Giáo án lớp 5 - Tuần 7, thứ ba

I/ Mục tiêu:

- Giúp các em biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố.

- Lựa chọn con đường đến trường an toàn.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 7, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
ATGT: BÀI 3 CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ 
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Giúp các em biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố.
Lựa chọn con đường đến trường an toàn.
II/ Chuẩn bị:
Tranh vẽ trong SGK..
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định: Hát
2/ KTBC:
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài.
Cho các em quan sát trang ở SGK.
HD các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý.
Nêu những điều bảo đảm an toàn:
+ Đường trải nhựa hoặc bê tông.
+ Đường rộng có nhiều làng xe, có giải phân cách.
+ Đường có đèn chiếu sáng.
+ Đường có đèn tín hiệu và biển báo hiệu giao thông.
+ Đường không có đường sắt chạy qua.
+ Đường có ít đường giao nhau với đường nhỏ, ngõ...
+ Đường có vỉa hè rộng.
+ Đường có vạch kẻ qua đường dành cho người đi bộ.
Những đường phố chưa đủ điều kiện an toàn.
+ Đường dốc, không phẳng, không thẳng.
+ Đường hẹp không có vỉa hè, hoặc vỉa hè có nhiều vật cản.
+ Đường hai chiều lòng đường hẹp.
+ Đường không có đèn chiếu sáng, không có đèn tín hiệu, không có biển báo hiệu và vạch cho người đi bộ qua đường ....
HD giúp các em hiểu thêm một số quy định khi đi trên đường.
Rút ra phần ghi nhớ: Ta nên chọn con đường đủ điều kiện an toàn để đi. Cho các em đọc phần ghi nhớ.
4/ Củng cố dặn dò: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông T1
Hát
Quan sát
Trả lời và nhận xét bổ sung.
Nghe hướng dẫn
Nhắc lại phần ghi nhớ.
TOÁN: LUYỆN TẬP
TẬP ĐỌC: TIẾNG ĐAN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I/ Mục tiêu:
N3: - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
 - Nhận xét về được tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
 - Làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4.
N5: - Đọc được toàn bài và ngắt nhịp theo thể thơ tự do.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
 - Nhận xét về được tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
 - HD bài tập 1 và thực hiện mẫu một bài cho các em xem và thực hiện đặt chia.
HS: - Lên bảng làm B1, lớp làm bài vào vở tập.
GV: - HD thêm giúp các em làm đúng B2, B3,B4 theo yêu cầu bài tập.
B3) Số bông hoa tro lọ là.
 7 x 5 = 35 (bông hoa)
 Đáp số: 35 bông hoa
B4) a/ 7 x 4 = 28 (ô vuông)
 b/ 4 x 7 = 28 (ô vuông)
HS: - Làm bài tập vào vở.
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Làm bài tập, nhắc lại bảng nhân 7.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Gấp một số lên nhiều lần
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng đoạn thơ trong bài.
GV: - Gọi HS đọc từng câu, đoạn.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài văn.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
+Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăngvừa tỉnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?
+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
+ Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài.
HS: Luyện đọc bài.
GV: Nghe và chính sửa nhịp đọc .
HS: Đọc lại cả bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Kì diệu rừng xanh
ĐẠO ĐỨC: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (T1)
TOÁN: KHÁI NIỆM VỀ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
N5: - Biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản.
 - Làm được các bài tập: 1,2.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Cho các em quan sát tranh và làm bài tập 1 trong vở bài tập đạo đức.
HS:- Tìm hiểu và làm bài theo gợi ý.
GV:- Gọi các em trả lời câu hỏi gợi ý trong bài tập, nhận xét và giảng bài. HD bài tập 2 và cho các em tìm hiểu và trả lời.
HS:- Làm bài tập 2 vở bài tập.
GV:- Gọi các em nêu yêu cầu bài tập 2 và trả lời yêu cầu của bài, nhận xét và giúp các em hiểu đượcnhững việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
HS:- Tập liên hệ thực tế về những việc làm giúp đỡ người thân
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị tiết tiếp theo: 
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản.
 - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1a, lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV.
GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD thêm, HD bài tập 1b và cho các em làm vào vở tập.
HS:- Tiếp tục thực hành làm bài tập.
GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập, HD bài tập 2 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài theo mẫu yêu cầu bài tập.
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai.
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
CHÍNH TẢ: ( Tập chép) TRẬN BÓNG ĐÁ DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I/ Mục tiêu:
N3:- Nhìn bảng viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2
N5:- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N5:- Tranh vẽ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
HS:- Đọc lại đoạn viết chính tả.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Cho các em nhìn bảng viết chính tả.
HS: Nhìn bảng chép bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
BT2/ câu a) Mình tròn mũi nhọn
 Chẳng phải bò trâu
 Uống nước ao sâu
 Lên cày ruộng cạn
 ( Là cái bút mực)
 Câu b) Trên trời có giếng nước trong
 Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.
 (Là quả dừa)
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Bận.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Cho các em mở SGK và quan sát tranh SGK và tập trả lời các câu hỏi theo chủ đề về số tác hại của ma tuý, thuốc lá rượu bia.
HS:- Quan sát tranh tranh 1,2,3 SGK và trả lời câu hỏi SGK
GV:- Nêu câu hỏi gợi ý theo SGK gọi các em trả lời, lớp bổ sung.
 - Giảng giải bài .
 - Rút ra phần ghi nhớ trong bài (SGK trang 29) và cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- đọc phần ghi nhớ và tập liên hệ đến gia đình mình.
GV:- Gọi HS liên hệ về gia đình mình.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Phòng bệnh viêm não
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
KỂ CHUYỆN : CÂY CỎ NƯỚC NAM
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : trận bóng dưới lòng đường
N5:- Dựa vào tranh minh hoạ SGK kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, cây lá.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:- Tranh minh hoạ câu chuyện.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “ Chiếc áo len ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Kể chuyện lần 1 và HD các em quan sát tranh minh hoạ và GV kể lại từng đoạn theo tranh cho các em hiểu và nhớ.
 - HD các em trả lời các câu hỏi theo tranh minh hoạ.
HS:- Tập tìm hiểu và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
GV:- Gọi HS trả lời các câu hỏi gợi ý theo tranh, nhận xét bổ sung thêm giúp các em nắm được cốt truyện và HD các em kể theo từng tranh.
HS:- Tập kể truyện theo tranh.
GV:- Gọi các em tập kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bộ mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Kể chuyện đã nghe đã học.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan