Giáo án lớp 5 - Tuần 28

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

 2. Kĩ năng : Kể được một số viết làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc địa phương.

 3. Thái độ : Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

 * GDBVMT : Biết một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

 - Tranh ảnh, bài báo về hoạt động của LHQ và các cơ quan LHQ ở Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+20/09/1977.
- 2 HS nhắc lại.
*************************************************************************
Tuần 30
 Bài 14 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
 ** Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 2. Kĩ năng : Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
 3. Thái độ : Biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên.
 **GDBVMT : Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích mọi người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
Tranh, thông tin trong SGK.
Bảng phụ.
Phiếu học tập.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định : Hát vui.
B. Kiểm tra : Gọi HS nhắc lại nội dung bài cũ.
 - Nhận xét, tuyên dương.
C. Dạy học bài mới :
 1. GTB : Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đã được con người khai thác và bảo vệ nhưng đã hợp lí chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 - Ghi tựa bài. 
 2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin .
 - Y/C HS đọc thông tin và xem tranh trong SGK.
 - Tổ chức cho HS trao đổi các câu hỏi :
 + Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên mà em biết ?
 + Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ?
 + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
- Đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi; nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 - Nhận xét tuyên dương HS có câu trả lời đúng.
* Y/C HS đọc ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 2 : Làm bài tập 1 SGK :
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các HS trong nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1:
 - Y/C HS thảo luận nhóm 4 . Ghi kết quả thảo luận vào giấy khồ to ( GV phát )
Từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên
Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên
Biện pháp bảo vệ.
Đất trồng
Trồng trọt các cây trái, hoa màu.
Bảo vệ không làm ô nhiễm đất, chăn bón thường xuyên.
Rừng
Nơi sinh sống của nhiều động vật, thực vật.
Không phá rừng làm nương rẫy, không chặt phá cây trong rừng, không đốt rừng.
Đất ven rừng
Trồng cây chắn gió, sóng biển.
Chóng ô nhiễm , sói mòn.
Cát
Sử dụng để xây nhà, các công trình xây dựng.
Khai thác hợp lí.
Mỏ than
Cung cấp than làm chất đốt.
Khai thác hợp lí.
Mỏ dầu
Cung cấp dầu làm chất đốt.
Khai thác hợp lí.
Gió
Điều hòa không khí.
Không làm ô nhiễm không khí.
Ánh sáng mặt trời
Chiếu sáng cho trái đất cung cấp nhiệt cho trái đất.
Bảo vệ tầng khí quyển.
Hồ nước tự nhiên
Nơi sinh sống của nhiều động , thực vật dưới nước.
Bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm ( không vứt rát vào hồ)
Thác nước
Cảnh đẹp cho con người.
Không vứt rát xuống thác.
Túi nước ngầm
Nguồn nước dự trữ cho con người.
Không làm ô nhiễm nguồn nước.
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người nên chúng ta phải bảo vệ. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng hợp lí, tiết kiệm, tránh lãng phí và chống ô nhiễm trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê.
4. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (Bài tập 3 SGK)
 - Gọi HS đọc Y/C bài tập.
 - Chia nhóm Y/C đọc nội dung bài tập thảo luận nêu ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Ý b, c là đúng ; ý a là sai.
 Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
D. Củng cố :
- Y/C HS đọc ghi nhớ SGK.
- Tìm hiểu về 1 tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của đại phương.
* GD liên hệ.
Đ. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ.
 - Chuẩn bị tiết sau thực hành làm các bài tập còn lại. 
- Hát vui.
- 2 - 3 HS nhắc.
- Nghe.
- Nhắc lại.
- Đọc thông tin và xem tranh trong SGK 
- Trao đổi theo nhóm đôi.
+ ...mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động vật quý hiếm,...
+ Không khí, năng lượng, nước uống, nước sinh hoạt, thức ăn, phát triển kinh tế,...
+ Chúng ta phải biết khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, để sử dụng được lâu dài.
- Đại diện nhóm trả lời ; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* 3- 4 HS đọc.
- Chia nhóm.
- 4 HS một nhóm cùng thảo luận.
- Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- HS đọc.
- Chia nhóm, làm việc theo nhóm.
- Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nghe.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
*************************************************************************
Tuần 31 :
 Bài 14 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định : Hát vui.
B. Kiểm tra :
 - Gọi 3 - 4 HS nhắc lại ghi nhớ tiết trước.
 - Nhận xét, tuyên dương HS.
C. Dạy học bài mới :
 1. GTB : Trong tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ thực hành việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 - Ghi tựa bài. 
2. Hoạt động 1 : Giới thiệu tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2 SGK).
 - Tổ chức cho nhiều HS giới thiệu tài nguyên thiên nhiên mà em biết .
 - GV lần lượt ghi bảng.
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - Nhận xét.
* Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phài tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK:
- HS làm việc với phiếu học tập (theo nhóm 4 HS)
Phiếu học tập
 Hãy cho biết việc làm nào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp.
Các việc làm
BVTNTN
KBVTNTN
Không khai thác nước ngầm bừa bãi.
X
Đốt rẫy làm cháy rừng.
X
Phá rừng đầu nguồn.
X
Săn bắt các loại thú quý hiếm.
X
Sử dụng tiết kiệm điện, nước, giấy viết,....
X
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia.
X
- Đại diện nhóm HS trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Con người cần biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
4. Hoạt động 3 : Làm bài tập 5 SGK :
- Đọc Y/C bài tập 5.
- Cho HS thảo luận theo Y/C bài tập.
- Đại diện HS lên trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
D. Củng cố : 
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ?
 + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ.
* Tổng kết bài : Tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta có được, đặc biệt như có ở đại phương ta, các em cần phải gương mẫu thực hiện việc bảo vệ và giúp tài nguyên thiên nhiên ở quê hương được duy trì lâu dài, giúp ích nhiều cho con người về sau.
 * GDHS : Biết quý trọng tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích mọi người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
Đ. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài sau : Thực hành cuối HKII và cuối năm.
- Hát vui.
- 2 - 3 HS nhắc.
- Nghe.
- Nhắc lại.
- HS giới thiệu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Nghe.
Làm việc với phiếu học tập.
- Đại diện nhóm HS trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nghe.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp thảo luận.
-Trình bày, nhận xét. Bổ sung.
* Nghe.
 + Không khí, năng lượng, nước uống, nước sinh hoạt, thức ăn, phát triển kinh tế,...
+ Chúng ta phải biết khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, để sử dụng được lâu dài.
- 2 HS đọc.
*************************************************************************
Tuần 32 : ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết được tấm gương đạo đức tiêu biểu của Bác Hồ
 2. Kĩ năng : Biết yêu thương Bác Hồ và học tập theo tấm gương của Bác.
 3. Thái độ : Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là cháu ngoan của bác.
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 - Ảnh Bác Hồ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định : Hát vui.
B. Kiểm tra : Gọi HS nhắc lại nội dung bài cũ.
 - Nhận xét, tuyên dương.
C. Dạy học bài mới :
 1. GTB : Tiết đạo đức hôm nay chúng ta học đạo đức địa phương cùng tìm hiểu về tấm gương đạo đức của bác qua câu chuyện “ Bác Hồ tăng gia rau cải”.
 - Ghi tựa bài. 
 2. Tìm hiểu chuyện :
 - GV đọc cho HS nghe chuyện “ Bác Hồ tăng gia rau cải”.
 3. Trao đổi về câu chuyện và nêu ý nghĩa chuyện.
D. Củng cố :
- Y/C HS nêu ý nghĩa chuyện.
- GDLH HS. 
Đ. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
 - Về nhà kể lại câu chuyện về tấm gương của Bác cho người thân nghe. 
 - Chuẩn bị tiết sau : Kể về tấm gương đạo đức của địa phương em.
- Hát vui.
- 2 - 3 HS nhắc.
- Nghe.
- Nhắc lại.
- Nghe.
- HS nêu.
*************************************************************************
 Tuần 33 : ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết được tấm gương đạo đức tiêu biểu của địa phương mình.
 2. Kĩ năng : Biết yêu quý, kính trọng những tấm gương tiêu biểu đó của ông cha ta.
 3. Thái độ : Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là người con địa phương.
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 - Ảnh của các tấm gương đạo đức tiêu biểu.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định : Hát vui.
B. Kiểm tra : Gọi HS kể lại tấm gương đạo đức của Bác.
 - Nhận xét, tuyên dương.
C. Dạy học bài mới :
 1. GTB : Tiết đạo đức hôm nay chúng ta học đạo đức địa phương cùng tìm hiểu về tấm gương đạo đức tiêu biểu của địa phương ta.
 - Ghi tựa bài. 
 2. Tìm hiểu tấm gương đạo đức địa phương :
 - Cho HS tự giới tiệu về tấm gương đạo đức địa phương mà em đã sưu tầm được. ( trong ấp, xã, huyện, tỉnh )
 3. Trao đổi về tấm gương đạo đức tiêu biểu :
D. Củng cố :
- Y/C HS nêu 1 vài tấm gương tiêu biểu nhất và gần gủi với các em.
- GDLH HS. 
Đ. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
 - Về nhà kể lại những tấm gương tiêu biểu của địa phương cho người thân nghe. 
 - Chuẩn bị tiết sau : Kể về tấm gương đạo đức trường , lớp.
- Hát vui.

File đính kèm:

  • docgiao an 5(2).doc
Giáo án liên quan