Giáo án lớp 5 tuần 3 năm 2014

I.MỤC TIÊU – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình

- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa

- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.

2. GDKNS:

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng nhóm, thẻ Đ/S

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx57 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 3 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trùng của người bố. 
3/ 5 tuần: đầu + mắt; 8 tuần: có thêm tai, tay, chân; 3 tháng: mắt, mũi, miệng, tay, chân; 9 tháng: đầy đủ các bộ phận của cơ thể người (đầu, mình, tay chân).
- HS lắng nghe
- 3-4 HS nhắc lại tên bài
- HS thảo luận nhóm đôi:
+ H.1: Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi 
+ H.2: Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi 
+ H.3: Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế 
+ H.4: Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ …
- HS trả lời: Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai thường kì. Không nên: lao động nặng, dùng chất kích thích (rượu, ma túy...)
- HS lắng nghe
- 2-3 HS nhắc lại
- HS lần lượt nêu:
+ H.5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ
+ H.6: Người phụ nữ có thai đang làm những công việc nhẹ (đang cho gà ăn); người chồng gánh nước về 
+ H.7: Chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10
- HS nêu: Gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ...Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm
- 3-4 HS nhắc lại
- HS thực hành đóng vai giải quyết tình huống
- Một số nhóm lên đóng vai
- Các nhóm khác xem, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với người phụ nữ có thai.
- HS thi đua 2 dãy, lần lượt nêu
LỊCH SỬ
Bài 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có 2 phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
- GD tích hợp: HCM (tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc)
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn Mang Cá, toà Khâm sứ(nếu có).
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
32’
1’
6’
15’
10’
3’
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS lần lượt trả lời 
Tôn Thất Thuyết đã thể hiện lòng yêu nước bằng cách nào?
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong phần lịch sử lớp 4 các em đã được biết về một kinh thành Huế uy nghiêm, tráng lệ. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng trở về với sự việc bi tráng diễn ra đêm 5-7-1885 tại kinh thành Huế. Đó là sự kiện gì? Mời các em bước vào bài học
- GV ghi tựa bài
* HĐ1: Tìm hiểu về Tôn Thất Thuyết
- GV nêu vấn đề: Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đơ hộ của thực dân Pháp, sau hiệp ước này, tình hình đất nước có những nét chính nào? Các em hãy đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
- GV hỏi thêm: Phân biệt phái chủ chiến và phái chủ hòa
+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp? 
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- GV nêu kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; nội bộ quan lại triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phái: phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hoà.
* HĐ2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
 + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
 + Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế. (Diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào? Vì sao cuộc phản công thất bại?)
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS. 
* HĐ3: Tìm hiểu phong trào Cần vương.
- GV yêu cầu HS trả lời: Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, chia sẻ với bạn trong nhóm những thông tin, hình ảnh sưu tầm được.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
- GV có thể giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi: 
+ Tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (1872- 1943) lên ngôi vua ngày 1-7-1884. Khi cuộc phản cơng ở kinh thnh Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh bỏ kinh thành, đưa nhà vua và thái hậu rời xa kinh thành, chạy về Tân Sở, lúc đó nhà vua mới 14 tuổi. Ngày 13-7- 1885, đến Tân Sở, Tôn Thất Thuyết xin vua phê chuẩn chiếu Cần vương. Vua Hàm Nghi chăm chú đọc tờ chiếu hai lần rồi mới phê chuẩn. Những ngày sống trong căn cứ kháng chiến ở Quảng Trị là những ngày thiếu thốn, gian khổ mà vua nhận được sự yêu thương che chở của nhân dân địa phương. Nhà vua cũng ứng xử rất tốt với đồng bào nên được nhân dân Mường coi là vị thánh cần bảo vệ. Vào đêm 1 - 11- 1888, dựa vào tên phản bội Trương Quang Ngọc, Pháp bắt được nhà vua, chúng tìm mọi cch mua chuộc vua nhưng không được chúng đày vua sang An- giê- ri.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng phong trào Cần vương?
 - GV kết luận: Sau cuộc phản công bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã rút về rừng để tiếp tục kháng chiến. Ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
4. Củng cố – dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
- Liên hệ GD HCM: Qua bài học, các em hãy tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Đó là những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta cần kế thừa và phát huy
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS trả lời: Tôn Thất Thuyết đã đưa ra các bản điều trần nhằm canh tân đất nước, giúp đất nước có đủ sức tự lực tự cường, chống ngoại xâm 
- HS lắng nghe 
- 3-4 HS nhắc lại tên bài
- HS nghe GV nêu để xác định vấn đề, sau đó tự đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi.
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phái:
•	 Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp.
•	 Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi và lập các đội nghiã binh luyện tập sẵn sàng đánh Pháp.
+ Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp. 
- HS thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.
+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. 
+ Đêm mồng 5-7-1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng thần công, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp. Bị bất ngờ quân Pháp bối rối, nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít…
Từ đó phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.
- 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. Sau mỗi lần báo cáo, cả lớp bổ sung ý kiến.
- HS: Sau cuộc phản công bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
- HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- 3 HS lần lượt trình bày kết quả trước lớp (mỗi HS chỉ nêu 1 vấn đề), cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- 2 HS trả lời
 + Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình-Thanh Hoá)
 + Phan Đình Phùng (Hương Khê- Hà Tĩnh)
+ Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy-Hưng Yên
- HS đọc lại
- HS lắng nghe và ghi nhớ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục đích yêu cầu:
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam (BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với từ có tiếng đồng vừa tìm được.
- GD tích hợp: HCM
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ, bảng nhóm, thẻ chữ cho BT1 
- VBT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
33’
1’
32’
8’
10’
14’
3’
1. Khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3-4 HS đọc lại bài văn có sử dụng từ đồng nghĩa 
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết LTVC hôm nay chúng ta sẽ được mở rộng vốn từ ngữ về Nhân dân, đặc biệt là từ đồng bào; biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam cũng như sử dụng từ có tiếng đồng để đặt câu.
- GV ghi tựa bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1. 
- GV giải nghĩa từ tiểu thương: người buôn bán nhỏ
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi (3’) làm vào VBT
- Tổ chức cho HS sửa bài dưới hình thức thi Tiếp sức. Gồm 2 đội. Mỗi đội lần lượt chọn thẻ chữ ghi nghề nghiệp cụ thể dán vào cột tên gọi chung cho phù hợp
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
- GV hướng dẫn cho HS: Có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung của thành ngữ, tục ngữ.
- GV làm mẫu 1 câu: Chịu thương chịu khó nói lên phẩm chất của người VN cần cù, chăm chỉ, chịu được gian khổ, khó khăn
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 (4’):
+ Nhóm 1,2,3,4: Giải thích câu Dám nghĩ dám làm, Muôn người như một
+ Nhóm 5,6,7,8,9: Giải nghĩa câu Trọng nghĩa khinh tài, Uống nước nhớ nguồn
- Cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
- Liên hệ GD HCM: Các em phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Đặc biệt là các chiến sĩ đã hy sinh để chúng ta có được ngày hôm nay.
- Cho HS đọc lại và thi đọc thuộc lòng 

File đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 3.docx
Giáo án liên quan