Giáo án lớp 5 tuần 3 năm 2013

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:- Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng.

 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

 Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng.

II. Đồ dùng dạy – học :

 + GV : Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.

 + HS : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Ổn định : Ht

2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 3 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó một tên đơn vị. 
	- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. 
	2. Kĩ năng:	Rèn cho học sinh tính nhanh chính xác các bài tập cộng trừ 2 phân số, tìm thành phần chưa biết, tìm 1 số biết giá trị 1 phân số của số đó. 
	3. Thái độ:	Giáo dục học sinh say mê môn học. Vận dụng điều đã học vào thực tế để tính toán. 
II. Đồ dùng dạy – học :
 + GV: Phấn màu, bảng phu.
 + HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS làm bài tập.
- GV nhận xét , ghi điểm.
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : - Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về cách đổi hỗn số, ôn tập về phép cộng, trừ 2 phân số đồng thời giải BT về tìm 1 số biết giá trị 1 phân số của số đó qua tiết luyện tập chung.
	B. Luyện tập : 
* Hoạt động 1: Thực hành.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại
* Bài 1 :
HS đọc đề.
Làm bài, sửa bài.
* Bài 2 :
HS làm bài.Sửa bài.
* Bài 3 : 
- HS đọc đề .
- Tính nhẩm ở giấy nháp rồi trả lời miệng. 
* Bài 4 :
- HS tự làm rồi chữa bài theo mẫu. 
* Bài 5 :
- Cho HS nêu đề toán rồi tự giải và chữa bài. 
1/ 
a) = = 
b) = = 
c) = = = 
2/ 
a) = = 
b) = = 
c) = = = 
3/ 
C. 
4/
9m 5dm = 9m + m = 9m 
7m 3dm = 7m + m = 7m
8dm 9cm = 8dm + dm = 8dm
12cm 5mm = 12cm + cm = 12cm
5/ Bài giải 
 quãng đường AB dài là : 
12 : 3 = 4 (km)
Quãng đường AB dài là :
4 ´ 10 = 40 (km)
Đáp số : 40 (km)
* Hoạt động 2: Củng cố 
- Thi đua “Ai nhanh nhất” 
- HS còn lại giải vào vở nháp. 
- GV nhận xét – tuyên dương. 
4. Củng cố :
- HS nhắc cộng trừ hai phân số 
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò :
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
Kể chuyện . Tiết 3
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:Học sinh kể một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng đất nước. 
	2. Kĩ năng:	Kể rõ ràng, tự nhiên. 
	3. Thái độ:	Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương. 
II. Đồ dùng dạy – học : 
	+ GV : Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. 
	+ HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- 1, 2 HS kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân.
	- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới :
	 	A. Giới thiệu bài : - Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
	B. Kể chuyện :
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Phương pháp: Đ.thoại, kể chuyện 
- Yêu cầu HS phân tích đề 
- 1 HS đọc đề bài - cả lớp đọc thầm. 
- HS vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ quan trọng. 
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK. 
- GV chỉ trên bảng lớp nhắc HS lưu ý về 2 cách kể chuyện trong gợi ý 3. 
- Lưu ý câu chuyện HS. 
- Lần lượt HS nêu đề tài em chọn kể. 
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?).
- HS có thể viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- GV chú ý tránh sa đà vào việc hướng dẫn lập dàn ý, làm nặng nề tiết kể chuyện.
Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
- Gạch dưới: Kể một việc làm tốt, xây dựng quê hương đất nước.
- Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 Giới thiệu người có việc làm tốt : Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp ? Em suy nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ?
- Kể là câu chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm.
- Có thể kể việc làm chưa tốt của bản thân. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm thía cho mình.
- Tôi muốn kể câu chuyện về ông tôi. Ông tôi là một tổ trưởng dân phố rất tích cực. Ông đã vận động mọi người góp công, góp của sửa đường cống thoát nước của khu phố. 
 Tôi muốn kể câu chuyện về các bạn thiếu nhi xóm tôi vừa qua đã tham gia giữ vệ sinh, trồng cây làm sạch đẹp xóm làng…
v Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, kể chuyện.
	a) Kể chuyện theo cặp : 
- Từng cặp nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. 
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn. 
	b) Thi kể chuyện trước lớp : 
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
- GV chú ý mời HS ở các trình độ khác nhau thi kể, không chỉ chọn HS khá, giỏi.
- Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
(VD : Bạn suy nghĩ gì về hành động của bác hàng xóm trong câu chuyện ? Vì sao hành động của các bạn học sinh trong câu chuyện góp phần xây dựng quê hương, đất nước ?,…) 
4. Củng cố :
v Hoạt động 3: Củng cố.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề bài, bạn kể hay nhất trong tiết học.	
- Khen ngợi, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị trước để học tốt tiết kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai bằng cách đọc trước yêu cầu của tiết học. 
- Xem một số hình ảnh có kèm gợi ý trong SGK.
Lịch sử . Tiết 3
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết: - Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
	2. Kĩ năng:	Rèn kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử. 
	3. Thái độ:	Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc . 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam 
 - Phiếu học tập .
	+ HS: Sưu tầm tư liệu về bài. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
	- Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
	- GV nhận xét
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
	B. Giảng bài :
v Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta. 
- Tổ chức thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn ?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
- GV gọi 1, 2 nhóm báo cáo ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Ÿ GV nhận xét + chốt lại
- Sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) , công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nứơc ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến
* Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.
v Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
- GV tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế kết hợp chỉ trên lược đồ kinh thành Huế.
- GV tổ chức HS trả lời các câu hỏi:
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? 
+ Do ai chỉ huy?
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
Ÿ GV nhận xét + chốt. 
- Đêm ngày 5/7/1885
- Tôn Thất Thuyết 
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu. 
* Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và một số quan lại trong triều muốn chống Pháp nên cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại.
vHoạt động 3: Làm việc cả lớp
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải
+ Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì?
- HS thảo luận theo hai dãy A, B
® đại diện báo cáo
Ÿ GV nhận xét + chốt 
® Giới thiệu hình ảnh 1 số nhân vật lịch sử 
- HS cần nêu được các ý. 
® HS ghi nhớ SGK
- … quyết định đưa vua hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong xã hội phong kiến )
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và triều đình lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến .
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần Vương", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+ Trình bày những phong trào tiêu biểu
4. Củng cố :
v	Hoạt động 4 : Củng cố .
Phương pháp: Động não, vấn đáp
- Em nghĩ sao về những suy nghĩ và hành động của Tôn Thất Thuyết ?
® Nêu ý nghĩa giáo dục
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị: XH -VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 
Thứ năm, ngày 5 tháng 9 năm 2013
Tập làm văn . Tiết 5
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
( Tích hợp GDBVMT )
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:Trên cơ sở phân tích nghệ thuật quan sát, chọn học chi tiết của nhà văn Tô Hoài qua bài văn mẫu "Mưa rào", hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn ta

File đính kèm:

  • docgiaoan lop 5 tuan 3.doc
Giáo án liên quan