Giáo án Lớp 5 tuổi -Cơ thể tôi

- Trẻ thích đến trường. Trẻ biết chào cô, bố mẹ, các bạn

- Biết cất đồ dung đúng nơi quy định.

- Trẻ biết tên, đặc điểm một số bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc, bảo vệ các bộ phân trên cơ thể

- Trẻ biết tên mình, tên bạn. Biết “Dạ” khi cô điểm danh

- Trẻ dự báo thời tiết trong ngày

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 tuổi -Cơ thể tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng tác
+ TTCB: Đứng trước vạch chuẩn bị
+ TH: Khi có hiệu lệnh xắc xô nhanh chạy nhanh, hiệu lệnh xắc xô chậm thì chạy chậm
- Cô làm mẫu lần 3 : Nhắc lại một số phần trọng tâm của vận động
- Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu, cô quan sát và hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ
-Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ ở 2 tổ lên thực hiện 2- 3 lần
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho từng trẻ và động viên trẻ tập
- Cô tổ chức cho trẻ thi đua giữa 2 tổ: Từng bạn ở 2 đội chạy lên lấy lô tô đồ dùng gắn vào bảng. Mỗi bạn chỉ được lấy 1 lô tô. Kết thúc, đội nào lấy được nhiều đồ dùng đội đó thắng cuộc
* Trò chơi vận động: Nhảy lò cò
- Cách chơi: 3 đội đứng xếp hàng sau vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh, lần lượt từng thành viên ở mỗi đội nhảy lò cò lên phía trước, khi bạn nhảy đến đích thì bạn tiếp theo mới được nhảy tiếp. Kết thúc đội nào nhảy lò cò về trước là đội thắng cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần, động viên, khích lệ trẻ
- Nhắc nhở trẻ không xô đẩy bạn, chờ đến lượt mình
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi xoay cổ tay, gập mở lần lượt từng ngón tay
c. Hồi tĩnh: 
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng sân
3. Kết thúc:
- Hôm nay các con vừa được tập bài tập gì?
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có sức khoẻ tốt
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ hát
- Khoẻ mạnh, chóng lớn
- Tập thể dục
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- 1 trẻ lên thực hiện mẫu
- Lần lượt từng trẻ ở 2 tổ lên thực hiện
- 2 tổ thi đua
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Đi nối bàn chân tiến lùi
- Trẻ thực hiện
Thứ 3 ngày 8 tháng 10 năm 2013
TÊN HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐẾM ĐẾN 6, NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 6. NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 6.
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: - Hát: Mừng sinh nhật
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.
- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo và tính chất của chữ số 6.Trẻ biết tìm các nhóm đồ dùng cá nhân có số lượng 6.
2. Kỹ năng
- Luyện khả năng đếm. Nhận biết nhóm đồ vật.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.Rèn luyện sự chú ý ghi nhớ trong quá trình học
3. Giáo dục thái độ:
- Góp phần giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập và biết cất gọn gàng đồ dùng học tập sau khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
a. Đồ dùng của cô:
- 6 chiếc găng tay, 6 chiếc tất. Thẻ số 6, 5, 4, 3, 2, 1.
- Các nhóm đồ dùng cá nhân: 5 Cái mũ, 4 cái lược, 6 cái bờm. 6 cái túi.
 - Mô hình tủ đựng quần áo của bé: 5 cái áo, 5 cái quần, 4 cái váy.
b. Đồ dùng của trẻ.
- 6 chiếc găng tay, 6 chiếc tất.Thẻ số 6, 5, 4, 1.
2. Địa điểm tổ chức:
- Tổ chức hoạt động trong lớp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức
- Hát bài: Mừng sinh nhật. Cô cùng trẻ đi thăm nhà bạn búp bê.
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 5.
- Cho trẻ quan sát tủ quần áo của bạn búp bê.
+ Các cháu nhìn thấy gì ở tủ quần áo của bạn búp bê?
+ Hãy tìm trong tủ những đồ dùng của bạn búp bê có số lượng là 5. Cho trẻ chọn và đặt thẻ số tương ứng. Cô cho cả lớp đếm và kiểm tra lại. 
+ Tìm đồ dùng có số lượng ít hơn 5. Đặt thẻ số.Cô, trẻ kiểm tra lại
b. Hoạt động 2: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6
* Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.
- Đến thăm nhà bạn búp bê, bạn búp bê tặng cho mỗi bạn một rổ quà. Cho trẻ về chỗ và cùng xem rổ quà của bạn búp bê là gì?
- Cô cho trẻ xếp tất cả găng tay ra trước mặt theo hàng ngang từ trái qua phải.
- Lấy 5 chiếc tất xếp tương ứng 1:1 với chiếc găng tay.
- Trẻ đếm số tất. Đặt thẻ số.
- Đếm số găng tay .
- So sánh số tất và găng tay? Số tất ít hơn số găng tay là mấy?
- Muốn số tất và số găng tay bằng nhau thì làm thế nào?
- Cho trẻ thêm 1 chiếc tất, trẻ đếm lại số tất và găng tay.
- Trẻ so sánh số tất và găng tay (Cùng bằng nhau và bằng 6) Cho trẻ đặt thẻ số vào 2 nhóm.
- Cho trẻ cất lần lượt tất, găng tay, đặt thẻ số.
* Nhận biết số chữ số 6.
- Số 6 để chỉ những đối tượng có số lượng là 6.
- Số 6 có 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc. 
- Cho trẻ đọc chữ số 6 theo tổ, nhóm, cá nhân
- Trẻ đếm số chấm tròn phía sau chữ số 6. Tìm số 6 trong lớp.
- Hãy tìm những đồ dùng trong lớp có số lượng là 6. Đặt thẻ số.
c. Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện : Tìm nhanh.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi : Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ tìm những đồ dùng có số lượng là 6 và khoanh tròn lại.
- Luật chơi : Sau thời gian là 1 bản nhạc, đội nào khoanh được nhiều nhóm con vật đúng đội đó sẽ thắng.
- Cho trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
3. Kết thúc:
 - Giáo viên hỏi lại tên bài học
- Nhận xét - Tuyên dương
 - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập và biết cất gọn gàng đồ dùng học tập sau khi chơi.
- Trẻ hát, Đi thăm nhà búp bê.
- Trẻ quan sát.
- Quần áo, váy.
- Quần, áo.
- Đặt thẻ số 5.
- Váy. Đặt thẻ số 4
- Rổ quà: Tất, găng tay, thẻ số.
- Xếp tất cả găng tay.
- Xếp 5 Chiếc tất.
- Đếm số tất, Đặt thẻ số 5.
- Đếm số găng tay.
- Số tất ít hơn số găng tay 1.
- Trẻ thêm.
- Số găng tay bằng số tất và bằng 6.
- Cất lần lượt tất, găng tay, đặt thẻ số tương ứng.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc.
- Trẻ tìm, đặt thẻ số.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6. Nhận biết số 6
- Trẻ lắng nghe.
Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2013
TÊN HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ- VĂN HỌC
DẠY TRẺ ĐỌC THƠ: TAY NGOAN
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: - Trò chơi với ngoán tay
	- Nghe nhạc: Năm ngón tay ngoan
	- Trò chơi: Tìm hình ảnh phù hợp
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tác dụng của bàn tay
- Trẻ biết cách đọc diễn cảm bài thơ
2. Kĩ năng:
- Trẻ đọc thơ diễn cảm
- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ, quan sát.
3. Giáo dục thái độ
- Trong gia đình cũng như trong tập thể phải biết phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau khi chơi cũng như khi làm việc
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ
* Đồ dùng cho giáo viên:
- Tranh thơ “ Tay ngoan “
- Nhạc bài hát “Năm ngón tay ngoan”, nhạc và lời Trần Văn Thụ
* Đồ dùng cho trẻ
- 3 bộ Lô tô một số đồ dùng: Thìa, bát, bút, sách, cốc, bàn chải đánh răng, lược, gương…
- 3 Tranh tay phải, tay trái
2. Địa điểm tổ chức:
- Tổ chức hoạt động trong lớp 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi với ngón tay: 
+ “Anh cả, anh cả”: Đưa ngón tay cả ra 
+ “Béo trục béo tròn”
+ “Anh hai chỉ đường”: Đưa ngón tay trỏ 
+ “Anh ba cao nhất”: Đưa ngón tay giữa
+ “Anh tư hơi thấp”: Đưa ngón tay áp út
+ “Bé nhất là út con”: Đưa ngón tay út
- Bàn tay có thể làm những việc gì?
- Bàn tay có thể làm được rất nhiều việc như hộ mẹ quét nhà, vẽ, xúc cơm… 
- Cô giới thiệu tên bài thơ: Tay ngoan
2. Nội dung
a. Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe
* Cô đọc lần 1:
- Cô dùng ngôn ngữ, cử chỉ đọc diễn cảm bài thơ
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
* Đọc lần 2 kết hợp tranh minh hoạ: 
- Cô giới thiệu bộ tranh thơ
- Cho trẻ đọc tên bài thơ
- Hướng dẫn trẻ: xem tranh nhẹ nhàng không làm rách truyện. Và khi đọc thì đọc từ trái sáng phải, từ trên xuống dưới.
- Cô đọc cho trẻ nghe kết hợp chỉ chữ trong tranh.
b. Hoạt động 2: Đàm thoại về nội dung bài thơ
- Bài thơ có tên là gì?
- Mở đầu bài thơ là câu gì?
- Hai bàn tay có mấy ngón?
- Trong bài thơ, bàn tay có những tác dụng gì?
- Chúng ta phải làm gì để giữ gìn đôi bàn tay?
- Giáo dục trẻ: Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nghịch bẩn...
c. Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2- 3 lần
- Mời từng tổ đọc
- Thi đọc nối tiếp giữa các tổ
- Nhóm, cá nhân đọc
d. Hoạt động 4: Tìm hình ảnh phù hợp
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, lần lượt từng thành viên ở mỗi đội đi theo đường hẹp lên lấy lô tô một số đồ dùng dán vào phía tay phù hợp khi dùng đồ dùng đó (Thìa dán vào phía tay phải, bát dán vào phía tay trái…). Kết thúc bản nhạc, dội nào dán được nhiều hình ảnh đúng đội đó thắng cuộc
- Cô mở bài hát “Năm ngón tay ngoan” cho trẻ thi đua
- Kết thúc cô nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
3. Kết thúc:
- Hôm nay các con được đọc bài thơ gì?
- Nhận xét, tuyên dương
- Trẻ chơi
- Trẻ kể theo sự hiểu bíêt của trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Tay ngoan
- Trẻ quan sát
- Tay ngoan
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- Tay ngoan
- Tay thụt tay thò…
- 10 ngón
- Chào khách, chơi ú òa, chải răng, xếp hình…
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc thơ
- Tổ đọc thơ
- 3 tổ thi đua
- Nhóm, cá nhân đọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Tay ngoan
Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2013
TÊN HOẠT ĐỘNG : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - KPKH
TÌM HIỂU MỘT SỐ BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ BÉ
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: - Hát: Khuôn mặt cười, nào chúng ta cùng tập thể dục
	- Trò chơi: Chỉ nhanh đoán đúng
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết và phân biệt một số bộ phận của cơ thể (Mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân…)
- Trẻ biết một số chức năng, hoạt động chính của một số bộ phận trên
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc
3. Giáo dục thái độ:
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể (Đánh răng, rửa tay, rửa mặt…), ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên để có sức khoẻ tốt
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ
* Đồ dùng cho giáo viên:
- Tranh ảnh về một số bộ phận trên cơ thể người
* Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 gương nhỏ để soi
- 4 bộ tranh ảnh vệ một số bộ phận trên cơ thể (Tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân…)
2. Địa điểm tổ chức: 
- Tổ chức hoạt động trong lớp 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ hát bài “ Khuôn mặt cười”
- Các con còn biết những bộ phận nào trên cơ thể nữa
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Trải nghiệm phân biệt tác dụng và chức năng của một số bộ phận trên cơ thể.
- Các con có biết trên tay cô là cái gì ?
- Các con cùng soi vào gương xem trên khuôn mặt của chú

File đính kèm:

  • docco the toi.doc