Giáo án lớp 5 - Tuần 25 năm 2012

I. Mục tiêu: Củng cố cách tính Sxq, Stp, V của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Rèn kĩ năng giải toán cho HS.

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu công thức tính Sxq, Stp, V của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

B. Luyện tập

1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV ghi BT lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu và làm vào vở.

- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.

Bài 1. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8dm; chiều rộng 4,dm; chiều cao 3,dm.

Bài 2. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương có cạnh 6,5cm.

Bài 3 (HS khá, giỏi). Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,4m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước của hình hộp chữ nhật đó.

a) Tính thể tích của mỗi hình trên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 25 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa kì II.
Toán
Tự kiểm tra
I. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về tỉ số phần trăm, về các bài toán tính diện tích của hình tam giác, thể tích của hình hộp chữ nhật, cách nhận biết các hình đã học.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Tự làm bài kiểm tra
- HS mở vở BTT- Tr46 và tự làm bài.
- GV quan sát, Giúp đỡ HS làm bài.
2.Hoạt động 2: Chữa bài
- Phần 1: Gọi 1 số HS trả lời, GV ghi đáp án lên bảng.
 + HS nhận xét, GV chốt lại đáp án đúng.
	Đáp án: 1- B ; 2- D ; 3-B ; 4-B 
- Phần 2: Bài 1 gọi HS nêu tên từng hình; HS khác nhận xét, chữa,
 + Thứ tự các hình: Hình hộp chữ nhật, hình tròn, hình trụ, hình thang, hình thanh, hình cầu, hình lập phương.
 + Bài 2: 1 HS làm bài trên bảng. HS nhận xét, chữa.
Bài giải
	Thể tích của bể cá là: 25 x 40 x 50 = 50000 (cm3)
	Đổi 50000cm3 = 50dm3 = 50 lít
	Hiện nay trong bể có chứa số lít nước là: 50 : 4 = 12,5 (lít)
	95 % thể tích của bể chứa số lít nước là: 50 : 100 x 95 = 47,5 (lít)
	Phải đổ thêm vào bể số lít nước để 95 % thể tích của bể có chứa nước là;
	47,5 - 12,5 = 35 (lít)
	Đáp số: 35 lít nước
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và thu vở chấm.
Biểu điểm
	Phần 1 (4 điểm): Mỗi bài đúng cho 1 điểm.
	Phần 2 (6 diểm): Bài 1 (2 điểm); Bài 2 (4 điểm)
____________________________________
Tiếng việt
Ôn tập tả đồ vật
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ vật.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu để viết 1 bài văn hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- GDHS tính tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
B. Bài mới
	Đề bài: Tả quyển sách Tiếng việt-Tập 2 của em.
1. Tìm hiểu đề bài
- Gọi 2 HS đọc đề bài, GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- GV gạch dưới các từ: Tả quyển sách Tiếng việt- Tập 2
2. Lập dàn ý
- HS tự lập dàn ý vào vở nháp, GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Gọi 2 HS đọc dàn ý.
 * Mở bài: Giới thiệu quyển sách Tiếng việt- Tập 2 của em. (Em có quyển sách khi nào hoặc được ai mua cho…)
 * Thân bài:
- Tả bao quát: Hình dáng, kích thước của quyển sách,…
- Tả từng bộ phận: bìa sách được trang trí như thế nào?, cách sắp xếp các bài trong sách,…
- Công dụng, ích lợi của sách.
 * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em hoặc tình cảm của em đối với sách.
3. HS viết bài
- HS tự làm bài vào vở.
- GV nhắc HS cách dùng từ khi diễn đạt câu, lưu ý chấm câu khi đã đủ ý, …
- Gọi 2 HS khá trình bày bài viết. GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và thu vở chấm.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Luyện tập liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Mục tiêu: Củng cố cách liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
- HS biết sử dụng để làm các bài tập.
II. Chuẩn bị: Vở tiếng việt buổi chiều. SGK- Tiếng việt 5. Tập 2
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: 2 hS nhắc lại ghi nhớ của bài.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở,
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Gạch dưới những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn sau:
 Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Bài 2. 	Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả một đồ dùng học tập của em, trong đoạn văn đó có sư dụng các từ lặp lại để liên kết câu. (HS khá giỏi)
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: gọi 1 HS lên bảng làm, hs khác nhận xét, chữa bài.
	Đáp án: những đám mây- những đám mây; gió- gió.
- Bài 2: 1 HS khá viết trên bảng phụ. HS khác viết vào vở.
 + HS yếu chỉ yêu cầu các em viết 2-3 câu.
 + HS treo bảng phụ lên bảng. GV và cảc lớp nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS làm tiếp bài 2 (nếu chưa xong)
_________________________________
Tiếng việt
Ôn tập tả đồ vật
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cách viết một bài văn tả đồ vật.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
 B. Ôn tập
 Đề bài: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
1. Tìm hiểu đề bài
- 2 HS đọc đề bài, GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- GV gạch dưới các từ ngữ: một đồ vật trong nhà, yêu thích.
2. Lập dàn ý
- HS tự lập dàn ý vào vở nháp. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 1 vài HS đọc dàn ý, GV nhận xét bổ sung.
Dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả. (đồ vật đó là đồ vật gì, có từ khi nào?,…)
* Thân bài: - Tả bao quát: hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc,…
- Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật.
- Tả công dụng hoặc ích lợi của đồ vật.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc tình cảm đối với đồ vật.
3. HS viết bài
- HS dựa vào dàn ý và viết bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu viết bài.
- GV nhắc HS chú ý cách dùng từ, diễn đạt câu và viết đủ 3 phần của bài văn.
- 2 HS khá đọc bài viết. GV nhận xét góp ý. 
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và thu bài chấm.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị KT giữa HKII.
______________________________________
Toán
Luyện tập bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu: Củng cố các đơn vị đo thời gian, MQH giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và cách viết số La Mã.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr49; 50.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở. Gv kẻ vào bảng.
- GV gợi ý cách tính thế kỉ: Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (thế kỉ I)
 + Từ năm 101 đến năm 200 thuộc thế kỉ thứ hai (TK II).
- 1 HS làm bài trên bảng. HS khác nhận xét, chữa.
	Củng cố cách viết các số La Mã.
Bài 2: HS tự làm vào vở. Gọi HS nhắc lại MQH giữa giờ- phút, phút- giây, giờ- giây.
- 2 HS làm trên bảng, mỗi HS làm 1 cột.
- GV, HS nhận xét và chữa bài.
	Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị: giờ, phút, giây.
Bài 3: HS nêu MQH giữa các đơn vị ngày- giờ, năm- tháng, thế kỉ- năm.
- HS làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên bảng.
- GV gợi ý HS yếu cách làm. VD: 4 ngày = … giờ.
 Vì 1 ngày = 24 giờ nên 4 ngày = 4 x 24 = 96 (giờ) 4 ngày = 96 giờ
- HS nhận xét và chữa bài trên bảng.
	Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị: ngày, giờ, năm ,tháng, thế kỉ.
C. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại ND của bài,
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bảng đơn vị đo thời gian và MQH giữa các đơn vị đo thời gian.
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Toán
Luyện tập về cộng, trừ số đo thời gian
I. Mục tiêu: Củng cố cách cộng, trừ số đo thời gian và MQH giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian và giải các bài toán liên quan.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 53; 54.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở. GV gợi ý HS yếu cách đổi.
VD: 1giờ = …phút. Đổi 1giờ = 1,5 giờ. 1,5 x 60 = 90 (phút)
 1giờ = 90 phút
	Củng cố MQH giữa các đơn vị: giờ- phút, phút- giây.
Bài 2: HS tự làm vào vở. 4 HS làm trên bảng.
- GV hướng dẫn HS yếu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo.
- HS nhận xét bài làm trên bảng và nêu cách làm.
	Củng cố cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Bài 3: HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- GV lưu ý cho HS yếu phần đổi đơn vị đo và cách đặt tính.
VD: 30 năm 2 tháng - 8 năm 8 tháng hay 29 năm 14 tháng
 8 năm 8 tháng 
 Củng cố cách thực hiện phép trừ số đo thời gian. 
Bài 4: 1 HS đọc bài tập, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét bài trên bảng và chữa bài.
	 Đáp số: 2 giờ 20 phút
 Củng cố cách giải toán có liên quan đến phép công và trừ số đo thời gian.
Tiếng việt
Luyện tập liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Mục tiêu: Củng cố cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài luyện tập.
- HS: sách, vở để làm các bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: 2 HS nhắc lại ghi nhớ của bài.
B. Luyện tập
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- Gv quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:
Cách giáo dục con cái của người Do Thái
Em bé mới được 3 tuổi được cha bồng lên cho đứng trên một cái đụn cát. Rồi người cha giơ tay vẫy, bảo em nhảy xuống. Đứa trẻ nhiều lần đã được chơi với mẹ cha trên đống cát nên nó nhảy xuống ngay. Nhưng khác với mọi lần, lần này nó nhảy xuống chẳng được ai đỡ cả. Cậu bé đáng thương ngã nhào ra và kêu khóc ầm ĩ. Bà mẹ đứng cạnh đấy nhưng không tỏ thái độ gì. Một lúc sau bà nói với đứa con: "Con thân yêu, bố không đỡ con à !" Có người sẽ coi những hành động này là bình thường. Nhưng với người Do Thái, thì đó là một trong những cách giáo dục trẻ con về bản lĩnh, về tính không ỷ lại. Đứa trẻ sớm nhận thấy rằng, để sống được người ta chỉ có thể tin vào chính bản thân chứ không thể dựa dẫm vào ai khác. Thanh niên Do Thái, sau 18 tuổihầu như đều có khả năng sống tự lập chính là vì thế.
a) Đoạn văn nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
b) Hãy thử thay các từ ngữ này bằng từ ngữ tùy chọn khác rồi đọc đoạn văn. Em có nhận xét gì về đoạn văn sau khi đã thay bằng các từ ngữ mới?
Bài 2. Điền TN thích hợp dùng để thay thế cho các từ gạch chân trong các câu sau:
a) Cú không có tổ, ...phải sống nhờ tổ của các loài khác.
b) Lan chẳng những học giỏi mà ….hát cũng hay.
c) Dũng rất chăm học nên….được cô giáo khen.
Bài 3

File đính kèm:

  • docTuan 25.doc