Giáo án lớp 5 - Tuần 27

I/ Mục tiêu

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- HS làm được các BT 1, 2, 3.

II/ Phương tiện và phương pháp dạy học

 - Phương tiện: Bảng nhóm.

- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.

III/ Tiến trình dạy học

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6089 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV cho HS làm bài: gạch dưới trong VBT các tên riêng vừa tìm được; giải thích cách viết các tên riêng đó.
- GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- GV mời 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
C. Kết luận
- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Về chữa lỗi chính tả và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
- Hát.
- 1 - 2 HS nhắc quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. 
- Nghe.
- HS đọc thuộc lũng 4 khổ thơ.
- HS nhẩm lại bài.
- HS viết nháp: bạc đầu, thuyền, lấp loá,…
+ Bài thơ gồm 6 khổ thơ.
+ Tình bày các dòng thơ thẳng hàng với nhau. 
+ Viết hoa những chữ cái đầu dòng.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi.
Lời giải
Tên riêng
Giải thích cách viết
-Tên người: Cri-xtô-phô-rô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Et-mâm Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay.
-Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
 Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, Ân Độ, Pháp.
Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
Tiết 3. Ôn 
ÔN TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG 
I/ Mục tiêu
- Củng cố về cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
8’
8’
8’
8’
1’
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài toán ôn tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết toán ôn hôm nay các em cùng làm các BT củng cố về cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
2. Kết nối - Thực hành
Bài 1.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 2 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS đổi đơn vị đo thời gian về cùng 1 đơn vị đo.
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
Bài 3.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo thời gian về cùng 1 đơn vị đo.
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
Bài 4.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS thời gian ô tô đi trên đường
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- Chữa bài theo y/c.
- Nghe.
- 2 HS đọc to trước lớp.
+ Ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc 46,5 km/giờ.
+ Tính độ dài quãng đường ô tô đã đi?
- Làm bài và chữa bài theo y/c.
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được là:
46,5 x 3 = 139,5 (km)
 Đáp số: 139,5 km
- 2 HS đọc to trước lớp.
+ Người đi xe máy với vận tốc 36 km/giờ trong 1 giờ 45 phút.
+ Tính quãng đường người đó đi được
- Làm bài và chữa bài theo y/c.
Bài giải
1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Quãng đường người đi xe máy đi là:
36 x 1,75 = 63 (km)
 Đáp số: 63 km
- 1 HS đọc to trước lớp.
+ Vận tốc của máy bay là 800km, thời gian 2giờ 15 phút.
+Tính quãng đường máy bay bayđược
- Làm bài và chữa bài theo y/c.
Bài giải
Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường máy bay bay được là:
800 x 2,25 = 1800 (km)
 Đáp số: 1800 km
- 2 HS đọc to trước lớp.
- HS nêu và tự tóm tắt, giải bài toán theo y/c.
Bài giải
Thời gian ô tô đi trên đường không kể thời gian nghỉ là:
17giờ-6giờ30phút–45phút =9,75 giờ
Quãng đường ô tô đi được là:
42 x 9,75 = 409,5 (km)
 Đáp số: 409,5 km
Ngày soạn: 10/3
Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2014
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP 
I / Mục tiêu 	
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- HS làm được BT1, BT 2. 
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
15'
15'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính quãng đường.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các BT toán luyện tập về tính quãng đường.
2. Kết nối - Thực hành
Bài tập 1. Viết số thích hợp vào ô trống.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào bảng nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở. 
- 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Dán bài lên bảng, cả lớp nhận xét.
- Cả lớp và GV nhận xét.
C. Kết luận
- HS nêu lại ND bài.
- Nhận xét giờ học, dặn CB bài học sau.
- Hát.
-1 - 2 HS nêu 
- Nghe.
- Tính độ dài quãng đường với đơn vị là km: 
- Mời 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 ý.
V
32,5km/gi
210m/ph
36km/giờ
t
 4giờ
 7 phút
 40phút
S
 130km
 1,470km
 24km
- 1 HS nêu y/c của BT.
Bài giải
Thời gian đi của ô tô là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
 46 4,75 = 218,5(km)
 Đáp số: 218,5km.
Tiết 2. Tập đọc
ĐẤT NƯỚC
I/ Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Tranh minh hoạ nội dung bài. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
11’
10’
10’
2’
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc bài Tranh làng Hồ và nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh?
GT:Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về cảm xúc này của tác giả.
2. Kết nối
a) Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ khó. 
- Cho HS đọc đoạn theo cặp.
- Tổ chức cho đại diện các cặp thi đọc.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+ Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong nhưngc khổ thơ nào?
- Cho HS đọc khổ thơ 3:
+ Nêu 1 hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?
- Cho HS đọc 2 khổ thơ cuối:
+ Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống của bất khuất của dân tộc khổ thơ thứ tư và năm?
- GV tiểu kết nội dung bài, HS nêu lại ND bài.
+ Để đất nước tự do và tươi đẹp chúng ta cần làm gì?
3. Thực hành 
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét.
C. Kết luận
- Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét giờ học. 
.- Hát.
- 3 HS đọc và nêu nội dung.
- Nghe.
- 1 HS đọc bài thơ. CL theo dõi SGK.
+ Lần 1: kết hợp luyện phát âm.
+ Lần 2: kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Đọc đoạn theo cặp.
- 5 HS thi đọc.
- 1 – 2 HS đọc toàn bài.
+ Đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới ; buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm…
+ Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới ; trời thu thay áo…
+ Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua các từ ngữ được lặp lại: đây, của chúng ta…
ND: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. 
+ Để đất nước tự do và tươi đẹp chúng ta cần bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, tích cực xây dựng và tôn tạo...
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- 4-5 HS thi đọc.
Ngày soạn: 11/3
Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014
Tiết 1. Toán
THỜI GIAN
I/ Mục tiêu 
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Làm các bài tập: BT1(cột 1, 2); BT2. 
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
15'
15'
 2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách tính vận tốc, quãng đường của một chuyển động đều?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm hiểu cách tính thời gian của một chuyển động đều.
2. Kết nối
a) Bài toán 1
- GV dán bảng phụ ghi bài toán 1 và nêu 
- Phân tích hướng dẫn HS làm bài.
+ Muốn biết thời gian ô tô đi quãng đường đó là bao lâu ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm vào nháp, 1 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét và chữa bài.
- Cho HS nêu lại cách tính.
+ Muốn tính thời gian ta phải làm thế nào?
+ Nêu công thức tính thời gian ?
b) Ví dụ 2
- GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. Lưu ý HS đổi thời gian ra giờ và phút.
- Cho HS thực hiện vào giấy nháp.
- Mời một HS lên bảng thực hiện. 
- Cho HS nhắc lại cách tính thời gian.
3. Thực hành 
Bài 1(cột1,2):Viết số thích hợp vào ô trống
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho 1HS làm bảng phụ, dưới lớp làm bài vào vở.
- Dán bảng phụ lên bảng, cả lớp nhận xét và chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Cho HS đổi vở, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
C. Kết luận
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
- Hát.
- 1 - 2 HS nêu.
- Nghe.
- Ta thực hiện phộp tính: quãng đường chia cho vận tốc (170 : 42,5)
- HS giải: 
Bài giải
Thời gian ô tô đi là:
170 : 42,5 = 4(giờ)
 Đáp số: 4giờ.
+ Ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
+ Công thức tổng quát: 
t = S : V
- HS thực hiện: 
Bài giải
 Thời gian đi của ca nô là:

File đính kèm:

  • docTUAN 27.doc