Giáo án lớp 5 - Tuần 4

I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

*KNS : - Thể hiện sự cảm thông ( bày tỏ sự chia sẻ , cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại .

II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: -Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp

-Đóng vai xử lí tình huống

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài thơ.
- Cá nhân đọc trước lớp.
- Hát tập thể.
- Lắng nghe.
..............................................................................
Toán ( tiết 18 ) : ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 1. HS Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần
 thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần).
- HS Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách 
“rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
- GDHS : Tính kiên trì trong học tập.
II. Đồ dùng học tập: - Bảng phụ kẻ sẵn ví dụ SGK
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng .
Ví dụ: Có 100 kg gạo chia đều vào các bao
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ như SGK.
Thực hành: 
Bài 1 (Tr ang 21)
- HS tóm tắt và giải bài vào vở.
Tóm tắt:
7 ngày : 10 người.
5 ngày : .... người.?
 Bài 2: Tóm tắt:
	120 người : 20 ngày
	150 người : .... ngày?
- GV mời 1 Hs đọc bài giải, lớp nhận xét .
Bài 3:
4. Nhận xét - dặn dò :
GV Nhắc lại kiến thức toàn bài và GD .
- HS đọc ví dụ.
- HS điền miệng: 10, 5, ...
- Quan sát bảng, nhận xét: Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng lên bao nhiêu lần thì số bao gạo giảm đi bấy nhiêu lần.
- HS đọc đề
Bài giải
-Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 10 ´ 7 = 70 (người)
-Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 (người).
 Đáp số: 14 người.
 Bài giải:
1 người ăn hết số gạo dự trữ trong thời gian: 20 ´ 120 = 2400 (ngày)
150 người ăn hết số gạo dự trữ trong thời gian: 2400 : 150 = 16 (ngày)
 Đáp số; 16 ngày
Bài giải:
6 máy bơm gấp 3 máy bơm số lần là:
6 : 3 = 2 (lần)
6 máy bơm hút hết nước trong thời gian là: 4 : 2 = 2 (giờ)
 Đáp số: 2 giờ.
 - Lắng nghe.
 ...........................................................................
Luyện từ và câu ( tiết 7 ) : TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu: - HS Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
- Biết tìm những từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phận biệt từ trái nghĩa.
- GDHS : Sử dụng từ ngữ đúng, hay trong giao tiếp .
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập, Từ điển, Phiếu bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng a.Phần nhận xét:
Bài tập 1: (Tr 38): So sánh nghĩa của các từ in đậm.
- GV nhận xét, chốt KT đúng:
+ Phi nghĩa: trái với đạo lý (cuộc chiến trang phi nghĩa là cuộc chiến tranh với mục đích xấu xa, ..)
+ Chính nghĩa: Đúng với đạo lý (Chiến đâu với chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, ...)
Þ 2 từ trên có nghĩa trái ngược với nhau gọi là từ trái nghĩa.
 Bài 2: Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
- GV nhận xét, chốt KT.
(sống / chết; vinh / nhục)
Vinh: Là được kính trọng, đánh giá cao.
Nhục: Là xấu hổ vì bị khinh bỉ.
c. Bài 3:- Cách tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?
+Ghi nhớ (SGK - Tr 39)
b.Luyện tập:
Bài 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
- GV nhận xét kết luận (rộng / hẹp; xấu / đẹp; trên / dưới).
Bài 3: Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a. Hoà bình
b. Thương yêu
c. Đoàn kết
d. Giữ gìn
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá nhóm tìm đúng những từ trái nghĩa.
Bài 4: Đặt 2 câu để phân biệt một từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3.
- Hướng dẫn HS đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ. Cũng có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- HS nêu quy tắc về từ trái nghĩa. 
-Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị cho tiết: Luyện tập về từ trái nghĩa ( SGK trang 43).
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- Đọc những từ in đậm.
- Các nhóm thảo luận (2’). Tra từ điển.
- Cá nhân nêu ý kiến. Lớp bổ sung.
- HS nghe và nhắc lại .
- HS đọc nội dung bài tập.
- Thảo luận cặp (2’)
- Cá nhân nêu ý kiến lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung bài tập 3.
- Thảo luận cặp.
- Tạo ra 2 vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam 
( thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người khác nguyền rủa, khinh bỉ)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm (2’) vào phiếu bài tập.
- Dán bảng phiếu bài tập, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 4 (1’), (1 từ cho 1 nhóm).
- Cá nhóm tiếp sức, viết từ trái nghĩa:
 +Chiến tranh, xung đột ...
 +Căm ghét, căn giận, thù hận ...
+Chia rẽ, bè phái, xung khắc ...
+Phá hoại, phá phách, huỷ hoại ...
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài tập vào nháp.
- Cá nhân đọc tiếp nối.
- Lớp nhận xét.
Ví dụ: - Chúng em ai cũng yêu hoà bình, ghét chiến tranh
- Ông em thương yêu tất cả các cháu, chẳng ghét bỏ đứa nào.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe.
 ....................................................................
Khoa học ( tiết 7 ) : TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TỔI GIÀ.
I. Mục tiêu: - HS nêu đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trởng thành, tuổi già 
 - HS xác định đợc bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
 - Giáo dục HS biết yêu cuộc sống, giữ gìn sức khoẻ.
*KNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng
II. Đồ dùng dạy học:
-Sưu tầm tranh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau, làm nghề khác nhau.
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: 
- Quan sát hình ảnh.Làm việc theo nhóm
IV. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người.
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng .
Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
-GV cùng lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung.
? Đặc điểm nổi bật về tuổi vị thành niên .
*KNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng
? Đặc điểm nổi bật về tuổi trưởng thành .
? Đặc điểm nổi bật về tuổi già .
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? đang ở giai đoạn nào của cuộc đời” 
- GV chia 4 nhóm HS. Phát cho HS mỗi nhóm 3 ảnh ( đã chuẩn bị ).
- Những người trong ảnh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Nêu đặc điểm của giai đoạn đó?
- Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
- Biết được ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- GV kết luận : Như ở SGK.
-1HS đọc bài học ở SGK .
4. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài : Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
- Lớp đọc thông tin (Tr 16, 17).
- Thảo luận nhóm 3 (4’) vào bảng.
- Các nhóm dán kết quả, trình bày.
+Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ bạn bè,xã hội.
+ đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội, ...
+Cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên nhiều người cao tuổi vẫn có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
- Thảo luận nhóm.
- Cá nhân lên chỉ và giới thiệu về người ở giai đoạn trong hình.
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì).
- Hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Từ đó chúng ta đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, ... Đồng thời còn giúp ta tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể sảy ra với mỗi con người ở vào lứa tuổi của mình.
 …………………………………………
Địa lí ( tiết 4) : SÔNG NGÒI
I. Mục tiêu: HS biết chỉ trên lược đồ tên một số sông chính ở nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
- Rèn kỹ năng nhận biết trên bản đồ, chỉ bản đồ. Biết đợc vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. Hiểu và lập được mối quan hệ địa lý giữa khí hậu với sông ngòi.
-GDHS: Yêu mến đất nước ta, ý thức bảo vệ nguồn nước tự nhiên.
-BĐKH: - Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống con người nhưng hơi nước từ sông ngòi là tác nhân chính tạo nên “hiệu ứng nhà kính tự nhiên”.
II. Đồ dung dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1, Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng .
a.Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc . 
- Nước ta có ít sông hay nhiều sông so với các nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ vị trí một số sông ở Việt Nam?
- Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì ?
- Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- GV nhận xét kết luận: Mạng lưới sông ngòi ở nước ta dày đặc và phân bố rông khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiểu phù sa
- GV chia nhóm HS thảo luận: thời gian, địa điểm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất (của mùa mưa và mùa khô)
- Ở địa phương em có sông nào ?
- Màu nước của dòng suối ở các địa phương vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
c. Vai trò của sông ngòi: 
- Sông có vai trò gì ?
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
- Chỉ vị trí của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y - a - ly và Trị An.
Kết luận : Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng . Ngoài ra sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện , cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
4. Củng cố Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
-Dặn HS chuẩn bị bài: Vùng biển nước ta.
- HS trả lời câu hỏi .
- HS quan sát hình 1 - SGK
-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Những sông em biết như : --Sông Hồng , sông Đà, sông Mã , sông Cả , sông Đà Rằng , sông Tiền , sông Hậu , sông Đồng Nai.
- Thường ngắn và dốc, vì miền Trung có độ hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.
- Ở miền Bắc : sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình... Ở miền Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,…
- Sông Krông A Na
- Mùa khô trong còn mùa lũ đục hơn
vì nước chở lượng phù sa do trên đồi núi, ruộng đồng rửa trôi xuống .
-Bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho sinh hoạt và SX, 

File đính kèm:

  • docGAL5T4.doc
Giáo án liên quan