Giáo án lớp 5 - Tuần 26 năm 2012

I. Mục tiêu: Củng cố về cộng, trừ số đo thời gian.

- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện phép tính cộng, trừ số đo thời gian và chuyển đổi số đo thời gian.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian.

B. Luyện tập

1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc và làm vào vở.

- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.

Bài 1. Đặt tính rồi tính

 7 ngày 8 giờ + 3 ngày 19 giờ

 5 giờ 17 phút + 4 giờ 52 phút

 15 phút 35 giây + 45 phút 27 phút

 9 giờ 57 phút + 36 phút 12 giờ 48 phút - 8 giờ 35 phút

 17 giờ 51 giây - 15 phút 48 giây

 7 ngày 9 giờ - 5 ngày 16 giờ

 11 ngày 3 giờ - 10 ngày 9 giờ

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 26 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân số đo thời gian.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 55.
- GV quan sát nhắc HS làm bài.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở. 4 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét và nêu cách làm. Lưu ý HS yếu cách đổi đơn vị đo.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
	Củng cố cách nhân số đo thời gian.
Bài 2: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- GV hỏi HS yếu: Muốn tìm 2 tuần lễ Mai học ở lớp bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? (Tìm thời gian 1 tuần lễ Mai học ở trường sau đó nhân với 2)
- HS nhận xét bài trên bảng. GV chốt lại đáp án đúng.
	Đáp số: 33 giờ 20 phút
Bài 3: HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
Bài giải
	Một phút máy đó đóng được số hộp là: 60 : 5 = 12 (hộp)
	Thời gian để máy đó đóng được 12000 hộp là: 12000 : 12 = 1000 (phút)
	Đổi 1000 phút = 16 giờ 40 phút
 Đáp số: 16 giờ 40 phút
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về xem lại bài vàchuẩn bị bài Chia số đo thời gian.
Tiếng việt
Luyện tập kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I. Mục tiêu: HS kể lại bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết dân tộc.
- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- GD ý thức hiếu học, đoàn kết cho HS.
II. Chuẩn bị: 1 câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết dân tộc.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Tìm hiểu đề
 Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền truyền thống dân tộc.
- 2 HS đọc đề bài ; GV gạch chân dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, truyền thống hiếu học, truyền thồng đoàn kết.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. VD: em sẽ kể câu chuyện Nghĩa thầy trò,…
b. Kể chuyện trong nhóm
- HS kể chuyện theo nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV có thể gợi ý HS trả lời các câu hỏi để nêu ý nghĩa câu chuyện:
 + Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất? 
 + Hành động nào trong truyện làm em nhớ nhất?
 + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Em hiểu điều gì qua câu chuyện?
c. Thi kể chuyện trước lớp
- Gọi vài HS thi kể trước lớp. Mỗi HS kể xong đều phải nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
2. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, đấnh giá tiết học.
- HS về kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Truyền thống
I. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống và mở rộng vốn từ về truyền thống dân tộc.
- HS vận dụng để làm các bài tập
- GD ý thức bảo vệ và phát huy truyền thồng dân tộc.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1. Tiếng "truyền" nào trong các từ ngữ sau có nghĩa là "để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường là thế hệ sau" :
 a) truyền nghề
 b) truyền ngôi
c) truyền thụ
d) truyền hình
Bài 2. Những từ ngữ nào dưới đây có nghĩa đi ngược với nghĩa của truyền thống?
 a) lố lăng
 b) nền nã
c) lai căng
d) cổ xưa
Bài 3. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ sự phù hợp với truyền thống:
 a) Bản sắc dân tộc
 b) vốn cổ
c) ngoại lai
d) học đòi
Bài 4. Đặt câu với các từ vừa tìm được ở 3 bài tập trên.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1, 2, 3 gọi HS trả lời, HS khác nhận xét và chữa.
- Bài 4: 2 hs lên bảng thi đặt câu. HS khác nhận xét và chữa bài.
 VD: Bác ấy truyền nghề làm đồ gốm cho con cháu.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, tự tìm thêm 1 số từ về truyền thống và rèn kĩ năng đặt câu.
_________________________________
Tiếng việt
Luyện viết chính tả (Nghe viết)
I. Mục tiêu: Luyện viết đoạn 2 trong bài Hội thi thổi cơm (Từ Hội thi bắt đầu đến thổi cơm).
- HS làm bài tập chính tả Viết đúng danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí nức ngoài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Luyện viết chính tả
- 1 HS đọc đoạn viết, cả lớp đọc thầm và nêu nội dung đoạn viết (kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm và những công việc chuẩn bị cho việc nấu cơm.)
- HS đọc bài viết và tìm những từ ngữ dễ viết sai chính tả và luyện viết.
	VD: lấy lửa, tiếng trống, bóng nhẫy, tre già, giã thóc, giần sàn,…
- GV đọc bài cho HS viết. Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi,…
- GV đọc cho HS soát lỗi và chấm một số bài, nhận xét chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Hoạt dộng 2: Làm bài tập chính tả
Bài 1. Tìm và viết lại 5 tên người và 5 tên địa lí nước ngoài.
Bài 2. Nêu cách viết các từ đó.
- HS tự làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài 1.
	VD: Lê-nin, Lu-i Pa-xtơ,…
- Bài 2 gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài chỉ viết hoa các chữ cái đầu mỗi bộ phận và giữa các tiếng trong các bộ phận có gạch nối. Những tiếng nước ngoài phiên âm viết hoa như tên riêng Việt Nam).
3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về viết lại bài viết chính tả.
______________________________________
Toán
Luyện tập chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu: Củng cố cách chia số đo thời gian cho một số.
- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán- Tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách nhân số đo thời gian với một số.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 56; 57.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở theo mẫu. 4 HS làm trên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng.
- GV lưu ý HS yếu cách thực hiện phép tính.
	Củng cố chia số đo thời gian cho một số.
Bài 2: GV ghi phép tính mẫu lên bảng và hướng dẫn HS cách chia.
- 4 HS lên bảng làm bài. GV lưu ý cho HS cách đổi đơn vị đo và thục hiện phép chia.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
	Củng cố cách chia số đo thời gian cho một số.
Bài 3: 1 HS đọc BT, cả lớp đọc thầm và làm vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét và chữa bài trên bảng. GV chốt lời giải đúng.
Bài giải
	Thời gian người đó làm xong 6 sản phẩm là:
	11 giờ - 8 giờ = 3 giờ
	TB người đó làm xong 1 sản phẩm hết số thời gian là:
	3 giờ : 6 = 0,5 giờ
	Đáp số: 0,5 giờ
C. Củng cố, dặn dò: GV hệ thống nội dung của bài.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và ôn tập chuẩn bị thi giữa HKII.
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Toán
Luyện tập về vận tốc
I. Mục tiêu: Củng cố cách tính vận tốc của một chuyển động.
- Vận dụng để làm các bài tập về vận tốc.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 63; 64.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng. GV chốt lời giải đúng,
	Đáp số: 60km / giờ
Bài 2: HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đổi vở cho nhau kiểm tra.
- Gọi 2 HS trình bày bài giải. HS nhận xét bài trên bảng.
	Đáp số: 4,2km / giờ
Bài 3: HS đọc bài và làm vào vở. GV hỏi : Muốn tìm được vận tốc của xe máy ta làm thế nào?
- GV gợi ý HS yếu đổi 8 giờ 15 phút = 8,25 giờ, sau đó mới thực hiện cách giải BT.
- Gọi i HS khá lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải
	Đổi 8 giờ 15 phút = 8,25 giờ
	Thời gian xe máy đi được 73,5km là: 10 giờ - 8,25 giờ = 1,75 giờ
	Vận tốc của xe máy là: 73, 5 : 1,75 = 42 (km / giờ)
	 Đáp số: 42km / giờ
Bài 4: HS đọc bài và tự làm vào vở. 1 HS khá làm bài trên bảng.
- HS nhận xét và chữa bài.
- Gợi ý HS yếu đổi 2 phút 5 giây = 125 giây
- Vận tốc chạy của vận động viên đó là: 800 : 125 = 6,4 (m / giây)
	Đáp số: 6,4m / giây
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa HKII.
____________________________________
Tiếng việt
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
I. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng. HS làm bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1. Viết lại đoạn văn sau bằng cách dùng những từ thay thế từ chó khi cần thiết để tránh lặp lại.
	Mũi của chó hết sức nhạy cảm, nó có thể phân biệt được khoảng 15000 mùi khác nhau, trong khi mũi người chỉ có thể phân biệt được khoảng 12000 mùi. Mắt của chó rất tinh, có thể nhìn được đêm tối. Tai của chó săn có thể nghe và phân biệt các tiếng động có tần số âm khác nhau từ khoảng cách 1000 - 15000m ở cuối hướng gió. Dưới bàn chân chó có một lớp đệm dày bằng mô liên kết cũng như mèo, giúp chó di chuyển săn mồi không phát ra tiếng động. Giống chó chạy nhanh được ưa chuộng như chó đốmcó gốc từ Đan Mạch có thể chạy vượt rào với vận tốc 60km/ giờ.
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu. (HS khá, giỏi)
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: HS làm trên bảng. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bài 2: HS yếu chỉ yêu cầu viết 2- 3 câu.
 + Gọi 2 HS khá đọc bài làm. GV nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa HKI.
	 Ngày tháng năm 2012
	(Họ, tên và chữ ký của người duyệt)
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng giải các BT có nội dung thực tế.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT toán- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr. 59; 60.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS một ý.
- HS nhận xét bài trên bảng; GV chốt lại kết quả đúng.
	Củng cố cộng, trừ số đo thời gian.
Bài 2: HS tự làm vào vở. 4 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- GV gợi ý HS yếu cách c

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc
Giáo án liên quan