lưu vực song Mê Công. + Tây Nam giáp vịnh Thái Lan + Đông Nam giáp biển Đông Bờ biển dài, thềm lục địa rộng, nguồn dầu khí dang được khai thác, nguồn lợi thủy hải sản phong phú. ĐKTN VÀ TNTN Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta diện tích 4 triệu ha,, bao gồm: + Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu . (thượng châu thổ và hạ châu thổ) + Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên. ĐKTN và TNTN Đất: Có 3 nhóm + Đất phù sa: 1,2tr ha à Đất đai màu mỡ, trong đó đất phù sa ngọt ven sông là loại tốt nhất, chạy thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đây là loại đất cho năng suất cây trồng cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 2,5 tr ha + Đất phèn + Đất mặn à Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn với diện tích khá lớn à cải tạo đất mặn, đất phèn , để mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng sản lượng... Rừng : đặc trưng với rừng ngập mặn và rừng tràm. Rừng ngập mặn chủ yếu ở Bạc Liêu, Cà Mau, rừng tràm ở Kiên Giang, đặc biệt ở U Minh. Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ít dao động trong năm. Có một mùa mưa, một mùa khô, ít có bão, thời tiết ổn định là điều kiện cho cây lúa có thể phát triển quanh năm . Sông ngòi: Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nước có ý nghĩa lớn đối với việc thau chua, rửa mặn. Sông ngòi, kênh rạch còn là con đường giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt. Sinh vật: Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn… Động vật: cá và chim… Tài nguyên biển:nhiều bãi cá, tôm… Khoáng sản: đã vôi, than bùn,…trữ lượng không lớn. b) Hạn chế: Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (2,5tr.ha)- Mùa khô kéo dài.- Mùa lũ thù gây ngập úng trên diện tích rộng.- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán.- Nước mặn của biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đồng bằng. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước… Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế… ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Dân số: 16,7 triệu người(2002). Có nhiều dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Khơ- me… Lao động cần cù, năng động, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, chất lượng giáo dục chưa cao. CỦNG CỐ Có diện tích lớn nhất nước ta: ĐB Sông Hồng Bắc Trung Bộ Đông Nam Bộ ĐBSCL Để tăng nguồn lương thực, thực phẩm ở ĐBSCL cần khai thác các nguồn tiềm năng hiện có như: Diện tích mặt nước và rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản. Cải tạo đất mặn, đất phèn. Nâng cao hệ số sử dụng đất Tất cả đều đúng khoáng sản chủ yếu ở ĐBSCL là: than bùn và vật liệu xây dựng than bùn và titan than bùn và đá vôi tất cả các loại trên loại đất tốt nhất ở ĐBSCL là: đất xám đất phù sa ven sông đất phèn đất mặn Giải pháp sống chung với lũ ở ĐBSCL hiện nay:a. Kiện toàn hệ thống kênh thoát lũb. Xây dựng khu dân cư vượt lũc. Mô hình kinh tế phù hợp với vùng lũd.Tất cả các ý trên DẶN DÒ Làm BT 3/SGK, 128. Tại sao vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBSCL? Chuẩn bị bài mới. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Sinh viên kí tên NGUYỄN MINH TUYỀN
File đính kèm:
- giao an lop 9 bai 35.docx