Giáo án lớp 5 tuần 21 năm 2013 - 2014

I. Mục đích, yêu cầu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

- Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).

- Tư duy sáng tạo.

III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Đọc sáng tạo.

- Gợi tìm.

- Trao đổi, thảo luận.

- Tự bộc lộ (bày tỏ sự cảm phục Giang Văn Minh; nhận thức của mình ).

IV. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK.

 - Bảng phụ viết đoạn: Chờ rất lâu đến mang lễ vật sang cúng giỗ.

V. Hoạt động dạy học

 

doc36 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 21 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
	- Làm được BT3a/b. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm viết BT3a/b.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Viết lại những từ viết sai trong bài chính tả Cánh cam lạc mẹ.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ nghe để viết đúng bài chính tả Trí dũng song toàn với hình thức văn xuôi, đồng thời luyện viết đúng các tiếng có chứa âm r/d/gi hoặc có thanh hỏi/ngã.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nghe - viết 
- Đọc bài Trí dũng song toàn đoạn từ Thấy sứ thần Việt Nam đến … hết.
- Yêu cầu nêu nội dung của bài.
- Yêu cầu đọc thầm bài chính tả, chú ý cách trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong ngoặc kép, những chữ cần viết hoa, những từ dễ viết sai, những từ ngữ khó và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức bài văn xuôi.
- Yêu cầu HS gấp sách, đọc từng câu, từng cụm từ với giọng rõ ràng, phát âm chính xác.
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 3a 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3a.
 + Yêu cầu đọc thầm và làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
- Bài tập 3b 
 + Nêu yêu cầu bài tập 3.
 + Tổ chức trò chơi "Tiếp sức":
 . Treo bảng nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu ghi những chữ có gạch chân thanh hỏi hoặc thanh ngã.
 . Nhóm cử đại diện tham gia trò chơi.
 + Yêu cầu đọc lại mẫu chuyện sau khi đã điền xong.
 + Nhận xét, tuyên dương nhóm điền nhanh và đúng. 
4/ Củng cố 
- Gọi học sinh lên viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả vừa viết.
Nhận xét sửa chữa.
 - GDHS:Ở địa phương ta, đa phần người dân nói những tiếng có âm đầu gi thành d. Để viết đúng những tiếng có âm đầu gi hoặc d, các em phải hiểu nghĩa của từ và thường xuyên luyện tập phát âm đúng những tiếng có âm đầu gi hoặc d.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại BT vào vở và viết lại nhiều lần cho đúng những từ ngữ đã viết sai.
- Đọc trước bài Hà Nội để chuẩn bị viết chính tả nghe - viết.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Lắng nghe đồng thời theo dõi SGK.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Thực hiện theo yêu cầu đồng thời nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp.
- Chú ý.
- Gấp SGK và viết theo tốc độ quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- Xác định yêu cầu.
- Tham gia trò chơi theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
HS lên bảng viết.
Chú ý theo dõi.
Ngày dạy: Thứ tư, 15-01-2014
TẬP ĐỌC
Tiếng rao đêm
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm, cứu người của anh thương binh.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK; HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ viết đoạn: Rồi từ trong nhà đến … thì ra là cái chân gỗ.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài Trí dũng song toàn và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Tiếng rao của người bán hàng rong sẽ đem lại cho mỗi người một tâm trạng riêng. Các em sẽ tìm hiểu về người bán hàng rong qua bài Tiếng rao đêm.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu chia đoạn bài văn. 
- Bài văn chia 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến … nghe buồn não ruột.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến … khói bụi mịt mù.
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến … thì ra là cái chân gỗ.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:
 + Đám cháy xảy ra vào lúc nào ?
+ Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm. 
 + Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ?
+ Người bán bánh giò.
 + Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
+ Là một thương bình chỉ còn một chân nhưng có hành động cao thượng: xả thân cứu người trong đám cháy.
 + Chi tiết nào trong truyện gây bất ngờ cho người đọc ?
+ Bất ngờ phát hiện ra người bán bành giò là một thương binh khi cấp cứu cho anh.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người công dân trong cuộc sống?
- Nhận xét và chốt ý sao mỗi câu trả lời.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn đọc: giọng đọc trầm buồn ở đoạn đầu; căng thẳng, dồn dập ở đoạn tả đám cháy; giọng trầm, buồn ở đoạn cuối. Đọc giọng tự nhiên ờ các tiếng kêu, la, rao.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Là một thương binh với cuộc sống đời thường, bán bành giò nhưng với ý thức của người công dân, anh thương binh đã có nghĩa cử cao thượng: xả thân cứu người trong hoạn nạn. Một hành động đáng trân trọng.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Lập làng giữ biển.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm chú giải và nêu những từ ngữ cần giải đáp.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời 
 Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
Lớp nhận xét sủng sung từng câu trả lời.
 + HS khá giỏi tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý.
- 4 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
- Lắng nghe.
- Các đối tượng xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài Ca ngợi hành động dũng cảm, cứu người của anh thương binh.
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
*******
I. Mục đích, yêu cầu
 Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). 
- Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trao đổi cùng bạn để góp ý cho chương trình (mỗi học sinh tự viết).
- Đối thoại (với các thuyết trình viên về chương trình đã lập).
IV. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động và tiêu chẩu đánh giá chương trình hoạt động. 
- Bảng nhóm. 
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS:
 + Nêu tác dụng và cấu tạo của chương trình hoạt động.
 + Đọc lại chương trình hoạt động đã viết lại ở nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Lập chương trình hoạt động sẽ giúp các em rèn kĩ năng lập được một chương trình hoạt động tập thể.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn lập chương trình hoạt động 
- Tìm hiểu yêu cầu đề: 
 + Ghi bảng đề bài và gọi HS đọc yêu cầu. 
 + Gợi ý: Với 5 hoạt động đã cho, các em chỉ chọn 1 hoạt động để lập chương trình.
 + Yêu cầu giới thiệu hoạt động được chọn để lập chương trình.
 + Treo bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
- Lập chương trình hoạt động: 
 + Nhắc nhở: Khi lập chương trình hoạt động, các em chỉ ghi ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
 + Yêu cầu lập chương trình hoạt động vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Treo bảng phụ viết tiêu chẩu đánh giá chương trình hoạt động và hướng dẫn cách nhận xét. 
 + Yêu cầu trình bày chương trình đã lập.
 + Nhận xét và giữ lại một chương trình hoạt động để chỉnh sửa và bổ sung cho hoàn chỉnh.
KNS: Giáo dục học sinh có ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại tác dụng và cấu tạo của chương trình hoạt động.
- Vận dụng kiến thức đã học về chương trình hoạt động, các em sẽ lập được chương trình hoạt động tập thể. 
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chương trình hoạt động đã lập chưa hoàn chỉnh, lập lại ở nhà cho hoàn chỉnh vào vở.
- Xem lại cấu tạo của bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết Trả bài kiểm tra.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau đọc và chú ý.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét và góp ý.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
TOÁN
Luyện tập chung
*****
I. Mục tiêu
- Biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học (BT1); vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế (BT3).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình vẽ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học đồng thời vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế qua các bài tập thực hành của tiết Luyện tập chung. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
- Bài 1 : Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Hỗ trợ:
 . Yêu cầu nêu công thức tính diện tích hình tam giác. 
 . Dựa vào thành phần chưa biết để tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác.
+ Hướng dẫn và ghi bảng:
S = a h : 2
 S 2 = a h
 a = S 2 : h
 + Dựa vào công thức vừa tìm được

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_5_tuan_21_nam_2013__2014.doc