Giáo án lớp 5 - Tuần 9

I/ Mục tiêu:

1- Đọc rành mạch, lưu loát, đọc diễn cảm bài văn. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

2- Hiểu vấn đề tranh luận ( Cái gì quí nhất? ) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất .( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi câu khó văn khó cần luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi về bài Trước cổng trời

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ trong bài.

2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chép đề bài lên bảng. 
- Cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Gợi ý về dàn bài :
Mở bài:
Giới thiệu vườn cây vào buổi sáng .
Thân bài : 
* Tả bao quát về vườn cây.
- Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của vườn).
* Tả chi tiết từng bộ phận :
- Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc trong vườn cây.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vườn.
b)HS trình bày bài miệng.
- Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trước lớp.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Cho Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét về bổ sung ghi điểm.
- Gọi một học sinh trình bày cả bài.
- Bình chọn bày văn, đoạn văn hay.
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét, hệ thống bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu.
Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vườn cây (hay trên một cánh đồng).
- HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- HS đọc kỹ đề bài.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét
- Một học sinh trình bày cả bài
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
************************************************************************ Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
 Tập đọc $ 18:
 ĐẤT CÀ MAU
I/ Mục tiêu:
1- Đọc rành mạch, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm được bài văn, Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2- Hiểu được nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của của người Cà Mau.(TL được các câu hỏi SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK, Bản đồ VN.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Cái gì quý nhất?
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh à vào bài.
- HS lên chỉ vị trí của tỉnh Cà Mau trên bản đồ VN.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-GV cùng HS chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ chú giải như SGK.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-GV đọc diễn cảm toàn bài ( nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
b)Tìm hiểu bài:
+Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+) Rút ý1: Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
-Ý1 : Mưa ở Cà Mau…
+Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
+Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
+)Rút ý 2: Em hãy đặt tên cho đoạn văn này?
Ý 2 :Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
+Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
+)Rút ý3: Em đặt tên cho đoạn 3 như thế nào? 
Ý 3 -Tính cách người Cà Mau
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm toàn bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 3-Củng cố, dặn dò: TK nội dung bài.
 - GV nhận xét giờ học.
- 1 HS giỏi đọc.
-Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn giông.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến thân cây đước…
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
-Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Cây cối mọc thành chùm, thành rặng…
- Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh,…
-.
- HS đọc đoạn còn lạivà TLCH
-Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực…
.
-HS nêu.
Nội dung * Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của của người Cà Mau.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 Toán $43:
 VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: 
Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Yêu cầu học sinh làm được các bài tập 1, 2 .SGK/46
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK,bảng nhóm ; HS :SGK, bảng con, vở. 
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho 2 HS làm bài tập 2b.
	2-Bài mới:
	2.1-Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích: ) Đơn vị đo diện tích:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo diện tích đã học lần lượt từ lớn đến bé?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề?Cho VD?
 -Các đơn vị đo diện tích:km2,hm2(ha), dam2, m2, dm2, cm2, mm2
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị diện tích thông dụng? Cho VD?
 Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/100 (bằng 0,01) đơn vị liền trước nó
 2.2-Ví dụ:
-GV nêu VD1: 3m2 5dm2 = …m2
-GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm
-GV nêu VD2: (Thực hiện tương tự như VD1)
 2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1(47): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (47): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải
- GV chấm bài của 1 số HS, nhận xét.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - HD BTVN: Bài 3 (46)
-.
VD:1hm2=100dam2;1hm2=0,01km2…
-HS trình bày tương tự như trên.
VD: 1km2 = 10000dam2 ; 
 1dam2 = 0,0001km2 ; …
 5
*VD1: 3m2 5dm2 = 3 m2 = 3,05m2
 100
 42
*VD2: 42dm2 = m2 = 0,42m2
 100
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vào bảng con.
*Lời giải:
56dm2 = 0,56m2
17dm2 23cm2 = 17,23dm2
23cm2 = 0,23dm2
2cm2 5mm2 = 2,05cm2
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở.
-4 HS lên chữa bài.
*Kết quả:
0,1654ha b) 0,5ha
0,01km2 c) 0,15km2
 ---------------------------------------------
 Tập làm văn $17:
 LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I/ Mục tiêu:
Nêu được lí lẽ và dẫn chứng và bước đầu cách diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
-Giáo dục kĩ năng sống :Giúp học sinh tự tin nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể,thuyết phục; diễn đạt gãy gọn bình tĩnh ,tự tin.
_Lắng nghe tôn trọng người tranh luận.
 -Hợp tác luyện tậpthuyết trình tranh luận
II.Chuẩn bị : GV :bảng phụ ; HS : SBT
III./ Các hoạt động dạy học :
1-Kiểm tra bài cũ : HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng bài văn tả con đường. 
2-Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 (91): 1 HS đọc yêu cầu bài tập, xác định yêu cầu của bài 1 
 -HS làm việc theo nhóm 6, viết kết quả vào bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
 -Lời giải:
+)Câu a: -Vấn đề tranh luận : Cái gì quý nhất trên đời ?
+)Câu b : - Ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn:
ý kiến của mỗi bạn : 
- Hùng : Quý nhất là gạo 
- Quý : Quý nhất là vàng .
-Nam : Quý nhất là thì giờ .
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến: 
- Có ăn mới sống được 
- Có vàng là có tiền , có tiền sẽ mua được lúa gạo .
- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 +)Câu c- Ý kiến , lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo: 
Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì?
-Thầy đã lập luận như thế nào ?
- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
-Người lao động là quý nhất. 
- Lúa , gạo , vàng ,thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất …
-Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí. 
*Bài tập 2 (91):
- Mời một HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Chia lớp thành 3 nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, các nhóm thảo luận chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận.
- Mời từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) lên thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 3-Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại đ/k thuyết trình
GV nhận xét giờ 
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS sắm vai có thể mở rộng phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình
- HS tranh luận.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
+phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
+phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình,tranh luận .
+phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
Lưu ý: không cần nói theo số đông.
b)..đảm bảo phép lịch sự,người nói cần có thái độ ôn tồn , hoà nhã, tôn trọng người đối thoại ; tránh nóng nẩy vội vã hay bảo thủ, không chịu
 ****************************************************************
 Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
 Luyện từ và câu $18:
 ĐẠI TỪ
I.Mục tiêu: 
Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp
-Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế(BT1,2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần
II.Đồ dùng:
GV: Bảng phụ
HS: VBT	
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
. Giới thiệu bài:
. Hoạt động 1: Nhận xét.	 Đàm thoại.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV nhấn mạnh: Những từ nói trên được gọi là đại từ. Đại từ có nghĩa là từ thay thế.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân và trả lời.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV: Vậy, thế cũng là đại từ
 Hoạt động 2:.Ghi nhớ:
-Đại từ là những từ như thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
.Hoạt động 3: Luyện tâp.
*Bài tập 1 (92):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2(93):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời 1 HS chữa bài
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho HS thi đọc thuộc lòng câu ca dao trên.
*Bài tập 3 (93):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn:
+B1: Phát hiện DT lặp lại nhiều lần.
+B2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế.
-GV cho HS thi làm việc theo nhóm 7
-Đại diện nhóm trình bàycuộc. 3 Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
*Lời giải: 
-Những từ in đậm ở đoạn a (tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
-Từ in đậm ở đoạn b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ ( chích bông) trong câu cho khỏi bị lặp lại từ ấy.
*Lời giải:
-Từ vậy thay cho từ thích. Từ thế thay cho từ quý.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 9.doc
Giáo án liên quan