Giáo án lớp 5, tuần 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử,phóng xạ, truyền thuyết, sát hại .
3. Thái độ: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
- Chuẩn bị: Có chí thì nên. - Nhận xét tiết học TẬP ĐỌC BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ: khói hình nấm, bom A, bom H, vàng, trắng, đen. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng. 3. Thái độ: Toàn thể thế giới đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trái đất. TÍCH HỢP: - BVMT: Chúng ta cầnlàm gì cho trái đất ngày càng sạch đẹp? + Phải giữ vệ sinh mơi trường, khơng xả rác, trồng cây xanh, tiết kiệm nước II. Chuẩn bị: - GV: Tranh ảnh hình khói nấm. Tranh SGK phóng to, bảng phụ. - HS : Mỗi tổ vẽ tranh để minh họa cho câu hỏi SGK/46 III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Những con sếu bằng giấy - Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài. - Học sinh lần lượt đọc bài - Học sinh tự đặt câu hỏi - Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét, cho điểm. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Hôm nay các em sẽ được học bài thơ “Bài ca về trái đất”. - Học sinh lắng nghe 33’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải * Luyện đọc - Rèn phát âm đúng âm tr. - 1 học sinh giỏi đọc - Rèn phát âm đúng: bom H, bom A - Lần lượt từng em đọc tiếp nối từng khổ thơ. - Giáo viên theo dõi và sửa sai - Đọc câu, đoạn có từ, có âm tr - Giáo viên cho học sinh lên bảng ngắt nhịp. - 1 học sinh lên bảng ngắt nhịp từng câu thơ. - 1, 2 học sinh đọc cả bài * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, cá nhân Phương pháp: Trực quan, đàm thoại - Yêu cầu học sinh đọc khổ 1, 2, 3 - Lần lượt học sinh đọc - Yêu cầu học sinh đọc câu 1: hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Học sinh đọc yêu cầu câu 1 - Học sinh thảo luận nhóm - Thư kí ghi lại câu trả lời của các bạn và trình bày. - Dự kiến : Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa giữa bầu trời xanh. Có tiếng chim bồ câu - những cánh hải âu vờn sóng biển. Giáo viên nhận xét - chốt ý. - Các nhóm trình bày kết hợp với tranh. - Yêu cầu học sinh đọc câu 2: Em hiểu hai câu thơ cuối khổ thơ? - Học sinh đọc câu 2 - Lần lượt học sinh nêu Giáo viên chốt cả 2 phần. - Dự kiến: Mỗi loài hoa dù có khác - có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu. - Những hình ảnh nào đã mang đến tai họa cho trái đất? - Học sinh lần lượt trả lời - Yêu cầu học sinh nêu nghĩa: bom A, bom H, khói hình nấm. Giáo viên chốt bằng tranh - Yêu cầu học sinh đọc câu 3: chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? - Học sinh lần lượt trả lời - Dự kiến: + Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất. + Bảo vệ môi trường + Đoàn kết các dân tộc - Yêu cầu học sinh nêu ý chính - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải - Giáo viên đọc diễn cảm - Lần lượt học sinh đọc diễn cảm từng khổ thơ. - Học sinh nêu cách đọc - Giọng đọc - nhấn mạnh từ - Gạch dưới từ nhấn mạnh - Học sinh thi đọc diễn cảm * Hoạt động 4: Củng cố - Giáo viên cho học sinh hát - Cùng hát: “Trái đất này là của chúng em” - Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ. - Thi đua dãy bàn Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Rèn đọc đúng nhân vật - Chuẩn bị: “Một chuyên gia máy xúc” - Nhận xét tiết học Thứ ngày tháng năm 20 TOÁN ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh bước đầu làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ , và biết cách giải bài toán có liên quan đến tiû lệ đó 2. Kĩ năng: Rèn học sinh nhận dạng toán nhanh, giải chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.Vận dụng điều đã học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu, bảng phụ - Trò: Vở Toán , bảng con, SGK, nháp. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Luyện tập - Giáo viên kiểm tra hai dạng toán tiû lệ đã học - 2 học sinh - Học sinh lần lượt sửa (SGK). Giáo viên nhận xét cho điểm 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập giải toán (tt) - Hôm nay, chúng ta tiếp tục học dạng toán tỷ lệ tiếp theo thông qua tiết “Ôn tập giải toán” 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ dẫn đến quan hệ tiû lệ - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não _GV nêu ví dụ (SGK) - Học sinh tìm kết quả điền vào bảng viết sẵn trên bảng à học sinh nhận xét mối quan hệ giữa hai đại lượng. _GV cho HS quan sát bảng rồi nhận xét : “Số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần “ Lưu ý : không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ nghịch” * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan đến tiû lệ (dạng rút về đơn vị) à học sinh biết giải các bài toán có liên quan đến tiû lệ - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não Bài toán 1: - Học sinh đọc đề - Tóm tắt - Giáo viên gợi ý: Học sinh suy nghĩ cá nhân tìm cách giải - Học sinh giải - Phương pháp dùng rút về đơn vị _GV phân tích bài toán để giải theo cách 2 “tìm tỉ số” - Khi làm bài HS có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách * Hoạt động 3: - Hoạt động cá nhân (thi đua tiếp sức 2 dãy) Phương pháp: Đ.thoại, thực hành, động não Bài 1: - Học sinh đọc đề bài _GV gợi mở tìm ra cách giải bằng cách “rút về đơn vị” - Học sinh ghi kết quả vào bảng dạng tiếp sức Giáo viên chốt lại - Lớp nhận xét Bài 2: - Học sinh đọc đề - Nêu tóm tắt. Học sinh giải - Học sinh sửa bài - Nêu cách làm “Rút về đơn vị” Giáo viên nhận xét Bài 3: - HS đọc đề - Nêu tóm tắt. HS giải Giáo viên chốt lại - Học sinh sửa bài - Phương pháp “Dùng tỉ số” 4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm bàn (bảng phụ) - Cho học sinh nhắc lại cách giải dạng toán quan hệ tỷ lệ 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà - Chuẩn bị: Luyện tập TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. 2. Kĩ năng: Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh . 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. TÍCH HỢP: - BVMT: Các em đều yêu quý mái trường của mình, vậy các em sẽ làm gì để giữ gìn ngơi trường luơn sạch đẹp (HS trả lời) => Các em nên đưa các ý ấy vào bài văn hợp lý để bài văn thêm hay và sinh động. - KNS: Các em sẽ bảo vệ của cải vật chất trong trường bằng cách nào? II. Chuẩn bị: - Thầy: Giấy khổ to, bút dạ - Trò: Những ghi chép của học sinh đã có khi quan sát trường học, Vở Tiếng Việt. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: - Giáo viên kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh - 2 học sinh đọc lại kết quả quan sát tả cảnh trường học Giáo viên nhận xét 1’ 3. Giới thiệu bài mới: 33’ 4. Phát triển các hoạt động: 14’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự lập dàn ý chi tiết của bài văn tả ngôi trường - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Bút đàm Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Học sinh trình bày những điều em đã quan sát được - Giáo viên phát giấy, bút dạ - Học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu - Học sinh tự lập dàn ý chi tiết Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh dàn ý của học sinh - Học sinh trình bày trên bảng lớp - Học sinh cả lớp bổ sung 14’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết chuyển một phần của dàn ý chi tiết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. - Hoạt động nhóm đôi Phương pháp: Bút đàm Bài 2: - Nên chọn viết phần thân bài (thân bài có chia thành từng phần nhỏ) - 2 học sinh đọc bài tham khảo - 1, 2 học sinh nêu phần mà em chọn ở thân bài để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh ( làm nháp ) - Học sinh lần lượt đọc lên đoạn văn đã hoàn chỉnh - Giáo viên gợi ý học sinh chọn : - Cả lớp nhận xét + Viết văn tả cảnh sân trường với cột cờ, những sáng chào cờ, giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ. + Viết đoạn văn tả các tòa nhà và phòng học. + Viết đoạn văn tả vườn trường và sân chơi - Chấm điểm, đánh giá 5’ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp Phương pháp: Thi đua - Đánh giá - Bình chọn đoạn văn hay 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại các văn đã học - Chuẩn bị tiết kiểm tra viết - Nhận xét tiết học LỊCH SỬ XÃ H
File đính kèm:
- TUAN 4.doc