Giáo án lớp 5 - Tuần 34

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê - mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

- 1 số HS phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4)

- HS có ý thức quan tâm giúp đỡ người khác, chăm chỉ học hành.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh tập đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KIỂM TRA (5’)

- Gọi 2-3 HS đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B. BÀI MỚI:

1.Giới thiệu bài (1’): dùng tranh tập đọc.

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cần) câu hỏi tìm hiểu bài.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, kết luận.
c. Luyện đọc diễn cảm (10’)
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Chọn đọc diễn cảm một đoạn-> GV đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm “ Pô- pốp bảo tôi: … những đứa trẻ lớn hơn”. Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đưa ra tiêu chí đánh giá.
- Nhận xét, ghi điểm từng HS.
- HS đọc.
- HS đọc bài theo đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu trong SGK.
- 1 HS điều khiển HS cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- HS nêu, 
- HS viết vở.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc cho nhau nghe.
- HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất theo tiêu chí GV đưa ra.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Qua bài đọc này em nhận thấy tình cảm mà người lớn dành cho các em như thế nào?
- Em sẽ làm gì để đáp lại tình cảm tốt đẹp đó? 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________
TIẾT 4 : KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Có ý thức bảo vệ môi trường không khí, nước .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA (3’)
- Nêu nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng thu hẹp và suy thoái?
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1. Quan sát và thảo luận (20’)
* MT: HS biết một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm 
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước ?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
- Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGKbị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước?
- GV hướng dẫn rút ra kết luận.
3. HĐ2. Thảo luận (10’)
*MT: Giúp HS liên hệ thực tế về những tác hại của việc ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. 
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường không khí và nước?
- GV đưa ra kết luận về tác hại của những việc làm trên. 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
- Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi. 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung
- HS nêu
- HS thảo luận liên hệ những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước và hậu quả của những việc làm đó.
4. Củng cố, dặn dò (3’): 
- Liên hệ bản thân.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 8 tháng 5 năm 2014
SÁNG: TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính các biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Hoàn thành tối thiểu bài 1, bài 2, bài 3.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA (3’): HS chữa lại bài tập 3 tiết trước.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Luyện tập. (31’)
Bài 1. Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài.
- GV khắc sâu cách tính giá trị của biểu thức. 
*Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức.
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân và chữa bài. 
*Củng cố rèn kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3. Gọi HS đọc bài.
- Muốn tính diện tích hình thang cần biết gì?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân và khắc sâu cách tính.
 *Củng cố về diện tích hình thang.
Bài 4. Cho HS đọc bài. 
- Bài thuộc dạng toán gì?
- Muốn tìm thời gian 2 ô tô đuổi kịp nhau ta cần tìm gì?
- Nêu các bước giải bài toán?
- GV chữa bài.
 *Rèn kỹ năng giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
Bài 5. Cho HS làm và giải thích.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài. 1 HS chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm bài rồi chữa bài, nêu cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc( làm theo năng lực).
- > tìm tòi cách giải bài toán và báo cáo kết quả.
- >làm bài cá nhân, 1 HS chữa bài trên bảng lớp.
- HS làm bài ( làm theo năng lực) và giải thích cách làm.
3. Củng cố, dặn dò (3’): 
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức trọng tâm đã học trong HKII .
- Rèn kĩ năng trình bày, làm việc với bản đồ.
- Có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ tự nhiên các châu lục, bản đồ Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5’) Nêu vị trí, thiên nhiên châu Á, châu Âu, châu Phi.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. ( 20’)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nêu vị trí, hình dạng, diện tích của nước ta.
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+ Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở khu vực Đông Nam Á? Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân?
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Người dân châu Âu có đặc điểm gì? Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu.
+ Dân cư của châu Phi có đặc điểm gì?
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ.
+ Dân cư châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?
+ Em biết gì về đất nước Hoa Kì?
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. (10’)
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Sau mỗi câu trả lời, GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
 - GV kết luận.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời từng câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày 
( Kết hợp chỉ bản đồ). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò: ( 4’)
- Hệ thống kiến thức.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công, hạn chế trong bài viết của mình phấn đấu học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài HS đã chấm điểm, tổng hợp lỗi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA (3’) : - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? Khi tả cảnh cần chú ý gì?
B.BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài (1’)
2. Nhận xét chung kết quả bài viết của cả lớp. ( 8’)
- GV gọi HS đọc 4 đề bài và xác định trọng tâm của từng đề.
- Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
a.ưu điểm về:
+ Xác định đề:
+ Bố cục:
 GV nêu một vài ví dụ cụ thể, tên 1 số HS.
b.Những thiếu sót, hạn chế:
c.Thông báo điểm số cụ thể:
3. Hướng dẫn HS chữa bài: ( 22’)
- GV trả bài cho từng HS.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các lỗi cần sửa.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- GV nhận xét chữa lại cho đúng. 
b. Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình.
c.Hướng dẫn HS tự sửa lỗi trong bài:
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
d.Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV đọc những đoạn văn hay có ý riêng sáng tạo.
e.HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- GV chấm điểm của 1 số đoạn viết hay.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đề.
- HS lắng nghe.
-1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- Cả lớp chữa vào nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên lớp.
- HS xem lại bài viết tự đánh giá ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.
- HS viết lại các lỗi và sửa lại các lỗi, phát hiện thêm lỗi trong bài làm.
- HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay trong từng đoạn.
- Mỗi HS chọn viết 1 đoạn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối đọc đoạn vừa viết.
4. Nhận xét, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
__________________________________
TIẾT 4: KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Lắp được một mô hình tự chọn.
- Với HS khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
- Yêu thích sản phẩm của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. KIỂM TRA. (2’)
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài. (1’)
2. Thực hành: HS thực hành lắp ghép mô hình tự chọn. ( 28’)
- GV cho HS tự thành lập theo nhóm như đã thực hiện ở tiết trước và thực hành lắp ghép.
- GV bao quát lớp.
3. Nhận xét, dặn dò. (4’)
- Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của HS. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự nhận nhóm, thực hành lắp ghép.
CHIỀU: TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CHĂM SÓC CÂY Ở VƯỜN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được lợi ích của việc chăm sóc cây ở vườn trường.
- Biết cách chăm sóc cây ở vườn trường, gia đình, xung quanh mình và nơi công cộng.
- HS có ý thức giữ gìn , bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường .
II.ĐỒ DÙNG: xô, kéo, thau
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra : ( 2’): dụng cụ của học sinh
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học
b. Hoạt động 1: (5’): Tìm hiểu về ích lợi của việc chăm sóc cây ở vườn trường.
+ Kể tên một số việc làm thể hiện việc chăm sóc cây 
+Vậy chăm sóc cây có tác dụng gì? 
- GV nhận xét, chốt ý.
c. Hoạt động 2: Thực hành: (30’)
- GV chia nhóm, giao việc cho từng nhóm
- Tổ chức cho học sinh làm
- GV quan sát, hướng dẫn
- Nghiệm thu công việc
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS
- Nhặt cỏ, tưới nước, bắt sâu, tỉa lá
- Cây phát triển tốt tạo môi trường xanh, sạch, đẹp
- Làm cho MT xanh, sạch ,đẹp.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- HS làm việc
3. Nhận xét, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chăm sóc và bảo vệ cây ở trường, ở nhà và nơi công cộng.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
 _________

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc
Giáo án liên quan