Giáo án lớp 5 - Tuần 27 năm 2012
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cách tính vận tốc.
- HS vận dụng quy tắc, công thức để làm các bài tập về vận tốc.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
B. Luyện tập
h. - HS khác nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Kết quả: 4,2km/giờ; 820km/giờ; 24,6km/giờ. Bài 3: HS đọc BT và làm vào vở. HS làm trên bảng. - GV gợi ý cho HS yếu: Muốn tình vận tốc của vận động viên đó với đơn vị đo là m/giây ta làm thế nào? (đổi 4 phút = 240giây, sau đó vận dụng công thức để làm.) - HS nhận xét bài trên bảng và đổi vở cho nhau kiểm tra. Đáp số: 6,25m/giây Bài 4 (HS khá, giỏi): HS đọc bài tập. Gọi 1 HS khá nêu cách làm bài và làm trên bảng. - Tìm thời gian ô tô đi từ đến B kể thời gian nghỉ; Tìm thời gian ô tô đi từ A đến B không kể thời gian nghỉ, sau đó tính vận tốc của ô tô. - HS làm bài vào vở. HS nhận xét bài trên bảng. Đáp số: 40km/giờ Tiết 2 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Gv ghi BT lên bảng HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở. - GV quan sát giúp đỡ HS làm bài. Bài 1. Một xe máy đi trong 2 giờ 30 phút được 90km. Tính vận tốc của xe máy. Bài 2. Quãng đường AB dài 50,5km. Trên đường đi từ A đến B, một người đi xe đạp10km rồi tiếp tục đi ô tô đi ô tô 45 phút nữa thì đến B. Tính vận tốc của ô tô. Bài 3. Một người đi xe đạp từ 7 giờ 50 phút đến 9 giờ 8 phút được quãng đường dài 15,6km. Tính vận tốc của người đi xe đạp đó. a) Với đơn vị đo là km/giờ b) Với đơn vị đo là m/phút 2. Hoạt động 2: Chữa bài Bài 1: Gợi ý HS yếu đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ và vận dụng công thức để làm bài. Bài 2 Gv hỏi: Muốn tính được vận tốc của ô tô ta làm thế nào? (Tìm quãng đường ô tô đi được, đổi 45 phút = 0,75 giờ sau đó tính vận tốc của ô tô). - 1 HS khá lên bảng làm bài. Gv nhận xét, chữa bài. Bài 3: Gợi ý HS yếu tìm thời gian người đi xe đạp đi hết quãng đường 15,6km. + ýb phải đổi 15,6km = 15600m; 1gờ = 60 phút C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Về ôn bài chuẩn bị KT giữa HKII. Tiếng việt Luyện đọc bài Tranh làng Hồ I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm bài văn. - Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi. II. Chuẩn bị: Sách Tiếng việt- Tập 2, Vở TV buổi chiều. III. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm - 1 HS khá đọc bài văn, GV hướng dẫn cách đọc: + Toàn bài đọc giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hònh, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi, có duyên, tưng bừng, tinh tế, thiết tha, thâm thuý, sống động,... - HS luyện đọc theo cặp; GV quan sát hướng dẫn HS yếu cách đọc. - Gọi vài HS thi đọc diễn cảm bài văn. - GV và cả lớp nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc thầm trả lời câu hỏi - HS đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi sau: + Về nội dung, tranh làng Hồ có gì đặc biệt? + Về chất liệu màu, tranh lang Hồ có gì đặc biệt? + Hãy kể tên hai bức tranh làng Hồ mà em biết. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Về đọc lại bài văn. Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012 Tiếng việt Luyện tập mở rộng vốn từ: Truyền thống I. Mục tiêu: Củng cố, mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn - HS vận dụng để tìm các câu ca dao, tục ngữ nói vềnhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Giáo dục HS cần phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. II. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt động1: Làm việc cá nhân - GV ghi các bài tập lên bảng. HS làm vào vở. - GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. Bài 1. Những câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện những truyền thống mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy? a) ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. b) Ăn no rồi lại nằm khoèo Hễ giục chống trèo, bế bụng đi xem. c) Lá lành đùm lá rách. d) Ghét người yêu của. e) Cái nết đánh chết cái đẹp. Bài 2.Tìm các câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ nói đến một truyền thồng tốt đẹp của dân tộc ta. VD: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. 2. Hoạt động 2: Chữa bài - Bài 1: Gọi HS trả lời; HS khác nhận xét. GV chốt lại đáp án đúng. - Bài 2: HS yếu chỉ yêu cầu các em tìm 2- 3 câu. + 2 HS khá lên bảng thi tìm. Gv và cả lớp nhận xét và có thể nêu thêm những câu khác + GV có thể giải thích một số câu tục ngữ hoặc ca dao mà HS đã tìm. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài và tìm thêm các câu khác. ________________________________ Tiếng việt Ôn tập về tả đồ vật I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố kĩ năng viết một bài văn tả đồ vật. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạy câu và viết một bài văn hoàn chỉnh. - GD ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ vật. II. Các hoạt động dạy - học Đề bài: Tả cái cặp sách của em 1.Tìm hiểu đề - 2 HS đọc đề bài, Gv hỏi: đề bài yêu cầu gì? - GV gạch chân các từ: tả, cặp sách. - Gọi 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật. 2. Lập dàn ý - HS tự lập dàn ý vào vở nháp. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi 2 HS đọc dàn ý. GV nhận xét bổ sung. Dàn ý * Mở bài: Giớ thiệu cái cặp sách của em. (em có cài cặp sách khi nào? Ai mua cho hoặc ai tặng?) * Thân bài: - Tả bao quát: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu. - Tả các bộ phận cụ thể: Tả từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. + Quai xách (dài hay ngắn, dày hay mỏng?) +Nắp đậy: có mấy khoá, khóa làm bằng gì, ... + Bên trong có mấy ngăn? Rộng hay hẹp? Từng ngăn đựng những gì? - Nêu công dụng của cặp. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cái cặp. 3. HS viết bài - HS dựa vào dàn ý viết bài vào vở, GV quan sát giúp đỡ HS làm bài. - Gọi 2 HS khá đọc bài làm. GV nhận xét, sửa bài cho HS. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về viết tiếp bài (Nếu chưa làm xong) __________________________________ Toán Luyện tập về quãng đường I. Mục tiêu: Củng cố cách tính quãng đường. - HS biết vận dụng công thức để làm các bài tập. - GDHS tính cẩn thận tự giác làm bài, II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2 III. Các hoạt động dạy - học A. Bài cũ: Nêu công thức tính vận tốc. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr 63;64. - GV quan sát hướng dẫn HS yếu làm bài. Bài 1: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS làm trên bảng. - HS nhận xét bài trên bảng và đổi vở cho nhau kiểm tra. Đáp số: 139,5km Bài 2: HS đọc bài tập. GV gợi ý HS yếu đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ và vận dụng công thức để làm. (Hoặc hướng dẫn HS đổi 1 giờ 45 phút = giờ) Đáp số: 63km Bài 3: Hướng dẫn HS cách làm tương tự bài 2. - 1 HS lên bảng làm bài. HS khác làm vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng và chữa. Đáp số: 1800km Bài 4: 1 HS đọc BT, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở. - Gọi 1 HS khá lên bảng làm. - Gv hỏi để gợi ý HS yếu cách làm: Muốn tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào? (Tìm thời gian ô tô đi hết quãng đường không kể thời gian nghỉ) Bài giải Thời gian ô tô đi hết quãng đường không kể thời gian nghỉ là: 17 giờ - 6 giờ 30 phút - 45 phút = 9 giờ 45 phút Đổi 9 giờ 45 phút = 9,75 giờ Quãng đường ô tô đi được là: 9,75 giờ x 42 = 409,5km Đáp số: 409,5km C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài. Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012 Toán Luyện tập về thời gian I. Mục tiêu: Củng cố cách tính thời gian. - HS biết vận dụng công thức dể làm các bài tập. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2. III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu công thức tính thời gian. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr 67;68 - GV quan sát hướngdẫn HS làm bài. Bài 1: HS vận dụng công thức tính toán và điền KQ vào bảng. - Gọi 1 HS đọc kết quả,êHS khác nhận xét. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. Kết quả: 2,75 giờ; 2,5giờ; 3,75 giờ; 2,5 giờ. Bài 2: HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng. - HS nhận xét và nêu cách làm. Đáp số: 22,5 phút. Bài 3: HS đọc BT và nêu cách làm. - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét bài trên bảng. Cách làm: + Tính quãng đường từ quê ra thành phố: 40 x 3 = 120 (km) + Thời gian bác Ba đi bằng ô tô: 120 : 50 = 2,4 (giờ) Bài 4: HS đọc BT và làm vào vở. - GV gợi ý HS yếu cách làm: Tính vận của người đi xe đạp đi quãng đường18,3km trong 1,5 giờ, sau đó tìm thời gian người đó đi quãng đường 30,5km. - 1 HS khá lên bảng làm. HS nhận xét bài trên bảng. Đáp số: 2,5giờ C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và làm tiếp bài (nếu chưa làm xong) Tiếng việt Luyện tập liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối I. Mục tiêu: Củng cố cách liên kết câu bằng từ ngữ nối. - Biết tìm các từ ngữ nối có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các TN nối để liên kết câu. II. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân - GV ghi BT lên bảng. HS làm bài vào vở. - Gv quan sát giúp đỡ HS làm bài. Bài 1. Đọc câu chuyện sau, chọn và ghi lại các từ ngữ kết nối các câu: Hai anh em mắc bệnh nói khoác lâu ngày mới gặp nhau. Họ nói đủ thứ chuyện. Cuối cùng, họ quay về đề tài sự biến đổi khí hậu trên thế giớ. Một anh kể: "ở chỗ mình, khí hậu thay đổi nhanh cực kì. Mới sáng ra còn phải cởi trần trùng trục vì nóng. Thế mà tối đến trước khi ra phố phải mất hàng tiếng đồng hồ mặc quần mới đủ ấm." Anh kia cũng chẳng vừa: "Tớ vừa đưa một đứa bạn thân vào bệnh viện. Anh này chơi trò ném tuyết với vợ. Cục tuyết vợ vừa ném sang chỗ anh ấy, gặp khi đột ngột thay đổi thời tiết, liền biến thành nước sôi sùng sục làm bỏng cả một bên má! Thậm chí con chó đứng gần đấy bị nước bắn vào cũng trụi lông luôn!" Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bạn HS trong lớp em, trong đó có sử dụngtừ ngữ nối để liên kết câu. 2. Hoạt động 2: Chữa bài - Bài 1: Gọi một HS đọc bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung. VD: Hai anh em- họ,... - Bài 2: HS yếu chỉ yêu cầu các em viết 2- 3 câu. + Gọi 2 HS khá đọc bài làm, GV nhận xét sửa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài. Ngày tháng năm 2012 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt) Toán Luyện tập về vận tốc, quãng đường, thời gian I. Mục tiêu: Củng cố cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - HS vận dụng công thức để làm các bài tập. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. B. Luyện tập 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV ghi các
File đính kèm:
- Tuan 27.doc