Giáo án lớp 5 - Tuần 9 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về số thập phân.

- Rèn kĩ năng đọc, viết số thập phân; số thập phân bằng nhau; so sánh số thập phân; viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- GDHS tính cẩn thận, tự giac làm bài.

II. Chuẩu bị: Vở BTToán- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách đọc, viết số thập phân.

- Nêu cáh tìm số thập phân bằng nhau và cách so sánh các phân số.

B. Luyện tập

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 9 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho HS khá, giỏi).Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng là 1999.
- GV gợi ý HS: Đây là dạng toán gì? (Toán tổng - hiệu). Muốn tìm được hai số ta làm thế nào? (Tìm hiệu của hai số đó)
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- Gv ghi các BT lên bảng; HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- Gv qua sát giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1. Đọc các số thập phân và ghi giá trị của chữ số 2 trong mỗi số thập phân đó:
	20,32 ; 105,214 ; 36,152 ; 2008,96
Bài 2. Viết các số thập phân gồm:
a) 2 trăm, 2đơn vị, 6 phần mười, 7 phần trăm.
b) 1 nghìn, 2 trăm, 3 chục,7 phần trăm, 8 phần nghìn.
Bài 3. Viết 3 số thập phân bằng nhau của các số sau: a) 42,5 ; b)916,3000.
Bài 4 a) Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
	870,318 ; 870,183 ; 870,813 ; 871,138 ; 870,831.
b) Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
	121,718 ; 121,178 ; 121,817 ; 121, 871 ; 121,781 ; 121,187.
Bài 5 (Dành cho HS khá giỏi): Tìm 2 số lẻ liên tiếp có tổng là 2002.
- GV gợi ý HS: Đây là dạng toán gì?; Hai số lẻ liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau bao nhiêu đơn vị?, Muốn tìm được hai số đó ta làm thế nào?
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi vài HS lên bảng làm bài. HS yếu chỉ yêu cầu làm bài 1, 2, 3a, 4a.
- HS chữa bài trên bảng. GV nhận xét chốt lại đáp án đúng.
- Gv hỏi để củng có kiến thức từng bài.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và CB bài sau.
_____________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
	Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học.
I. Mục tiêu: HS biết tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học.
- Biết dựa vào dàn ý để viết một bài vănhoàn chỉnh.
- GDHS yêu quý cảnh thiên nhiên và yêu quý trường lớp.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
- Gv ghi đề bài lên bảng; 2HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Tả quang cảnh trường, trước buổi học.)
- HDHS tìm ý để lập dàn ý. Ví dụ:
* Mở bài: Giới thiệu tên ngôi trường?
- Địa điểm ngôi trường? (ở đâu? Nông thôn hay thành phố?)
- Ngôi trường được tả vào thời điểm nào trong ngày?
* Thân bài: a) Nhận xét chung về đặc điểm bao quát của ngôi trường.
- Ngôi trường nằm riêng biệt trên một khoảng đất hay nằm xen giữa các nhà cửa, cơ quan khác,...
- Ngôi trường lớn hay nhỏ
- Hình dáng ngôi trường như thế nào? (nhà1 tầng , nhà nhiều tầng, chạy dài hay xếp theo hình gì?)
- Trong trường đã có người chưa? ít hay nhiều?
b) Tả cụ thể các bộ phận của ngôi trường:
- Cổng trường, tường rào, sân trường, văn phòng, cột cờ, vườn hoa, các lớp học,...
* Lưu ý: Tả vài nét về con người cho cảnh thêm sinh động.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với ngôi trường. (Yêu mến, gắn bó với ngôi trường, với thầy cô, bạn bè,...)
- 1 HS khá, giỏi trình bày dàn bài; Gv nhận xét, bổ sung.
2. HS viết bài
- HS dựa vào dàn bài để viết một bài văn ngắn (Khoảng 10- 12 dòng).
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu viết bài.
- 1 HS khá, giỏi trình bày bài làm. GV nhận xét đánh giá bài làm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học,
- Dặn HS về viết tiếp bài (nếu chưa viết xong)
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiếng viêt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Thiên nhiên.
- HS biết tìm các từ ngữ nói về thiên nhiên và đặt câu hoặc viết một đoạn văn về cảnh thiên nhiên.
- GDHS yêu quý cảnh thiên nhiên.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- Gv ghi các BT lên bảng; HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- Gv quan tâm giúp đỡ HS đặc biệt là HS yếu.
Bài 1. Tìm một số từ tả cảnh vật thiên nhiên. (5- 6 từ)
	M: ào ào
- Đặt câu với các từ vừa tìm được.
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) tả cơn mưa ở quê em.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: Gọi 2 HS lên bảng thi tìm từ và đặt câu. HS khác nhận xét, bổ sung. (HS yếu chỉ yêu cầu các em tìm 2- 3 từ và đặt câu.)
	VD: Những cơn mưa mùa hè ào ào đổ xuống.
- Bài 2: HS yếu chỉ yêu cầu các em đặt câu.
 + 2 hoặc 3 HS trình bày bài làm.
- GV, HS khác nhận xét, góp ý.
C. Củng cố, dăn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.	
________________________________________
Tiếng việt
Luyện viết chính tả: Nghe- viết
I. Mục tiêu: Nghe- viết một đoạn trong bài Đất Cà Mau (Cà Mau đất xốp...bằng thân cây đước)
- Viết đúng đoạn viết và trình bày đúng bài văn xuôi; bài viết sai không quá 5 lỗi.
- HS làm bài tập chính tả phân biệt l/ n
II. Chuẩn bị: ghi sẵn BT lên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: viết chính tả
- Gv đọc mẫu bài viết; HS đọc thầm và nêu nội dung đoạn viết.
- HS đọc đoạn viết và tìm từ khó dễ viết sai chính tả.
- HS luyện viết từ khó: đất xốp, đất nẻ chân chim, quây quần, lòng đất, san sát, trên bãi, ...
- Gv đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi và chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết và chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Hoạt động 2: làm BT chính tả
- HS làn bài tập trên bảng; 1 HS lên bảng lamg bài.
- GV nhận xét, chữa.
Bài tập. 
a) Điền vào chỗ chấm l hoặc n:
- ...oang ...ổ ; ...on ...ước ; ...ên xuống ; ...ên ...àm
b) Tìm một số từ láy âm đầu n hoặc l.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Về luyện viết lại đoạn văn.
_________________________________________
Toán
Luyện tập viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: Củng cố tên gọi, kí hiệu, mói quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. (HS yếu hoàn thành BT1 và 2)
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé.
B. Luyện tập: HS làm các BT trong vở BTToán- Tr. 52; 53.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Gv hỏi: 1 tấn = ? kg
- HS nhận xét bài trên bảng, chữa bài.
a) 3 tấn 218kg = 3,218 tấn
c) 17 tấn 605kg = 17,605 tấn
b) 4 tấn 6kg = 4,006 tấn
d) 10 tấn 15kg = 10,015 tấn
	Củng cố mối quan hệ giữa tấn và ki-lô-gam.
Bài 2: HDHS làm tương tự bài 1.
- GV hỏi HS về mối quan hệ giữa ki-lô-gam và gam.
a) 8kg 532g = 8,532kg
c) 20kg 6g = 20,002kg
b) 27kg 59g = 27,059kg
d) 372g = 0,372kg
	Củng cố mối quan hệ giữa ki-lô-gam và gam.
Bài 3: GV kẻ sẵn BT lên bảng. HS tự làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét chốt đáp án đúng.
	Củng cố mối quah hệ giữa tấn, tạ và ki-lô-gam.
Bài 4. (Dành cho HS khá, giỏi): Tìm phân số, biết tổng giữa tử số và mẫu số là 119 và tử số bằng mẫu số.
- HS xác định dạng toán và làm vào vở. 1 HS khá lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài. Đáp số: 
	Củng cố giải toán Tổng- tỉ.
C. Củng cố, dặn dò: Gv cùng HS hệ thống lại kiến thức của bài học.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bảngđơn vị đo diện tích chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- HS biết vận dụng để làm các BT về chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng và giải toán,
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. 
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
B. Luyện tập
Tiết 1
- HS làm các bài trong vở BTT- Tr. 55; 56. 
Bài 1: HS tự làm vào vở; GV viết lên bảng- 1 HS lên nối.
- HS khác nhận xét.
	Củng cố đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Bài 2: 1 HS lên bảng làm bài; HS làm vào vở và chữa bài.
- GV nhận xét chốt lại đáp án đúng.
a) 32,47 tấn = 324,7 tạ = 32470kg 
b) 0,9 tấn = 9 tạ = 900kg 
c) 780kg = 7,8 tạ = 0,78 tấn
d) 78kg = 0,78 tạ = 0,078 tấn
	Củng cố chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. 2HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng. GV chốt lại đáp án đúng.
	Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, đo diện tích.
Bài 4: 1HS đọc bài tập. GV hỏi: Muốn tìm diện tích khu vườn ta làm thế nào?
- HS khá, giỏi trả lời và lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
	Đổi 0,55km = 550m
	Coi chiều rộng khu vườn là 5 phần bằng nhau thì chiều dài khu vườn là 6 phần bằng nhau như thế. Vậy tổng số phần bằng nhau là: 5 + 6 = 11 (phần)
	Chiều rộng khu vườn là: 550 : 11 x 5 = 250 (m)
	Chiều dài khu vườn là: 550 - 250 = 300 (m)
	Diện tích khu vườn là: 300 x 250 = 75000 (m2)
	Đổi 75000m2 = 7,5ha
	Đáp số: 75000m2 ; 7,5ha
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài vàchuẩn bị bài sau.
Tiết 2
- HS làm các BT trong vở BT Toán - Tr. 45- 46.
Bài 1: HS tự làm vào vở; 2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm 1 ý.
- HS nhận xét, chữa bài.
 Củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. 1HS lên bảng làm bài.
- Gợi ý HS đổi ra cùng một đơn vị đo rồi so sánh và điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- HS nhận xét bài trên bảng; Gv chốt đáp án đúng.
	Củng cố cách so sánh hai đơn vị đo khối lượng.
Bài 3: HS đọc BT; 1 HS khá nêu cách làm bài và lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng; Gv chốt lời giải đúng.
Bài giải
a) Đổi 1 giờ = 60 phút; 33km = 33000m
 Trung bình mỗi phút đoàn tàu đi được số mét là: 33000 : 60 = 550 (m)
b) Đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút
 Sau 1 giờ 12 phút đoàn tàu đó đi được số ki-lô-mét là:
	550 x 72 = 39600 (m) ; Đổi 39600m = 39,6km
	Đáp số: a) 550m ; b) 39,6km.
Bài 4: HS đọc BT và làm vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng; Gv chốt lời giải đúng.
	Củng cố giải toàn có lời văn.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về học bài và ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì I.
________________________________
Tiếng việt
Luyện tập về đại từ
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đại từ.
- Biết xác định đại từ trong các câu văn, đoạn văn và biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ.
- GDHS tính cẩn tận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Thế nào là đại tư? Lấy ví dụ minh hoạ.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các bài tập lên bảng; HS xác định yêu cầu của từng bài và làm vào

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc
Giáo án liên quan