Giáo án lớp 5, tuần 9

I/ Mục tiêu.

- Giúp HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Xây dựng ý thức tự giác làm bài.

II Chuẩn bị.

- 2 bảng nhóm, 2 bút dạ cho bài tập 2.

III/ các hoạt động dạy- học.35’

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5, tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài trên phiếu giao bài.
- Đại diện nhóm trả lời
 - HS theo dõi lên bảng thực hiện lại cách thức luộc rau.
- HS nêu lại .
- HS liên hệ nêu. 
- HS trả lời.
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
...........................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/10/2013 . Ngày giảng: 23/10/2013
Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I/ Mục tiêu
- Giúp HS ôn lại mối quan hệ của một số đơn vị đo diện tích thường dùng.
 - Rèn kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
II Chuẩn bị.
-Bảng mét vuông ( có chia ra các ô đề- xi- mét vuông).
III/ các hoạt động dạy- học.35’
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ.5’
- Y/c HS tên các đơn vị đo diện tích đã học.
2. Bài mới.27’
HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2. Ôn lại hệ thống các đơn vị đo diện tích.
-Y/c HS nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học.
-GV ghi lần lượt lên bảng.
-Y/c HS nhận xét về mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề.
-GV hướng dẫn HS làm VDa, b ( trang 46)
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1. Y/c HS tự làm bài.
- GV và HS cùng củng cố lại cách chuyển số đo diện tích sang số thập phân.
Bài 2. GV hướng dẫn mẫu, sau đó y/c HS thảo luận theo cặp và cùng làm.
-GV và HS cùng chữa bài.
Bài 3. Y/c HS tự chuyển đổi và trao đổi với nhau để thống nhất kết quả.
-GV thu vở chấm chữa bài.
3. Củng cố dặn dò. 3’
- Y/c HS nêu lại cách chuyển số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Nhắc lại mối quan hệ đo diện tích giữa hai đơn vị liền kề nhau. 
-Dặn HS về ôn bài và tập chuyển đổi cho nhanh và chính xác.
- 2HS,lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm việc cả lớp.
-HS làm việc cá nhân và giải thích cách làm.
- HS thảo luận theo cặp và giải vào phiếu học tập, 2 nhóm giải phiếu to để chữa bài. :
a.1654m2=0,1654ha; b.5000m2=0,5ha;
 c.1ha=0,01km2; d.15ha=0,15km2.
- HS làm việc cá nhân
vào vở, 1 em chữa bảng.
a.5,34km2=534ha
;b.16,5m2=16m250dm2;
c.6,5km2=650ha;
d.7,6456ha=76256m2.
- HS làm miệng, nối tiếp nhau nêu kết quả.Đại diện 1em lên bảng chữa.
...........................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU.
I/ Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mauvà tính cách kiên cường của người Cà Mau.
 2. HS hiểu nội dung chính của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II/ Chuẩn bị 
 GV: - Bản đồ Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy -học.35’
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ.5’
-Y/c HS đọc chuyện cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi về nội dung bài
2. Bài mới. 27’
 a) Giới thiệu bài.GV dùng bản đồ để giới thiệu vùng đất Cà Mau và nét độc đáo của con người nơi đây.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
-GV chia bài thành 3 đoạn để tiện luyện đọc.
-GV và HS cùng theo dõi và nhận xét.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS ở mỗi đoạn.
- Y/c HS đọc nối tiếp lần 3.
-Y/c HS đọc theo cặp cho nhau nghe.
-GV đọc mẫu toàn bài và lưu ý cách đọc cho từng phần.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm đọc lướt đoạn 1 và trả lời câu 1 SGK.
- Hỏi thêm : Dựa vào nội dung hãy đặt tên cho đoạn văn này.
- Y/c HS đọc thầm đoạn hai và trả lời câu hỏi 2 SGK. 
-Y/c HS đặt tên cho đoạn văn.
 -Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu 3 SGK.và đặt tên cho đoạn văn.
( GV giúp HS hiểu tinh thần thượng võ của cha ông)
- Hãy nêu nội dung chính của bài văn.
-GV bổ sung hoàn chỉnh và ghi bảng .
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài..
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV và HS cùng nhận xét đánh giá 
3 . Củng cố dặn dò.3’ 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau:Ôn tập giữa kì I.
-3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc ,mỗi em đọc1 đoạn
-3 HS đọc đoạn lần hai, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc theo đoạn lần 3.Kết hợp giải nghĩa từ khó.
-Lần bốn : HS đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng)
-HS làm việc cá nhân.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
-HS quan sát tranh và đọc bài để trả lời câu hỏi 2,lớp nhận xét và bổ sung
- Vài em trả lời, lớp theo dõi và nhận xét bổ sung. 
- 3 HS nối tiếp nhau trả lời. 
-HS luyện đọc cá nhân.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.9 Khoảng 3- 4 bạn)
...........................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
Đề bài: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
I/ Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói và nghe:
+ HS nhớ lại chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác.Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. 
+ Lời kể rõ ràng tự nhiên ; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
 + Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
- Biết trao đổi với bạn về cảm xúc suy nghĩ trước cảnh đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan tươi đẹp của đất nước.
II/ Chuẩn bị 
- GV: Tranh ảnh về một số cảnh đẹp của địa phương.
III/ Các hoạt động dạy- học.35’
HĐcủa GV
HĐcủa HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/C HS kể lại câu chuyện của giờ trước.
2. Bài mới..
HĐ1 Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết hoc.
HĐ 2. Hướng dẫn HS nắm vững y/c của đề.
- Mời 1 số em đọc y/c và gợi ý 1-2 SGK.
- Gv giúp HS nắm vững y/c của bài.
- Giúp HS cần nắm được trình tự kể:
 + Giới thiệu chung về chuyến đi.
 + Chuẩn bị và lên đường, dọc đường đi.
 + Cảnh nổi bật ở nơi đến; sự việc làm em thích thú. 
 + Kết thúc cuộc đi thăm; suy nghĩ và cảm xúc.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ3. Thực hành kể chuyện.
- Y/c HS kể theo cặp.
- Gv đến từng cặp, nghe HS kể và góp ý , hướng dẫn.
- Thi kể chuyện trước lớp, gọi 1 số em có tinh thần xung phong tham gia kể chuyện.
- GV và HS cùng đánh giá, bình chọn bạn kể hay.
 3.Củng cố, dặn dò.3’
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe..
- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung kể chuyện của tuần sau.
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu cảm xúc suy nghĩ khi kể chuyện đó.
- 2 em đọc, lớp lắng nghe. 
- 1 HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK
- 1 vài em HS nêu và giới thiệu về cảnh đẹp em định kể.
- 2 em kể cho nhau nghe.
- một số em tham gia kể chuyện trước lớp. Các bạn khác nghe và đưa ra câu hỏi về chuyến đi của bạn.
...........................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mụctiêu
 Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số tình huống cố thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Có ý thức trong việc phòng tránh và giúp đỡ người bị xâm hại.
 II.Chuẩn bị 
 - GV: Hình trang 38, 39 SGK.
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy- học.35’
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 1. Kiểm tra bài cũ.4’
 - Chúng ta cần có thái độ NTN đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ?
 2. Bài mới.28’
 HĐ1. Giới thiệu bài. 
 HĐ2. Trò chơi "chanh chua, cua cắp".
 Bước1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- GV quan sát theo dõi nhận xét thắng thua.
* Các em rút ra bài học gì từ trò chơi?
 HĐ3: Quan sát và thảo luận 
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS.
- Y/c nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát hình 1,2,3 SGK trang 38 và thảo luận.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Mời đại diện báo cáo kết quả thảo luận. 
- GV giảng và nhận xét.
 HĐ 4: "Đóng vai: ứng phó với nguy cơ bị xâm hại ".
Bước1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
N1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
N2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà mình?
N3:Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân?
Bước2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bầy kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, góp ý kiến.
- GV giảng và nhận xét.
 * Liên hệ.
- Ở trường , địa phương nơi em sinh sống và học tập khi bị anh chị lớn hơn chêu em làm gì?
* GV giảng, củng cố nội dung cần ghi nhớ.
HĐ5: Vẽ bàn tay tin cậy
* Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc cá

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5(6).doc
Giáo án liên quan