Giáo án lớp 5 - Tuần 3 năm 2011

I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số; và so sánh các hỗn số.

- HS vận dụng để làm tốt các BT.

- GDHS ý thưvd tích cực, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BTT; bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ: Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.

B. Luyện tập

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 3 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Toán
Luyện tập (2 tiết)
I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số; và so sánh các hỗn số.
- HS vận dụng để làm tốt các BT.
- GDHS ý thưvd tích cực, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT; bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
B. Luyện tập
Tiết 1
- HS làm các BT trong VBTT - Tr. 13 -14.
Bài 1. HS tự làm bài vào VBT; 1 HS làm bài trên bảng.
- GV gợi ý HS yếu: có thể rút gọn phần phân số của hỗ số rồi so sánh.
- HS nhận xét và giải thích cách làm.
	Củng cố so sánh các hỗn số.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của BT và làm bài vào VBT.
- 4 HS làm bài trên bảng, mỗi em làm 1ý.
- Nhận xét bài trên bảng. Gọi một số HS nêu cách làm.
	Củng cố cộngm trừ, nhân, chia hỗn số.
BàI 3. HS nêu yêu cầu của BT.
GV gợi ý HS phân tích tử số và mẫu số của phân số đó để TS và MS có những số giống nhau. (42 = 6 x 7; 14 = 2 x 7; 27 = 3 x 9)
- 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Tiết 2
- HS làm các BT trên bảng; GV qan sát, HDHS làm bài.
- Vài HS lên bảng làm bài; HS nhận xet, chữa bài.
Bài 1. Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
 x 
 x 
Bài 2. Tính
 x 
Bài 3. Quả dưa cân nặng kg, quả bí cân nặng kg. Hỏi cả hai quả cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và CB bài sau.
______________________________
Tiếng việt
Luyện đọc bài: Lòng dân
I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm cho HS.
- HS biết ngắt nghỉ đúng các dấu câu; đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
- Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: 2HS nêu nội dung của bài Lòng dân (Phần 1)
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc toàn bài, GV hỏi: Vở kịch có mấy nhân vật? (5 nhân vật)
- GV HD cách đọc. HS luyện đọc theo nhóm (5 HS đọc theo cách phân vai)
- Gọi 2 nhóm đọc theo cách phân vai. HS nhận xét, GV sửa cách đọc cho HS .
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm 3- 4 nhóm.
- HS, GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Đọc thầm trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau:
Câu1. Đoạn kịch Lòng dân có mấy nhân vật ? Đó là những ai ?
Câu 2. Câu chuyện trong đoạn kịch xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. Dì Năm làm cách nào để giấu chú cán bộ?
 a) Cho chú nấp trong buồng.
 b) Bảo chú ngồi cùng ăn cơm.
 c) Kêu chú trốn ra sau nhà.
Câu 4. Qua câu chuyện, em thấy dì Năm là người như thế nào?
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc tiếp.
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Nhân dân
I. Mục tiêu: Tìm và xếp được các từ vào nhóm từ đồng nghĩa.
- Biết tìm các thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam và đặt câu với các thành ngữ đó.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ (Hoặc ghi trên bảng lớp)các BT.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
Bài 1. Điền tiếp vào chỗ trống các từ ngữ thuộc các nhóm sau đây:
- Bộ đội: công binh,...
- Công nhân: thợ hàn,...
- Thợ thủ công: thợ gốm,...
- Trí thức: Bác sĩ,...
Bài 2. Ghi lại các thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:
 a) Chăm chỉ: b) Trung thực:
 c) Đoàn kết: c) Anh dũng:
Bài 3. Đặt hai câu, mỗi câu chứa một thành ngữ em vừa tìm được ở BT2.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và CB bài sau.
___________________________________
Tiếng Việt
Luyện viết chính tả: Nghe – viết
I. Mục tiêu: Nghe – viết đúng một đoạn trong bài Con Rồng cháu Tiên (Từ Ngày xửa ngày xưa ... lớn nhanh như thổi). Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT chính tả: Phân tích cấu tạo tiếng.
II. Chuẩn bị: Sách TV – Tập 1; bảng phụ ghi sẵn BT; vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Luyện viết chính tả
- Gv đọc mẫu đoạn viết; HS đọc thầm và nêu nội dung.
 - HD đọc thầm đoạn văn và tìm từ khó, dễ viết sai chính tả.
- HS luyện viết từ khó: ngày xửa ngày xưa, sức khoẻ, tuyệt trần, sinh nở,… và các tên riêng.
- Nhắc nhở HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Gv chấm một số bài, nhận xét và chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Hoạt động 2: làm BT chính tả
- HS làm bài tập ghi trên bảng (bảng phụ). 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.	
Bài tập. Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây: 
	Em yêu tất cả
	Sắc màu Việt Nam.
Tiếng
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Em
e
m
…………………
…………………
………………….
………………..
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- HS về viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Ôn tập về phân số, hỗn số, đổi đơn vị đo khối lượng.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong VBT – Tr. 14 – 15.
Bài 1. HS nêu yêu cầu của BT và làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm bài; HS nhận xét và nêu cách làm.
	Củng cố chuyển phân số thành hỗn phân số thập phân.
Bài 2. HS tự làm bài vào VBT. 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
	củng cố chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 3. HS nêu yêu cầu của BT; GV ghi phần HD lên bảng.
- HS tự làm bài; 3 HS lên bảng làm bài.
- Vài HS đọc bài làm; HS nhận xét bài trên bảng.
	Củng cố đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 4. GV viết mẫu lên bảng; HS tự làm bài vào vở.
1 HS lên bảng làm bài; HS nhận xét và nêu cách làm.
 a) 8m 5dm = 8m + m = 8m
 b) 4m 75cm = 4m + m = 4m
 c) 5kg 250g = 5kg + kg = 5
Bài 4. HS tự làm vào vở.
- Vài HS đọc đáp án; GV nhận xét.
 a) 475cm b) 47dm c) 4m
C. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- HS về viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày tháng năm 2011
Toán
Ôn tập về giải toán (2 tiết)
I. Mục tiêu: Củng cố giải toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu)và tỉ số cuar 2 số đó.
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
- GDHS tính cẩn thận và tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Nêu các bước giải BT Tổng (hiệu) – tỉ số
B. Ôn tập
Tiết 2
- HS làm các BT trong vở BTT – Tr. 18 ; 19; 20
Bài 1. HS đọc BT, dựa vào phần tóm tắt, làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng trình bày bài giải mỗi HS làm 1ý.
- HS nhận xét; GV chốt lời giải đúng.
	Củng cố giải toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
Bài 2. HS đọc BT và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài; HS nhận xét, chữa bài.
	Đáp số: Trứng gà: 29 quả; trứng vịt: 87 quả.
Bài 3. HS đọc BT; GV hỏi: Muốn tìm được chiều dài và chiều rộng của vườn hoa ta làm TN? (Tìm nửa chu vi)
+ Muốn tính được diện tích để làm lối đi ta làm TN? (Tìm diện tích vườn hoa)
- 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Đáp số: a) chiều dài: 48m, chiều rộng: 32m
	 b) 64m2
Tiết 2
- HS làm các BT trên bảng; GV giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Hiện nay tổng số tuổi của hai bố con là 48 tuổi. Tuổi bố gấp ba lần tuổi con. Tính tuổi của hiện nay của mỗi người?
Bài 2. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 50m. Chiều rộng bằng chiều dài.
a) Tính diện tích của mảnh đất đó.
b) Người ta sử dụng diện tích của mảnh đất để xây nhà. Hỏi phần xây nhà có diện tích bao nhiêu mét vuông?
Bài 3. Khối lớp có 135 học sinh, số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Tính số học sinh nam, học sinh nữ của khối 5.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và ônlại các dạng toán đã học CB cho tiết sau.
_________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: HS biết lập dàn ý và viết một đoạn văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
II. Chuẩn bị: Dàn bài một bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 2 HS nhắc lại dàn bài chung của văn tả cảnh.
B. Luyện tập
	Đề bài: Lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa và viết một đoạn văn miêu tả cơn mưa.
- HS tự lập dàn ý tả một cơn mưa có đủ 3phần: Mởbài, thân bài, kết bài.
- HS dựa vào dàn ý viết một đoạn văn tả cơn mưa.
- Gọi vài HS trình bài.
- GV và HS nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về viết bài văn tả cơn mưa.

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan