Giáo án lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Diễn
A. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Tính toán cẩn thận, chính xác- Yêu thích toán học
B. Chuẩn bị:
C. Các hoạt động dạy học:
i thử. - HS chơi thử. - Rút kinh nghiệm, bổ sung, uốn nắn. - Tổ chức cho HS chơi tập thể. - HS chơi tập. Cử 1 người làm quản trò. - GV bao quát, giúp đỡ những nhóm chưa thành thạo. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại tên trò chơi. - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS có thể về nhà chơi theo nhóm xóm. TIẾT 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG. I. Mục tiêu - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc. - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt)làm được các bài tập 1, 2, 3. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3. Từ điển TV III. Các hoạt động dạy-học: GV HS 1. KT Bài cũ: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. Giáo viên kiểm tra 2 – 3 học sinh đọc lại BT3. Vết 2 – 3 câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa sông”. Trong đó có sử dụng phép thế. 2. Giới thiệu bài mới : Mở rộng vốn từ – truyền thống. v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên nhắc nhở học sinh đọc kĩ đề bài để tìm đúng nghĩa của từ truyền thống. - Giáo viên nhận xét và gải thích thêm cho học sinh hiểu ở đáp án (a) và (b) chưa nêu được đúng nghĩa của từ truyền thống. Truyền thống là từ ghép Hán – Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau, tiếng truyền có nghĩa là trao lại để lại cho người đời sau. Tiếng thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt. Bài 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Giáo viên phát giấy cho các nhóm trao đổi làm bài. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên nhắc học sinh đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh những từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gọi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng . 3. Củng cố. Hãy nêu các từ ngữ thuộc chủ đề “truyền thống”. Giáo viên nhận xét + tuyên dương. 4. Dặn dò: Chuẩn bị: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”. Học sinh đọc đoạn văn và chỉ rõ phép thế đã được sử dụng. Bài 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống? - 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. - Học sinh trao đổi theo cặp và thực hiện theo yêu cầu đề bài. Học sinh phát biểu ý kiến. VD: Đáp án (c) là đúng. c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cả lớp nhận xét. Bài 2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo. Học sinh làm bài theo nhóm, các em có thể sử dụng từ điển TV để tìm hiểu nghĩa của từ. Nhóm nào làm xong dán kết quả làm bài lên bảng lớp. Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. Bài 3. Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gọi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc. -1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp đọc thầm the, suy nghĩ cá nhân dùng bút chì gạch dưới các từ ngữ chỉ người, vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc. Học sinh phát biểu ý kiến. - Học sinh sửa bài theo lời giải đúng. Thứ tư, ngày 05 tháng 03năm 2014 TIẾT 1: TOÁN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Biết nhân và chia số đo thời gian - Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan. - Tính toán cẩn thận, chính xác- Yêu thích toán học B. Chuẩn bị: C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định lớp: - Hát II. Bài cũ: - GV gọi 2 HS chữa bài 2,3 trong VBT III/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập 2. Thực hành - Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài + 4 HS làm bảng, HS ở lớp làm vở * HS TB- Yếu làm 1c,d * HSKG làm cả bài + HS nhận xét + Yêu cầu từng HS nêu cách làm. * GV nhận xét đánh giá Hỏi : Bài tập 1 đã củng cố cho ta kiến thức gì? Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. + 4 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở * HS TB- Yếu làm 2 a,b * HSKG làm cả bài * GV gợi ý cho HS TB, yếu: Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi ý (a); (b); (c); (d). + HS nhận xét, chữa bài * GV đánh giá- chốt Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Thảo luận nhóm đôi tìm cách làm + HS trình bày cách làm + 2 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + HS nhận xét * GV đánh giá- chốt Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Bài toán yêu cầu gì? + 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + HS nối tiếp nhau trình bày và giải thích kết quả. + HS nhận xét * GV đánh giá: Muốn so sánh các số đo thời gian, ta phải đưa về cùng đơn vị đo để so sánh chính xác. IV. Củng cố - dặn dò: Hỏi : Bài học hôm nay giúp ta củng cố được những kiến thức gì? - Nhận xét tiết học - Bài sau: Về nhà xem lại bài. - 2 HS chữa bài - 1 HS - HS làm bài - Từng HS nêu - HS nêu - 1 HS - HS làm bài a) Thực hiện trong ngoặc đơn rồi nhân b) Thực hiện phép nhân trước phép cộng sau… - HS đổi chéo bài kiểm tra - 1 HS - HS thảo luận - HS nêu - HS làm bài - HS nhận xét bài làm trên bảng - 1 HS - Điền dấu (so sánh các số đo thời gian) - HS làm bài - HS nêu - Nghe, nhớ - 2 HS nêu TIẾT 2: TIẾNG VIỆT (ÔN): LUYỆN TẬP VỀ VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI. I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Em hãy chuyển đoạn văn sau thành một đoạn đối thoại : Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên em vào nhãn vở. Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái đã tự viết được nhãn vở. Bài tập 2 : Cho tình huống: Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa. Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: - Giang ơi! Bố mua cho con một cuốn vở mới đây này. Giang giơ hai tay cầm cuốn vở bố đưa : - Con cảm ơn bố! - Con tự viết nhãn vở hay bố viết giúp con? - Dạ! Con tự viết được bố ạ! Giang nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở. Nhìn những dòng chữ ngay ngắn Giang viết, bố khen: - Con gái bố giỏi quá! Ví dụ: Reng! Reng! Reng! - Minh: A lô! Bố đấy ạ! Dạ! Con là Minh đây bố. - Bố Minh: Minh hả con? Con có khỏe không? Mẹ và em thế nào? - Minh: Cả nhà đều khỏe bố ạ! Chúng con nhớ bố lắm! - Bố Minh : Ở nhà con nhớ nghe lời mẹ, chăm ngoan con nhé! Bố về sẽ có quà cho hai anh em con. - Minh: Dạ! Vâng ạ! - Bố Minh: Mẹ có nhà không con? Cho bố gặp mẹ một chút! - Minh: Mẹ có nhà bố ạ! Mẹ ơi! Mời mẹ lên nghe điện thoại của bố! - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC: EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 1) I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * GT : Không yêu cầu học sinh làm bài tập 4. * Lồng ghép GDKNS : - Kĩ năng xác định giá trị(nhận thức được giá trị của hoà bình, yêu hoà bình). Kĩ năng hợp tác với bạn bè. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm . Kĩ năng Tìm kiếm và xử lí thông tin về Các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Kĩ năng Trình bày những suy nghĩ /Ý tưởng về hoà bình và bảo vệ hoà bình. II. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh - Thẻ màu cho HĐ 2 III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Khởi động: HS hát bài Trái đất này là của chúng em, nhạc: Trương quang Lục, thơ Định Hải ? Bài hát nói lên điều gì? ? Để trái đất mãi mãi tươi đẹp yên bình, chúng ta cần phải làm gì? - GV giới thiệu bài-> ghi đầu bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin - Yêu cầu hS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi: Em thấy những gì trong tranh, ảnh đó? - HS đọc thông tin trang 37, 38 SGK và thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi trong SGK - Gọi đại diện nhóm trả lời KL: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học...vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ( bài tập 1 SGK) - GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1 - HS bày tỏ các ý kiến bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước - Gọi vài HS giải thích lí do tại sao em đồng ý hay không đồng ý KL: các ý kiến a,d là đúng. Các ý kiến b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình * Hoạt động 3: Làm bài tập 2 - HS làm bài tập 2 - Trao đổi với bài của bạn bên cạnh - Một số hS trình bày ý kiến trước lớp KL: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc quốc gia này với các dân tộc quốc gia khác như các hành động, việc làm b, c trong bài tập 2 * Hoạt động 4: Làm bài tập 3 SGK - HS thảo luận nhóm bài tập 3 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp KLvà khuyến khích những hoạt động tham gia bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ. * Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn HS về sưu tầm tranh ảnh, vẽ một bức tranh về các hoạt động bảo vệ hoà bình ... - Lớp hát - Trái đất này đều là của chúng ta - HS trả lời - HS quan sát tranh ảnh - HS đọc thông tin và thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - HS nghe - HS giơ thẻ - HS giải thích theo ý hiểu của mình - HS làm bài cá nhân - Trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh - HS thảo
File đính kèm:
- Tuần 26.doc