Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2011

I/ Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê –mi.

-Gd học sinh biết quan tâm đến người khác.

II/ Phương pháp:

- Trực quan; Thực hành giao tiếp

III.Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

IV/ Các hoạt động dạy học:

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khí
+Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
-Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
3-Củng cố, dặn dò: (4phút)
- Nhận xét giờ học
- VN ôn tập chuẩn bị cho KT.
 Hoạt động của học sinh
-2 em nêu .Lớp nhận xét.
-HS thảo luận làm việc theo nhóm 
-Đại diện các nhóm nêu câu trả lời.
*Đáp án:
Câu 1:
-Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn.
-Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: Nước thải, phun thuốc trừ sâu, phân bón HH, Sự đi lại của tàu thuyền thải ra khí độc và dầu nhớt,…
Câu 2: Dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những ĐVật, TVật.
Câu 3: Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất, nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
-HS làm theo nhóm.
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I/ Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II/ Phương pháp:
- Thực hành giao tiếp…
III.Chuẩn bị:
- Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu… cần chữa chung. VBT
IV/ Các hoạt động dạy học:
.
Họat động của thầy
Họat động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: không KT
2-Bài mới:(40')
2.1-Giới thiệu bài: (1phút) GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS
-GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Một số HS diễn đạt tốt. 
+Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 2.3-Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh.
- HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ 1 – 4 .
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình:
-HS đọc nhiệm vụ 1 – tự đánh giá bài làm của em – trong SGK. Tự đánh giá.
c) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
-HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
d) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
e) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại
3- Củng cố – dặn dò:(5')
- Nhận xét giờ học
- VN ôn tập các dạng văn đã học.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS trao đổi 
-HS đọc lại bài của mình, tự chữa.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
Soạn :24/4/2011
Dạy Thứ tư,ngày 27/4/2011
Tập đọc:
Nếu trái đất thiếu trẻ con
 Đỗ Trung Lai
I/ Mục tiêu:
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ thể tự do.
-Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
- Giáo dục các em biết yêu quý, nhường nhịn em nhỏ.
II/ Phương pháp:
- Trực quan; Thực hành giao tiếp…
III.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
IV/ Các hoạt động dạy học:
:
Họat động của thầy
Họat động của trò
 2- Kiểm tra bài cũ:( 5ph) 
-HS đọc bài Lớp học trên đường và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
-Gv nhận xét.
2- Dạy bài mới:(40')
2.1- Giới thiệu bài : (1ph) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+Nhân vật “tôi” và “Anh” trong bài thơ là ai? Vì sao chữ “Anh” được viết hoa?
+Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+)Rút ý 1: 
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
+Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2 trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố –dặn dò:(5')
- GV tổng kết bài
- Nhắc HS ôn tập CB cho KT.
-HS đọc bài .Lớp nhận xét.
-Mỗi khổ thơ là một đoạn.
-HS đọc nối tiếp từng khổ thơ,luyện đọc từ khó ,giải nghĩa từ.
-2 em cùng bàn một nhóm 
-HS đọc bài , trả lời câu hỏi.
+ “tôi” là tác giả, “Anh” là Pô-pốp. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính đói với nhà du hành vũ trụ.
+Qua lời mời xem tranh : Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem! Qua các từ ngữ biểu lộ thái lộ sự ngạc nhiên vui sướng của 
+)Sự thích thú của vị khách về phòng tranh.
-HS đọc bài trả lời câu hỏi.
+Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to,…
+Người lớn làm mọi việc vì trẻ em,…
+)Tranh vẽ của các bạn nhỏ rất ngộnghĩnh.
-HS nêu.
-Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
-HS đọc lại 
-HS lắng nghe.
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
-HS thi đọc diễn cảm.
Toán
Ôn tập về biểu đồ
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
Có kĩ năng đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ thành thạo.
Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II/ Phương pháp:
- Trực quan; Thực hành- luyện tập…
III.Chuẩn bị:
- Thước, bảng lớp kẻ bảng T173; 174; com pa.
IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Họat động của thầy
Họat động của trò
*1-Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
H?Nêu tên các dạng biểu đồ đã học.
H?-Nêu tác dụng của biểu đồ. 
H?-Hãy nêu cấu tạo của biểu đồ. 
GV nhận xét –ghi điểm.
2-Bài mới:(35')
2.1-Giới thiệu bài: (1phút) GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
 Bài tập 1 (173): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- YC học sinh quan sát 
H? Biểu đồ biểu thị cái gì?.
H?Biểu đồ có dạng hình gì?
H?Hàng ngang chân cột của biểu đồ biểu thị gì?
H?Cột dọc bên tay trái ghi số biểu 
thị gì?
-YC học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi trong SGK.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả
-GV nhận xét 
Gv chốt ý
H/Đây là loại biểu đồ gì?
-Yc 1 HS nêu cách đọc biểu đồ hình cột.
*Bài tập 2a (174): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
H? Hãy nêu cách ghi số HS trong khi điều tra 
-H?Hãy giải thích cách bổ sung vào dòng 1
H? Hãy giải thích cách bổ sung vào dòng 4.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (175): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về xem lại BT đã làm.
-2 HS trả lời.Lớp nhận xét.
-HS nhắc lại đề bài.
-HS đọc đề 
-Số cây do từng thành viên trong nhóm CÂY XANH trồng ở vườn trường.
-Hình cột
-Chỉ tên từng học sinh trong nhóm cây xanh đi trồng cây.
-Chỉ số lượng câu được trồng.
-HS thảo luận nhóm 2
-Các nhóm trình bày kết quả .Lớp nhận xét.
a) Có 5 HS trồng cây:Lan (3 cây), Hoà (2cây), Liên (5 cây), Mai (8 cây), Dũng (4cây)
b) Bạn Hoà trồng được ít cây nhất.
c) Bạn Mai trồng được nhiều cây nhất.
d) Bạn Liên, Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng.
e) Bạn Dũng, Hoà, Lan trồng được ít cây hơn bạn Liên.
-Biểu đồ hình cột.
-Cách đọc 
+Nhìn chân cột để nêu đối tượng được biểu diễn 
+Nhìn đỉnh cột gióng vào cột giá trị (bên trái;biết được thông tin về giá trị biểu diễn từ đó so sánh hoặc suy luận.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp.
- 1 HS trình bày 
- Cả lớp nhận xét 
- Hs tương ứng với 1 gạch ,5 HS được kí hiệu thành một nhóm(5 gạch)
-Vì bên cột trái số HS ghi là 5 ,mà 1 HS tương ứng với 1 gạch nên ta kí hiệu 5 gạch , đến gạch thứ 5 ta gạch chéo.
-Dòng này bỏ trống ở bên cột ghi số HS , ta đếm cột thứ 2 có tất cả 16 gạch ;nên ta viết số 16 vào cột 3.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.Khoanh ý C
- 1 HS trình bày (Một nửa hình tròn biểu thị 50% ứng với 20 HS vì có tất cả 40 HSphần hình tròn chỉ HS thích đá bóng lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh vào C là hợp lí 
- Cả lớp nhận xét 
Đạo đức:
Dành cho địa phương
(Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên địa phương)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên điịa phương nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của gia đình và địa phương.
II/ Phương pháp:
- Thảo luận nhóm; 
III.Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
IV/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên 
1-Kiểm tra bài cũ: 
2-Bài mới:(25')
2.1-Giới thiệu bài: (2phút) GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: (10phút) Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
*Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
*Cách tiến hành:
- Một số HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên mà mình biết của địa phương.
 (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận .
2.3-Hoạt động 2: (10phút)
*Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa phương.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu :
+ Nêu những việc làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của địa phương em sinh sống?
-Mời một số nhóm HS trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận: Con người cần biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
 Hoạt động của học 

File đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 34CKT TR 2011,.doc
Giáo án liên quan