Giáo án lớp 5 - Tuần 30, thứ ba

I/ Mục tiêu:

N3: - Biết trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng).

 - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.

 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.

 - Làm được các bài tập: 1,2,3.

 * HSY: Làm được bài tập 1.

N5: - Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn, biết đọc với giọng tự hào.

 - Hiểu ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt nam thể hiện vẽ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tốc Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Rèn kĩ năng đoc cho các em.

II/ Chuẩn bị:

N3: - SGK, vở bài tập.

N5: - SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 30, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
TOÁN: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000
TẬP ĐỌC: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng).
 - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
 - Làm được các bài tập: 1,2,3.
 * HSY: Làm được bài tập 1.
N5: - Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn, biết đọc với giọng tự hào.
 - Hiểu ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt nam thể hiện vẽ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tốc Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 - Rèn kĩ năng đoc cho các em.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em biết trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng).
 - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. 
 - HD bài tập 1 và gọi HS lên bảng làm bài.
HS: - Lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
 * HSY: Làm bài tập1.
GV: - Nhận xét và hướng dẫn thêm giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu bài tập 1 và HD bài tập 2 gọi HS lên bảng viết vào bảng phụ và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm, lớp làm bài tập vào vở.
GV:- HD bài tập 3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng đoạn trong bài.
GV: - Gọi HS đọc từng đoạn.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài.
HS: - Luyện diễn cảm bài văn.
 * HSKT: Luyện đọc đúng bài.
GV: Gọi các em đọc theo yêu cầu.
HS: Đọc bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Công viên đầu tiên
ĐẠO ĐỨC: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẤT NUÔI (T1)
 TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I/ Mục tiêu:
N3: - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng , vất nuôi.
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vất nuôi ở gia đình, nhà trường.
N5: - Biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
 - Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích. 
 * HSKT: Làm được bài tập 1.
 - Làm được các bài tập: 1,2(Cột1), 3 (cột1).
 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD các em xem ảnh và tìm hiểu cây trồng ,con vật nuôi.
HS:- Quan sát ảnh và tìm hiểu được câyn trồng là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. 
GV:- HD các em thảo luận nhóm: Biết nhận xét và đánh giá hành vi khi chăm sóc cây, vật nuôi.
HS:- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trình bày, nhóm khác góp ý bổ sung.
GV:- Nhận xét và rút ra lết luận.
HS:- Biết quan tâm đến việc bảo vệ cây trồng và con vật nuôi.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
 - Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích. 
HS:- Nhắc lại số thập phân.
GV:- HD bài tập làm bài 1: HS tự làm và chữa bài.
HS:- Làm bài tập 1,2:
Bài 1: - GV kẻ sẵn bảng trong SGK lên bảng của lớp rồi cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm, trả lời các câu hỏicủa phần b). Khi HS chữa bài, GV nên cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa ba đơn vị đo thể tích (m3, dm3, cm3) và quan hệ của hai đơn vị liên tiếp nhau. 
Bài 2: Chẳng hạn: 1m3= 1000dm3 ; 7,268m3=7268 dm3 ; 0,5 m3=500dm3 ; 3m32dm3=3002dm3
GV: Nhận xét và HD bài tập 3 cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài 3 theo yêu cầu bài tập.
Bài 3: a) 6m3272dm3=6,272m3; 2105dm3=2,105m3 ; 3m382dm3=3,082m3.
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai. 
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (TT).
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: LIÊN HỢP QUỐC
KHOA HỌC: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT2a. 
N5:- Biết thú là động vật đẻ con. 
II/ chuẩn bị:
N3:- Vở bài tập.
N5:- Tranh ảnh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập 2.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: N-V: Một mái nhà chung.
HS: Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - HD các em biết quan sát và nhận xét được : Thu là động vật đẻ con.
HS:- Quan sát tranh.
GV:- Gọi các em nêu nhận xét về thú.
 - Nhận xét và rút ra nôi dung cần ghi nhớ.
HS:- Nhắc lại nội dung bài học theo gợi ý.
GV:- Nghe và HD thêm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đã học.
HS: - Luyện đọc phần ghi nhớ.
GV:- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC LIÊN HỢP QUỐC
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc bài: Liên hợp quốc.
N5: - Biết chọn câu chuyện vừa học để thực hành kể.
 - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật.
 - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:- Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Cuộc chạy đua trong rừng”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc bài
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Kể : Lớp trưởng lớp tôi.
 - HD các em tập kể theo gợi ý.
HS:- Tập kể theo gợi ý ở bảng phụ.
GV:- Nghe và nhận xét tuyên dương các em và HD thêm giúp các em kể tự nhiên.
HS:- Tập tự nhiên không theo gợi ý.
GV:- Gọi các em kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi và tưởng tượng đoạn kết của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về đoạn kết câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện ( hoặc đọc lại câu chuyện) và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan