Giáo án lớp 5 - Tuần 5

I/ Mục tiêu.

Đọc diễn cảm bài văn, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

- ( Trả được các câu hỏi 1,2,3) .

II/.Chuẩn bị :

 GV: bảng phụ viết sẵn câu khó đọc; tranh SGK ; HS : SGK

III. Các hoạt động dạy – học.

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất trả lời câu hỏi về ND bài đọc.

2- Dạy bài mới.

2.1. GV giới thiệu tranh, ảnh những công trình xây dựng lớn của ta với sự gúp đỡ, tài trợ của nước bạn.

-GV: Trong sự nghệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bè bạn năm châu: Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nàotình cảm hữu nghị , tương thân tương ái của bè bạn nước ngoài (ở đây là chuyên gia Liên Xô) với nhân dân Việt Nam.( HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa).

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
 a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc…
 b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời…
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: 
a)Vui vẻ. 
b) Phấn khởi. 
c) Bao la. 
d) Bát ngát. 
g) Mênh mông.
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các câu tục ngữ, thành ngữ sau:
a) Gạn đục, khơi trong
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.
d) Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
Bài giải:
 a) Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc.
 b) Dũng cảm, gan dạ, anh dũng.
Bài giải: 
a) Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ.
b) Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.
c) Biển rộng bao la.
d) Cánh đồng rộng mênh mông.
g) Cánh rừng bát ngát.
Bài giải: 
a) Gạn đục, khơi trong
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.
d) Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
*********************************************************************
 Thứ tư ngày 26 tháng9 năm 2012
 TẬP ĐỌC $ 10:
 Ê - MI – LI, CON...
 (Trích)
I/ Mục tiêu:
1-Đọc rành mạch, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các tên riêng nước ngoài trong bài, đọc diễn cảm được bài thơ. 
2-Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (TL được các câu hỏi 1,2,3,4).
3-Thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài. HS khá giỏi thuộc được khổ thơ 3,4, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
II/Chuẩn bị : GV : tranh SGK ; HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc và nêu nội dung bài.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài.
2.2Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Cho một HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
-GV giới thiệu tranh minh hoạ.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Một HS đọc toàn bài.
-GV đọc bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng..
b)Tìm hiểu bài:
-Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
-Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
-Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui…”?
-Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
*Nêu ND, ý nghĩa bài thơ?
-GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến thành nội dung chính của bài.
-GV ghi bảng.
c)Đọc diễn cảm và HTL:
-Cho HS đọc lần lượt 4 khổ thơ và tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm sau đó thì luyện đọc thuộc lòng.
-Cho HS thi đọc diễn cảm và thuộc lòng. 
Củng cố-dặn dò: HS nhắc lại ND chính của bài.
 GV nhận xét giờ học. VN đọc lại bài, CB bài sau.
-HS đọc.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-HS đọc.
HS đọc từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi:
-Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo.
- Chú nói trồi sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha…
-Vì chú muốn động viên vợ, con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện
-Hành động của chú Mo-ri-xơn, là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục…
-HS nêu.
Đại ý*Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 
-HS nối tiếp nhau đọc.
-HS luyện đọc trong nhóm.
-HS thi đọc.
 TOÁN $23:
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
-Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
-Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
II/: Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ; HS : nháp
III.Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
*Bài 1: Làm ở lớp
 -Bái toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
-Muốn biết từ số giấy vụn đó có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở HS ta làm thế nào?
- Củng cố bài toán tỉ lệ thuận.
? HS cách giải khác ( cách rút về đơn vị)
* Bài 2: 
* Bài 3: Làm ở lớp
GV hướng dẫn HS tính diện tích của hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN, từ đó tính diện của cả mảnh đất.
- Chấm, chữa bài cho HS.
*Bài 4: HD về nhà.
-GV hướng dẫn:
+Tính diện tích hình chữ nhật.
+Tìm chiều dài và chiều rộng khác với chiều dài và chiều rộng đã cho nhưng khi tính diện tích phải bằng 12cm2.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn bài.
1 HS nêu yêu cầu.
-HS trả lời. 
-HS làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
Chữa bài
 Bài giải:
 Đổi :1tấn 300kg = 1300kg
 2tấn 700kg = 2700kg.
Số giấy vụn cả 2 trường thu gom được là:
 1300 + 2700 = 4000(kg).
 Đổi: 4000kg = 4tấn.
 4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
 4 : 2 = 2(lần)
2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sản xuất được là:
 50000 x 2 = 100000( cuốn vở)
 Đáp số: 100000 cuốn vở
 -Làm nháp
 Bài giải:
 Đổi: 120 kg = 120000g.
 Vậy đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:
 120000 : 60 = 2000( lần )
 Đáp số: 2000 lần
- 1 HS nêu yêu cầu. Làm bài vào vở.
 Bài giải: 
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 14 x 6 = 84( m2)
 Diện tích hình vuông CEMN là:
 7 x 7 = 49( m2)
 Diện tích mảnh đất là:
 84 + 49 = 133 (m2)
 Đáp số: 133 m2.
 Cách làm:
 -Tính diện tích hình chữ nhật ABCD:
 4 x 3 = 12 (cm2)
 -Nhận xét: 12 = 6 x 2 
 12 = 12 x 1
Vậy có thể vẽ hình chữ nhật MNPQ có chiều dài là 6 cm, chiều rộng là 2cm hoặc chiều dài là 12cm chiều rộng là 1.
 -HS vẽ hình với 2 lựa chọn trên.
 Tập làm văn $9:
 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I/ Mục tiêu:
-Biết thống kê theo hàng(BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Học sinh khá giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học của cả tổ.
GDKNS :-Học sinh tìm kiếm những số liệu trong thực tế và biết cách xử lí thông tin
-Hợp tác với bạn bè trong lớp cùng tìm kiếm số liệu thông tin 
-Thuyết trình được kết quả thông tin mà tìm kiếm được.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi điểm của từng HS.
-Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra phiếu ghi điểm của từng HS.
Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2.Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS lần lượt đọc thống kê kết quả học tập của mình trong tháng 9.
-GV khen những HS đọc tốt và thống kê chính xác.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bảng thống kê gồm mấy cột? Nội dung từng cột?
-Mời 2 HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm.
-Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư kí điền nhanh vào bảng.
-Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê.
Sau từng tổ trình bày, GV hỏi:
+Trong tổ, em nào có kết quả học tập tiến bộ nhất? 
+Bạn nào có kết quả học tập yếu nhất?
+GV tuyên dương những HS có kết quả học tập tiến bộ và động viên khuyến khích những HS có kết quả yếu hơn để các em cố gắng.
-Sau khi các tổ trình bày, GV hỏi:
+Nhóm nào có kết quả học tập tôt nhất?
+GV tuyên dương những nhóm có kết quả học tập tốt. Củng cố-dặn dò: 
-Em hãy nêu tác dụng của bảng thống kê? ( dành cho HS khá giỏi).
-GV nhận xét giờ học
-Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
-HS nối tiếp nhau đọc kết quả học tập của mình.
-Bảng thống kê có 6 cột: STT, họ và tên, điểm 0-4, điểm 5-6, điểm 7-8, điểm 9-10.
-Hai HS lên bảng thi kẻ.
-HS làm bài theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhìn vào bảng để tìm những HS có kết quả học tập tốt nhất, yếu nhất.
-HS so sánh kết quả học tập của các nhóm để tìm nhóm có kết quả học tập tốt nhất.
 ******************************************************************* 
 Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
 Luyện từ và câu
 $10: TỪ ĐỒNG ÂM
I/ Mục tiêu:
 -Hiểu thế nào là từ đồng âm.
 -Biết phân biệt được nghĩa của từ đồng âm (bt1, mụcIII); đặt đượccâu để phân biệt các từ đồng âm(2 trong số3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố
 HS khá, giỏi: làm được đầy đủ bài tập3, nêu được tác dụng của từ đồng âm .
II/Đồ dùng:
 GV: Bảng phụ, sgk
 HS: Vở bài tập
 III/Các hoạt động dạy- học:
1/Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố.
2/Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài.
2.2.Nội dung:
a. Nhận xét
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS nêu kết quả bài làm.
-Các HS khác nhận xét.
-GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
b)Phần ghi nhớ:
-Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ, HS khác đọc thầm.
c)Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Cho 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
-Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2:
Cho HS làm vào vở rồi chữa bài.
*Bài tập 3: 
-Cho HS trao đổi theo nhóm 2.
-Đại diện các nhóm trình bày .
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 4:
Cho HS thi giải câu đố nhanh. 
Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 -Yêu cầu HS học thuộc 2 câu đố để đố bạn bè…
-HS làm bài.
-HS nêu kết quả:
+Câu (cá): bắt cá, tôm,…bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)…
+Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn…
-HS đọc.
HS đọc thuộc.
*Lời giải:
-Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng…; Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng:Đơn vị tiền Việt Nam.
-Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong bóng đá: Đưa chân nhanh và hất 

File đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 5.doc
Giáo án liên quan